Môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học được tách thành 2 môn riêng, đánh giá riêng
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất cầu thị, có đính chính về môn Tin học, Công nghệ ở tiểu học, rất mong Bộ xem xét thấu đáo các môn tích hợp ở THCS.
Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 xuất hiện môn tích hợp ở cấp tiểu học (Tin học và Công nghệ, Nghệ thuật); ở cấp trung học cơ sở (Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Nghệ thuật,…) nhận được sự quan tâm rất lớn của đội ngũ giáo viên cả nước.
Việc thay đổi từ đơn môn thành môn tích hợp không chỉ đơn thuần là ghép môn mà còn liên quan đến việc đào tạo, bồi dưỡng để trở thành giáo viên giảng dạy được 2-3 phân môn và quan trọng là nhiều dấu hỏi về chất lượng bồi dưỡng khi giáo viên vài chục năm học đơn môn nhưng chỉ bồi dưỡng vài tháng sẽ có chứng chỉ tích hợp dạy được 2-3 phân môn.
Môn Tin học và Công nghệ sẽ thành 2 môn Tin học, Công nghệ riêng, kiểm tra đánh giá riêng
Ở cấp tiểu học, môn tích hợp Tin học và Công nghệ đã được tách thành 2 môn Tin học, Công nghệ
Quyết định 2904/QĐ-BGDĐT ngày 07/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đính chính Phụ lục 1, Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Nội dung điều chỉnh như sau:
“1. Tại dòng thứ 7, mục 1. Các môn học và hoạt động giáo dục (trang 4), Phụ lục 1 Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT đã in là: “Tin học và Công nghệ”. Nay bỏ cụm từ “Tin học và Công nghệ” và sửa lại như sau: Chia dòng thứ 7 này thành 02 dòng, tại mỗi dòng tương ứng với cột “Môn học và hoạt động giáo dục” ghi lần lượt như sau: “Tin học và Công nghệ (Tin học)” và “Tin học và Công nghệ (Công nghệ)”.
2. Tại cột “Môn học và hoạt động giáo dục”, mẫu 4 và mẫu 7, Phụ lục 2 Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT đã in cột “Tin học và Công nghệ”. Nay sửa lại tên cột này là “Tin học và Công nghệ (Tin học)” và bổ sung cột “Tin học và Công nghệ (Công nghệ)”.
3. Tại cột “Môn học và hoạt động giáo dục”, mẫu 5 và mẫu 8, Phụ lục 2 Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT đã in cột “Tin học-Công nghệ”. Nay sửa lại tên cột này là “Tin học và Công nghệ (Tin học)” và bổ sung cột “Tin học và Công nghệ (Công nghệ)” gồm 02 cột thành phần là “Mức đạt được” và “Điểm KTĐK”.
4. Tại cột “Môn học và hoạt động giáo dục”, mẫu 6 và mẫu 9, Phụ lục 2 Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT đã in cột “TH-CN”. Nay sửa lại tên cột này là “Tin học và Công nghệ (Tin học)” và bổ sung cột “Tin học và Công nghệ (Công nghệ)” gồm 02 cột thành phần là “Mức đạt được” và “Điểm KTĐK”
Theo đó, đính chính trong học bạ và bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục giữa kỳ, cuối học kỳ I, cuối năm học: môn Tin học và Công nghệ sẽ được tách thành 2 phần riêng biệt như 2 môn độc lập: Tin học và Công nghệ (Tin học); Tin học và Công nghệ (Công nghệ). Môn TIn học, Công nghệ sẽ có bài kiểm tra định kỳ riêng (Mức đạt được; Điểm kiểm tra định kỳ).
Thực tế, môn Tin học và Công nghệ ở lớp 3 năm học này được viết ở 2 quyển sách riêng, nhưng trước đây chung một môn nên gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, đánh giá, nhận xét, khi 2 giáo viên cùng dạy 1 môn, cùng nhận xét,…nên việc tách nó thành 2 môn Tin học, Công nghệ theo Quyết định 2904 của Bộ Giáo dục và Đào tạo là kịp thời, hợp lý.
Video đang HOT
Như vậy, với đính chính và điều chỉnh trên, môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học xem như trở thành 2 môn riêng, kiểm tra, đánh giá riêng.
Đây cũng là niềm vui với giáo viên đơn môn, không còn tình trạng 2 thầy cùng cho điểm, đánh giá một học sinh, có thể họ sẽ không phải đi học chứng chỉ Tin học và Công nghệ để được giảng dạy môn trên theo Quyết định 2453/QĐ-BGDĐT ban hành chương trình bồi dưỡng giáo viên Tin học dạy môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học từ 20-28 tín chỉ (tùy theo đối tượng).
Rất cảm ơn Bộ Giáo dục có những điều chỉnh kịp thời, phù hợp, giảm áp lực lớn cho giáo viên tiểu học.
