Món ngon từ mực: Gỏi râu mực
Gỏi râu mực là một món ngon từ mực của người dân biển. Cách chế biến món gỏi râu mực tuy đơn giản, nhưng muốn râu mềm, giòn, ngon thì cũng cần có chút bí quyết nhỏ.
Nói đến mực chuồng (con mực khơi), người dân chài quê tôi ai cũng biết nó chỉ có giá trị xuất khẩu chứ không có giá trị ẩm thực, bởi loài này vị mặn chát, không ngon, nhất là khi đem phơi khô, con mực trở nên cứng và dai.
Vậy mà những năm gần đây, khi đời sống vật chất được nâng cao, giới “sành nhậu” lại nhàm chán với những “cao lương mĩ vị”, trở về với những món ăn dân dã “cây nhà lá vườn”, họ mới phát hiện ra món gỏi râu mực, lấy từ con mực khơi, lại là món ngon, rất được ưa chuộng.
Gỏi râu mực
Video đang HOT
Thế là cứ mỗi chuyến ra khơi đánh bắt, mặc dù phải luôn đối mặt với sóng to, gió lớn, với công việc khó khăn, vất vả, nhưng người dân nơi đây, ai cũng vui vẻ, lạc quan, vẫn sốt sắng lượm lặt, chắt chiu từng cái râu mực, tranh thủ những ngày tốt nắng mà phơi cho chóng khô, để mang về làm quà biếu, hoặc chế biến chiêu đãi người thân, họ hàng, bè bạn…
Cách chế biến món gỏi tuy đơn giản, nhưng muốn râu mềm, giòn, ngon thì cũng cần có chút bí quyết nhỏ. Vì râu mực vốn cứng và dai nên công đoạn đầu tiên là phải đem ngâm trong nước sạch, cho thêm với ít đá lạnh để chóng mềm. Sau một ngày ngâm nước, vớt râu ra, thái từng đoạn ngắn rồi luộc sơ qua nước sôi, vừa là để chín râu, cũng vừa là để giảm bớt mùi nồng, mặn chát và sạch râu.
Luộc xong, cho vào rổ để ráo nước. Các loại rau và gia vị đều phải chuẩn bị sẵn sàng, như rau thơm, rau quế, rau răm, hành lá, ngò tàu; các loại củ, quả, như chuối chát, hành ta, hành tây; các loại gia vị: ớt, tiêu, tỏi, muối, đường, nước mắm, mì chính, chanh…
Các loại rau, chọn những cọng tươi, rửa sạch, thái những đoạn vừa. Hành tây thái nhỏ, chuối chát thái lát mỏng, ngâm muối cho bớt mủ và thêm phần trắng, tươi.
Bắc chảo dầu, khử hành. Dầu chín, cho râu mực cùng các loại rau, hành tây, chuối chát, các gia vị (với liều lượng) vào trộn đều, rồi tắt bếp. Món gỏi đã hoàn tất.
Để tăng vị béo, thơm, ta cho thêm ít đậu rang. Món này ăn kèm với bánh tráng giòn.
Khi ăn, ta cảm nhận ngay được cái giòn giòn của râu mực, vị cay, thơm của ớt, tiêu và các loại rau, vị beo béo của phụng rang giã nhuyễn, vị chan chát của quả chuối tươi, vị the nồng của hành tây, lại thêm chút mằn mặn của muối, của mắm, chút ngọt thanh của đường. Tất cả như quyện vào nhau tạo nên hương vị mộc mạc, chân chất, dân dã, đậm đà sắc quê của một làng chài hiếu khách.
Gỏi lá Kon Tum
Người ta nói rằng, chưa được thưởng thức gỏi lá tức là bạn chưa được coi là đã đến Kon Tum, đến Tây Nguyên.
Một mâm gỏi lá phải đủ cả sắc lẫn vị.
Gỏi lá Kon Tum được coi là món ăn mang đậm hương vị Tây Nguyên nhất. Sở dĩ gọi tên là "gỏi lá" bởi món ăn này chỉ toàn lá và lá, tôm, thịt lại là yếu tố phụ ăn kèm đưa đẩy vị giác. Cảm giác đầu tiên khi nhà hàng mang gỏi lá ra có lẽ sẽ làm cho người lần đầu ăn choáng ngợp, bởi phủ kín một bàn ăn là một mâm hoặc khay lá xanh mướt mắt.
