Môn Tiếng Việt quá tải, học sinh lớp 1 phải “gánh” 9 môn học là quá sức
Nhiều giáo viên cho rằng, chương trình mới lớp 1 năm nay quá tải không chỉ riêng môn Tiếng Việt mà còn nằm ở vấn đề số lượng môn học quá nhiều.
Nhiều môn học chỉ mang ý nghĩa số lượng
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về chương trình mới năm nay, cô H.P – giáo viên Tiểu học tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Chương trình mới quá tải, lịch học của các em kín hết các buổi và không còn thời gian vui chơi”.
Năm học này, trường cô P lựa chọn kết hợp nhiều bộ sách khác nhau, trong đó có môn Toán và Tiếng Việt là nằm trong bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Theo cô P, dù chỉ là những đánh giá ban đầu nhưng chương trình mới thực sự khá nặng và gây khó khăn cho học sinh cũng như giáo viên.
Theo các giáo viên, chương trình mới lớp 1 năm nay quá nhiều môn học (Ảnh: Thanh Tùng)
“Môn học quá nhiều trong khi quỹ thời gian có hạn. Thời gian quy định ở chương trình tiểu học là 35 phút mỗi tiết, riêng môn Tiếng Việt được ưu tiên học 2 tiết liên tiếp.
Giáo viên phải cật lực, cố gắng lắm mới hoàn thành xong bài giảng. Học sinh học hành rất vất vả, đã thế lại không có thời gian vui chơi”, cô P chia sẻ.
Theo quan điểm của cô, đối với học sinh lớp 1, các em chỉ cần học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức và Hoạt động trải nghiệm là đủ.
“Lớp 1 quan trọng nhất là giúp các con đọc thông viết thạo, chỉ khi mục tiêu này đã đạt được thì các con mới có khả năng tiếp thu những kiến thức khác.
Mặc dù có nhiều môn học hay nhưng đưa vào chương trình lớp 1 là chưa phù hợp.
Các môn như Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Anh, Hoạt động trải nghiệm,…bổ sung vào chương trình lớp 1 chỉ mang ý nghĩa về số lượng, còn chất lượng khó mà đạt được”.
Cô P cũng cho rằng với chương trình nặng như vậy, nhiều học sinh có thể phải học thêm cả cuối tuần, không còn thời gian để vui chơi.
Cô T.L, giáo viên Bắc Giang cũng khẳng định chương trình mới lớp 1 nặng hơn về thời lượng, nội dung và cả yêu cầu của chương trình.
“Có một số môn học không cần thiết, ví dụ như Tiếng Anh, trẻ đọc viết tiếng Việt còn rất khó khăn thì các em không tiếp thu nổi.
Môn Tự nhiên và Xã hội không cần thiết phải tăng thời lượng 2 tiết mỗi tuần. Nội dung các môn chồng chéo nên tốn thời gian”.
Video đang HOT
Để chứng minh, cô L chia sẻ 2 môn Hoạt động trải nghiệm và môn Tự nhiên và Xã hội đều có chung nội dung hướng dẫn bé dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc trong nhà.
Cô T.L cũng tâm sự: “Sách giáo khoa chắc chẳng thể thay được nhưng hi vọng sẽ giảm tải về yêu cầu”.
Phải dạy kèm thêm cho các em cuối giờ
Dù 4h30 tiếng trống trường báo hiệu kết thúc buổi học nhưng cô T.N (giáo viên huyện Quản Bạ, Hà Giang) và các cô giáo dạy học sinh lớp 1 vẫn tình nguyện ở lại thêm 30 phút đến 1 giờ để dạy thêm vì “chương trình năm nay khá nặng”.
Cô N chia sẻ: “Ở vùng cao điều kiện học tập của các em vốn đã khó khăn, năm nay lại học đến 8 môn (bắt buộc, môn tiếng Anh tự chọn), chương trình lại nặng nên việc dạy học càng vất vả hơn.
Nặng nhất là chương trình Tiếng Việt, đa số các em không tiếp thu kịp, không đọc nổi.
Cô giáo phải giúp học sinh ôn bảng chữ cái, vừa ghép tiếng, vừa tập viết, tiến độ chương trình nhanh và quá sức với cả cô và trò”.
Ở trường cô N dạy học kết hợp nhiều bộ sách khác nhau, môn Toán nằm trong bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, môn Tiếng Việt thuộc bộ sách Cùng học để phát triển năng lực.
Cô N cũng nhận định số lượng môn học tăng so với chương trình cũ nhưng nội dung lại có nhiều bất cập
“Chương trình năm nay dạy học khó khăn. Môn Tiếng Việt ở tuần thứ 2 đã bắt học sinh đọc hai câu rồi. Tuần thứ 5 đã xuất hiện 8 dòng thơ, mỗi dòng 4 chữ. Học sinh khó mà theo kịp.