Ở lớp 3 Chương trình mới, môn Tin học, Công nghệ thiết kế trên 2 sách khác nhau. Ảnh chụp bìa Bộ sách Cánh Diều
Để gỡ khó, môn tích hợp ở trung học cơ sở nên được điều chỉnh thế nào?
Đối với cấp trung học cơ sở, bản thân người viết cũng rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm, xem xét trả về tên môn học Âm nhạc, Mĩ thuật (hiện nay là môn Nghệ thuật); môn Lịch sử, Địa lý (hiện nay là môn Lịch sử và Địa lý gồm 2 phần tách biệt); môn Vật lý, Hóa học, Sinh học (hiện nay là môn Khoa học tự nhiên) trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Sách giáo khoa thiết kế kiểu ghép môn, các môn trên khi thực hiện gồm các phần riêng biệt, tách rời nhau, nếu gom thành 1 môn sẽ rất khó có giáo viên đảm nhận theo nguyên tắc biết 10 dạy 01 và quan trọng là sẽ tốn lượng kinh phí vô cùng lớn để bồi dưỡng giáo viên tích hợp (có thể từ ngân sách hoặc do cá nhân tự đóng góp).
Do việc đào tạo giáo viên đơn môn để giảng dạy các môn tích hợp theo các Quyết định 2454, 2455 của Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp nhiều vướng mắc về thời gian đào tạo, kinh phí bồi dưỡng, giáo viên sau khi có chứng chỉ liệu có đủ khả năng để đảm nhận cả 2-3 phân môn,…nên hiện nay con số giáo viên có chứng chỉ tích hợp rất ít.
Đa số, tại nhiều địa phương đang diễn ra tình trạng 2-3 thầy một sách, không ai chịu trách nhiệm, “cha chung không ai khóc”,…
Một bất cập rất lớn khi 2-3 thầy cùng dạy chung một môn đó là bất cập, rối rắm khi 2-3 thầy phải vào chung một cột điểm, 2-3 thầy cùng ra 1 đề kiểm tra chung gồm 2-3 phần, đến khi chấm kiểm tra lại phải 2-3 người chấm và phải có thêm 1 người tổng hợp điểm, việc vào điểm phần mềm, nhận xét, cách sử dụng sổ điểm cá nhân,… vô cùng phức tạp, bất hợp lý.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất cầu thị, có đính chính và điều chỉnh về môn Tin học, Công nghệ ở tiểu học thành 2 môn riêng, kiểm tra đánh giá riêng nên rất mong Bộ xem xét thấu đáo các môn tích hợp ở cấp trung học cơ sở, các phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý được gọi là các môn hay phân môn riêng biệt, có phần kiểm tra, đánh giá riêng.
Tài liệu tham khảo:
https://luatvietnam.vn/giao-duc/quyet-dinh-2453-qd-bgddt-206144-d1.html
https://luatvietnam.vn/giao-duc/quyet-dinh-2904-qd-bgddt-bo-giao-duc-va-dao-tao-231382-d1.html
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên đang trực tiếp dạy môn tích hợp: 'Thực sự chúng tôi đang rất khổ!'
Giáo viên dạy môn tích hợp đang quay cuồng với sự thay đổi của chương trình cũng như việc sắp xếp thời khóa biểu, kiểm tra và đánh giá học sinh.
Năm học 2022 - 2023 là năm thứ hai cấp trung học cơ sở thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Dù đã có 1 năm kinh nghiệm triển khai đối với khối lớp 6 nhưng đến năm học này, các trường vẫn không khỏi loay hoay trong việc bố trí giáo viên dạy môn tích hợp Khoa học tự nhiên (gồm 3 phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học); Lịch sử và Địa lí (gồm 2 phân môn Lịch sử và Địa Lí) đối với lớp 7.
Không riêng các nhà trường khó khăn trong việc bố trí đội ngũ mà người trực tiếp thực hiện giảng dạy môn tích hợp là giáo viên cũng vấp phải không ít khó khăn.
Khi bước sang năm thứ 2 triển khai dạy học môn tích hợp, nhiều giáo viên đang dạy môn tích hợp Lịch sử và Địa lí chia sẻ bản thân đang xoay sở với một số điểm trùng lặp, bất cập trong nội dung chương trình, với việc sắp xếp thời khóa biểu, chất lượng giảng dạy cũng như việc kiểm tra, đánh giá học sinh.
Cô P.N.T, giáo viên môn Lịch sử của một trường trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng chia sẻ: "Thực chất môn học này là 2 phân môn khác nhau được ghép lại trong một quyển sách với nửa đầu là môn Lịch sử và nửa sau là môn Địa lí nhưng quá trình thực hiện chương trình lại yêu cầu giảng dạy song song vì lý do có những nội dung của môn Lịch sử liên quan đến Địa lí.
Tuy nhiên, tôi thấy rằng chỉ có một số nội dung liên quan đến nhau và chương trình còn có sự trùng lặp kiến thức giữa 2 phân môn được tích hợp thể hiện trong các chủ đề "Các cuộc phát kiến địa lí" và "Đô thị lịch sử và hiện tại".