Gỏi lá là món ăn có thể ăn quanh năm nhưng vẫn có sự khác biệt vào mùa mưa hay mùa khô, bởi số lượng lá nhiều hay ít bị phụ thuộc vào chính thời tiết, khí hậu. Vào mùa khô, mâm gỏi lá chỉ giới hạn trong 30-40 loại lá rừng, vào mùa mưa khi cây cối trong rừng xum xuê cũng là lúc món gỏi lá đa dạng lá ăn kèm nhất, lên đến hơn 60-70 loại.
Sau này, theo thời gian, một số loại cây rừng hiếm có, mâm lá cũng bị gia giảm đi khá nhiều nhưng về cơ bản vẫn chia làm ba dạng lá. Dạng thứ nhất là các loại lá đơn giản dễ tìm, dễ trồng trong vườn nhà như: rau cải, tía tô, bạc hà, đinh lăng, kinh giới, lá sung, lá mơ, hành lá, rau má, diếp cá, rau húng... Dạng lá thứ hai, tuy gần gũi nhưng khá xa lạ trêm mâm cơm Việt là: lá ổi, lá xoài, chùm ruột, ngũ gia bì... Và cuối cùng chính là các loại lá rừng của vùng đất Tây Nguyên mà để có được nó người nông dân phải dậy vào rừng rất sớm để thu gom: lá trâm, ngành ngạch đỏ, mật gấu, lá bứa, từ đại bi, lạc tiên, me rừng, xầm xương, chòi mòi... cùng hàng loạt lá cây lạ mà chỉ người địa phương mới rõ.
Nguyên liệu chính là lá đã vất vả, việc chuẩn bị món ăn phụ cũng vất vả không kém, gồm rất nhiều món phụ và cách chế biến khác nhau. Đĩa thịt ba chỉ phải đều cả nạc và mỡ, thái lát mỏng. Đĩa tôm đất rang vàng ươm cắt đầu cẩn thận. Đĩa bì heo chế biến như món nem chạo, thái sợi mỏng trộn với thính và gia vị. Ngoài ra,còn có một đĩa muối hạt đi kèm tiêu sọ đen, ớt xanh chỉ thiên để kích thích vị giác.
Quan trọng nhất và được coi là linh hồn của món ăn, thứ giúp hòa trộn tuyệt vời giữa toàn bộ lá rừng và tôm, thịt... lại đến từ bát nước chấm màu vàng nghệ, sền sệt. Nó không phải là nước mắm, nước tương hay nước chấm thông thường. Chế biến được nó phải qua mấy công đoạn, từ gạo nếp sau khi được lên men đem ủ với tôm khô, thịt ba chỉ, rồi sau đó xay nhuyễn. Tiếp theo, cho hỗn hợp đó lên chảo nóng đã phi hành khô, thêm mẻ, sa tế, gia vị rồi đảo đều trên bếp lửa liu riu mới thành.
Gỏi lá không sử dụng bánh tráng mà dùng chính lá để cuốn tất cả mọi thứ. Trước tiên, chọn một chiếc lá to bản nhất như lá cải, lá mơ, cuốn thành một chiếc phễu nhỏ trong lòng bàn tay, sau đó tùy sở thích khẩu vị cho thêm các loại lá khác nhỏ hơn. Tiếp đến,bỏ vào lần lượt vài lát thịt luộc, vài con tôm rang, một nhúm bì lợn, rắc thêm vài hạt muối, tiêu và ớt cho đủ vị. Rồi sau cùng, chan lên một muỗng nhỏ nước chấm màu vàng nghệ, lúc đó bạn đã cuốn thành công một chiếc gỏi lá và đã có thể thưởng thức nó.
Món gỏi lá được coi là tròn vị, thơm ngon phải bảo đảm đầy đủ vị đậm đà của thịt, tôm, vị cay nồng hạt tiêu, ớt, vị mặn của muối, vị chua chua béo ngậy của nước chấm... tan vào cái thanh thanh, mát lạnh của lá rừng.
Gỏi cá hoa chuối miền Tây Bắc món ngon lạ của người thái Dân gian thường có câu: "Người Xá ăn theo lửa, người Thái ăn theo nước". Tập quán sinh sống lâu đời tại ven các con suối con sông lớn đã khiến dân tộc Thái nổi tiếng với cách chế biến các món ăn liên quan tới cá, độc đáo, thơm ngon và hấp dẫn. Ngoài món món cá nướng (pa pỉnh tộp) đã...