Một số môn nội dung có những câu dài, học sinh tất nhiên không thể đọc được. Như môn Đạo đức có bài tập điền từ trong khi học sinh đang còn tập đọc, tập viết”.
Nội dung bài tập trong sách bài tập Đạo Đức bắt học sinh lớp 1 điền từ với những câu văn dài (Ảnh: Giáo viên cung cấp)
Đối với những nội dung môn học chứa những câu dài, quá sức đối với học trò thì cô N sẽ đọc và hỏi lại học sinh. Tuy nhiên, cô N cũng khẳng định học sinh khó tiếp thu được.
“Quá trình tập huấn giáo viên chúng tôi cũng đã đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, câu trả lời nhận được là nhà trường và giáo viên sẽ linh hoạt để dạy học.
Như môn Tiếng Việt, tôi phải dạy học sinh nhận biết chữ cái, tập đọc trên bảng trước, Vì nếu mở sách ra, các con chỉ lật sách để xem hình ảnh, khó nhớ được mặt chữ”.
Nội dung nhiều môn học quá sức với học sinh lớp 1 là vấn đề được nhiều giáo viên phản ánh. Cô H.N – giáo viên tiểu học tại Thanh Hóa cũng chia sẻ rằng:
“Hiện tại, sau 1 buổi học để học sinh hoàn thành bài ngay trên lớp là rất khó.
Các môn Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội các cô phải hướng dẫn gợi mở học sinh trả lời miệng vì các tiếng chứa âm vần đó các con chưa học, cả câu dài các con không đọc nổi.
Nếu không là phải chuyển bài đó lùi vào thời gian sau khi các con đã biết đọc biết viết”.
Cô H.N cũng cho biết, giáo viên dạy Tiếng Anh trong trường cũng than khó với chương trình cho học sinh lớp 1.
Những ngày qua, trên các diễn đàn mạng xã hội, có nhiều dòng chia sẻ về nỗi lòng của giáo viên dạy lớp 1 năm nay.
Đa số các giáo viên đều khẳng định chương trình mới khiến giáo viên gặp nhiều khó khăn trong khi học sinh tiếp thu chậm.
Có giáo viên còn bình luận rằng học sinh phải đọc vẹt với những câu văn dài và học sinh không thể theo kịp tiến độ chương trình năm nay.
TP.HCM sẽ điều chỉnh việc dạy chương trình lớp 1 mới
Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM thừa nhận việc triển khai thực hiện chương trình lớp 1 mới 'có khó khăn' và sẽ điều chỉnh.
Học sinh lớp 1 tại TP.HCM trong ngày khai giảng năm học mới - Ảnh: TỰ TRUNG
Ông Nguyễn Văn Hiếu - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - cho biết như vậy khi nói về chương trình lớp 1 mới tại các trường tiểu học trên địa bàn TP năm học 2020-2021, trong cuộc trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ chiều tối 1-10.
Ông Hiếu nói: "Sở GD-ĐT TP đã đi nắm tình hình thực tế tại một số trường tiểu học về việc thực hiện chương trình lớp 1 mới. Đúng như dư luận phản ánh, khó khăn trong việc triển khai thực hiện chương trình là có thật. Trong số các môn học chỉ có môn tiếng Việt được cho là khó khăn, các môn còn lại thì ổn".
"Nhiều giáo viên phản ánh học sinh lớp 1 năm nay tiếp thu bài chậm hơn học sinh lớp 1 của các năm trước."
Ông Nguyễn Văn Hiếu
* Trong quá trình sở đi thực tế, những khó khăn cụ thể giáo viên phản ánh là gì, thưa ông?
- Nhiều giáo viên phản ánh học sinh lớp 1 năm nay tiếp thu bài chậm hơn học sinh lớp 1 của các năm trước. Nguyên nhân do tình hình dịch bệnh COVID-19 nên học sinh lớp 1 năm nay không đi học lớp mẫu giáo 5-6 tuổi (năm học 2019-2020) được trọn vẹn như mọi năm.
Các trường mầm non trên địa bàn TP cho học sinh nghỉ học suốt mấy tháng, đến giữa tháng 5-2020 mới mở cửa đón học sinh. Nhiều phụ huynh lo ngại dịch bệnh nên cũng không cho con em đến trường.
Cạnh đó, chương trình lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trong học kỳ 2 năm học 2019-2020 chỉ chuyển tải trong hai tháng (thay vì 4,5 tháng) thì cũng không thể đầy đủ và kỹ lưỡng như bình thường. Do vậy, việc cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với các con chữ, bước đầu nhận diện mặt chữ... trước khi vào lớp 1 đã không được thực hiện rốt ráo như mọi năm.