Ví dụ trong chủ đề "Các cuộc phát kiến địa lí" của môn Địa lí có một số nội dung liên quan đến Lịch sử nhưng đồng thời có sự trùng lặp tương tự ở chương trình phân môn Lịch sử.
Ở 2 phân môn đều thể hiện được việc trình bày các cuộc phát kiến địa lí, tác động và hệ quả của các cuộc phát kiến đến kinh tế, xã hội; chứng minh được trái đất hình tròn, khám phá những vùng đất mới, con đường mới mở ra thời kỳ toàn cầu hóa về sự trao đổi văn hóa, cây trồng, vật nuôi giữa các châu lục;...
Đó là tác động hay hệ quả tích cực ở trong phân môn Lịch sử mà chủ đề này đã nêu. Tuy nhiên, lại có những kiến thức trùng lặp với phân môn Lịch sử ở bài 2 bộ sách Chân trời sáng tạo và Cánh diều.
Vấn đề thứ hai là việc chuẩn bị bài của học sinh, hai phân môn khác nhau mà lại dạy song song nên có trường yêu cầu học sinh phải sử dụng quyển vở khác nhau, có trường yêu cầu dùng 1 quyển vở nhưng nửa đầu ghi phân môn Lịch sử, nửa sau ghi môn Địa lí.
Từ đó, dẫn đến tình trạng học sinh mang nhầm vở hoặc ghi nhầm nội dung phân môn.
Thứ ba là việc xây dựng phân phối chương trình và trao quyền chủ động cho các nhà trường. Hiện tại, hai phân môn này song song với thời lượng 3 tiết/tuần.
Như vậy mỗi môn 1,5 tiết/tuần nên có trường xây dựng đảo Lịch sử và Địa lí sau 1 tuần, trường thì sau 2 tuần, có trường sau 4 tuần".
Các thầy cô quay cuồng chạy theo các yêu cầu của môn học tích hợp (Ảnh minh họa: NXBGDVN)
Cô giáo T.N chia sẻ thêm: "Về xây dựng và phối chương trình, giáo viên đã chuẩn bị xong từ tháng 8 nhưng khi thực hiện chuyển đổi số, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các trường đưa kế hoạch giáo dục, kế hoạch thực hiện các hoạt động giáo dục và đặc biệt là phân phối chương trình của cá nhân lên "app ôn luyện".
Tôi rất tán đồng với chủ trương chuyển đổi số nhưng bất cập ở đây là phân phối chương trình đã được lập trình sẵn dạng file excel có mặc định tên bài, số tiết (thứ tự sắp xếp từ nhỏ đến lớn cách nhau bởi một dấu gạch ngang), tuần dạy dự kiến (nếu một bài có nhiều tuần thì cách nhau bởi dấu phẩy).
Nhưng vì hai phân môn khác nhau mà chạy song song nên tiết thứ tự của môn Lịch sử, Địa lý khác nhau.
Như ở trường tôi, tôi sắp xếp môn Lịch sử là 53 tiết (từ thứ tự tiết số 1 đến 53) và Địa lý từ tiết thứ 54 đến 105. Nhưng khi sắp xếp như thế và đưa lên thì hệ thống không nhận.
Buộc chúng tôi phải chuyển sang cách thứ 2 là tách 2 file excel nhưng khi đưa lên thì hệ thống nhận nhưng nhà trường không đồng ý vì như thế là tách ra thành 2 môn khác nhau chứ không phải môn Lịch sử và Địa lý nữa.
Theo đó, chúng tôi lại phải tìm cách thứ 3 là chọn môn Lịch sử và Địa lý. Ví dụ, tuần 1 (tiết 1, 2 là Lịch sử; tiết 3 là Địa lý), tuần 2 (tiết 4 Lịch sử, tiết 5 Địa lý).
Ngoài ra, về kiểm tra đánh giá, hai nội dung khác nhau nhưng một đề kiểm tra với tỷ lệ 50/50, Lịch sử riêng, Địa lý riêng. Điều này rất khó cho cả ban giám hiệu và giáo viên bộ môn".
Cô giáo T.N nhấn mạnh: "Tôi mong các cấp hãy tháo gỡ những khó khăn, bất cập, hạn chế của môn Lịch sử và Địa lý.
Chúng tôi hiện tại đang rất khó khăn khi thực hiện chương trình ghép 2 môn Lịch sử và Địa lý lại với nhau. Thực sự chúng tôi đang rất khổ!".
Đảm bảo 100% học sinh lớp 3 tại TPHCM được học môn tiếng Anh, Tin học Các trường tiểu học tại TPHCM không đủ giáo viên giảng dạy trực tiếp môn tiếng Anh, Tin học có thể ký hợp đồng lao động với giáo viên. Học sinh tiểu học TPHCM trong ngày tựu trường. Môn Tin học và tiếng Anh là môn học bắt buộc từ lớp 3 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, đến...