Chưa kể những năm trước học sinh tiểu học ở TP.HCM thường tựu trường vào 15-8, giáo viên lớp 1 sẽ có khoảng hai tuần trước khai giảng để rèn nề nếp học sinh, cho các em tập tô, đồ các nét, các con chữ... Năm nay học sinh tiểu học TP.HCM tựu trường ngày 1-9 nhưng chỉ làm quen với trường, lớp, giáo viên chứ không học trước khai giảng. Ngày 5-9 các em dự lễ khai giảng năm học mới, ngày 7-9 là thực học.
Trên thực tế, nhiều trường đã cho học sinh lớp 1 học chương trình mới ngay, bắt đầu từ âm "a" ngay. Không những thế, ở những lớp học có sĩ số đông thì khó khăn lại khó khăn hơn.
Ông Nguyễn Văn Hiếu
* Vậy giải pháp của sở cho những vấn đề khó khăn này là gì?
- Đầu năm học 2020-2021, Sở GD-ĐT TP đã có hướng dẫn chuyên môn là giao quyền chủ động cho nhà trường, cho giáo viên trong việc thực hiện chương trình.
Tùy vào mức độ tiếp nhận của học sinh lớp mình, giáo viên sẽ điều chỉnh kế hoạch dạy học, nội dung bài dạy cho phù hợp chứ sở không bắt buộc giáo viên phải dạy theo thời lượng số tiết học một cách cứng nhắc.
Có nghĩa là nếu giáo viên thấy học sinh lớp mình tiếp thu bài chưa tốt thì chủ động giãn tiến độ thực hiện chương trình. Có thể đầu năm học tổ bộ môn của trường thống nhất rằng chủ đề A chỉ dạy 1 tiết, nhưng nếu thấy học sinh yếu và chậm thì giáo viên có quyền chủ động tăng thời lượng giảng dạy lên 2 hay 3 tiết.
Dĩ nhiên, tôi cũng được biết hiện một số giáo viên vẫn chưa tự tin, chưa chủ động thực hiện quy định trên. Dự kiến thời gian tới Sở GD-ĐT TP sẽ có hướng dẫn cụ thể hơn, định hướng rõ ràng hơn nhằm giúp giáo viên tự tin thực hiện "quyền" của mình trong giảng dạy.
* Thưa ông, cũng có ý kiến cho rằng học sinh gặp khó khăn trong tuần đầu tiên một phần từ giáo viên?
- Trong văn bản hướng dẫn chuyên môn, sở đã lưu ý các giáo viên không được tạo áp lực cho học sinh. Tôi nhắc thêm là các giáo viên không được chê bai hay phê bình học sinh là "con viết xấu quá" hay "con đọc yếu quá"...
Học sinh lớp 1 mới đi học được vài tuần thì không thể đòi hỏi các em phải đọc bài trôi chảy, suôn sẻ mà phải chấp nhận có những em đọc sai, vấp váp... Giáo viên cũng không thể yêu cầu các em phải viết đúng ô li, viết đẹp và viết nhanh ngay được; phải chấp nhận trong lớp có những em viết tốt, có những em viết còn sai, còn nguệch ngoạc...
Gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh
Tôi yêu cầu các trường tiểu học cần tạo điều kiện cho phụ huynh gặp gỡ, trao đổi với giáo viên mỗi ngày (nếu họ có nhu cầu) để họ trao đổi về việc học tập của con em mình. Với những học sinh tiếp thu bài chưa như mong muốn thì giáo viên cần chủ động mời phụ huynh đến để tư vấn, hướng dẫn họ hỗ trợ con em mình trong quá trình rèn kỹ năng đọc - viết ở nhà.
Ngoài ra, ban giám hiệu các trường tiểu học cũng cần chủ động dự giờ, giúp đỡ giáo viên lớp 1 giải quyết kịp thời những khó khăn mà họ đang đối mặt, nhất là những lớp đông học sinh.
Chương trình lớp 1: Cô giáo và phụ huynh giằng co một đứa trẻ ở cổng trường 'Nếu không quá tải thì tại sao học sinh học đến nay được hơn 20 âm mà 1/2 lớp nhầm âm loạn xị, 1/3 ngọng dấu và âm, 1/3 nhầm dấu sắc/ huyền...', cô giáo dạy lớp 1 tại trường tiểu học quận Hà Đông nói thẳng (Ảnh minh họa: VTC news) Với chương trình lớp 1 mới, trong khi phụ huynh hoang...