Môn Lịch sử bị khai tử bằng cuộc cưỡng duyên kỳ lạ?
Tại Hội thảo khoa học về môn Lịch sử vào ngày 15/11, giới chuyên môn đanh thép chỉ trích Bộ GD&ĐT đang “khai tử môn Lịch sử” khi xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới.
Những lý giải của Bộ GD&ĐT cho rằng “không coi nhẹ môn Lịch sử”, nhưng tại hội thảo này, giới chuyên môn đã dẫn chứng ngược lại.
GS Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã gọi việc Bộ GD&ĐT tích hợp Lịch sử với môn học khác là “cuộc cưỡng duyên kỳ lạ”.
Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học – Lịch sử Việt Nam. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Hạ thấp vai trò môn Lịch sử
GS Ngọc cho rằng, sở dĩ Lịch sử trong chương trình hiện hành bị héo hắt, lụi tàn là do nhiều năm qua bị xem là môn học phụ, không nằm trong nhóm môn học bắt buộc phải thi tốt nghiệp THPT nên nhiều học sinh không học, hoặc chỉ học đối phó.
Trong hoàn cảnh khốn khó đó, Bộ GD&ĐT chẳng những không nhận ra việc đặt nhầm vị trí môn Lịch sử, mà lại thiết kế chương trình giáo dục phổ thông đưa nội dung Lịch sử tích hợp trong môn học khác.
“Nền giáo dục nước ta liệu có còn dựa trên nền tảng lịch sử, văn hóa, dân tộc, có tôn trọng truyền thống đạo lý của Việt Nam nữa hay không”, GS Ngọc phản biện gay gắt.
“Dù Bộ GD&ĐT có giải thích thế nào thì với chương trình mới, trên thực tế đã ‘khai tử’, đã xóa bỏ môn Lịch sử. Khi một ít kiến thức Lịch sử bị cắt nhỏ rồi tích hợp tùy tiện vào một số môn học khác thì môn Lịch sử đã không còn với vị thế của một môn học trong tính toàn bộ và hệ thống của nó”.
GS Phan Huy Lê
Hầu hết ý kiến tại hội thảo đều chỉ trích Bộ GD&ĐT đã khai tử, xóa bỏ, vùi dập môn Lịch sử và hệ lụy của điều này là những thế hệ học sinh không hiểu Lịch sử, không biết đến cội nguồn.
Thậm chí, nhiều nhà sử học đã đặt ra những vấn đề nghiêm trọng hơn như việc Bộ GD&ĐT đang đi ngược với mục tiêu bảo vệ an ninh, chủ quyền dân tộc…
Video đang HOT
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Đáp lại những ý kiến chỉ trích, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng GD&ĐT tha thiết mong các chuyên gia, nhà sử học hãy đọc kỹ tài liệu mà Bộ GD&ĐT cung cấp để hiểu rằng những ý kiến chỉ trích trên là “nói oan cho ngành GD&ĐT”.
Đại diện Bộ GD&ĐT vẫn khẳng định với cách làm mới, Bộ kỳ vọng các thế hệ trẻ sẽ hiểu biết và yêu lịch sử hơn.
“Có thể việc chúng tôi định hướng còn cần điều chỉnh và điều chúng tôi mong ở các chuyên gia, nhà sử học là góp ý thiện chí về cách làm. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu những ý kiến xác đáng, có cơ sở khoa học, thực tiễn, chứ không nên chỉ trích Bộ GD&ĐT là “xóa bỏ môn Lịch sử”. Nói như thế là hoàn toàn không đúng”, ông Hiển chia sẻ.
Ông Đoàn Văn Ninh, Phó vụ trưởng Vụ giáo dục trung học, thường trực ban soạn thảo chương trình giáo dục phổ thông cho rằng, cách bố trí trên chỉ là thay đổi cách thực hiện nhằm mục đích giáo dục lịch sử hiệu quả hơn, chứ không loại bỏ môn Lịch sử.
Đã có tiền lệ thì không thể gọi là đổi mới!
Tại hội thảo, ý kiến được coi là “đúng hướng cần bàn” hơn cả là của GS Trần Thị Vinh, khoa Lịch sử, ĐH Sư phạm Hà Nội. Bà Vinh cho rằng, việc xây dựng môn học Công dân với Tổ quốc bao gồm ba phân môn giáo dục đạo đức, lịch sử, giáo dục quốc phòng an ninh là không có tính khả thi. Đây là sự lắp ghép thiếu cơ sở khoa học do ba phân môn trên có đối tượng, mục tiêu, phương pháp giảng dạy khác nhau.
“Ai là người giảng dạy môn học lắp ghép nhiều kiến thức tổng hợp như thế. Việc biên soạn chương trình SGK cho môn học lắp ghép này cũng rất khó khăn. Nếu người nào làm được, chúng tôi phải cắp sách đến học”, bà Vinh nói.
GS.TS Trần Thị Vinh. Ảnh: Tuổi Trẻ.
GS Trần Thị Vinh cũng cho rằng, một môn học có tên Công dân với Tổ quốc chưa từng thấy nước nào có, chưa có tiền lệ nào cho việc hình thành một môn học có tính “lắp ghép” này.
Phản biện lại ý kiến cụ thể của bà Vinh, ông Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, “có thể điều chúng tôi đặt ra chưa phải chắc chắn đúng, nhưng không có nghĩa cứ phải có tiền lệ mới làm, như thế thì không thể gọi là đổi mới”.
Ông Hiển cũng khẳng định, môn Công dân với Tổ quốc chắc chắn không phải môn lắp ghép cơ học.
Ông Hiển cũng cho rằng, “tích hợp không thể hiểu là giảm bớt môn học, ghép nhiều môn học vào một môn, mà là cách để lược bỏ những nội dung trùng lặp, phối hợp, hỗ trợ giữa các nội dung khác nhau để thực hiện hiệu quả mục đích giáo dục”.
GS Phan Huy Lê: Đấu tranh đến cùng để giữ lại môn Lịch sử
Nếu mới mà hay thì chúng ta hoan nghênh nhưng rất tiếc đây là cái mới nhưng rất tùy tiện, không dựa trên một nền tảng khoa học nào cả nên chúng ta phải góp ý đến cùng với Bộ GD&ĐT.
Theo Vĩnh Hà/Tuổi Trẻ
Thất vọng với ý tưởng bỏ môn Lịch sử
"Bộ GD&ĐT luôn lập luận không bỏ môn Lịch sử nhưng theo tôi, đó chỉ là cách nói và chúng tôi rất nghi ngờ", nhà sử học Dương Trung Quốc nói.
- Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT dự kiến tích hợp môn lịch sử với môn Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thành môn mới là Công dân với Tổ quốc. Ông nhìn nhận như thế nào về ý tưởng này?
- Đề án này nằm trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mà Bộ GD&ĐT đang xây dựng theo Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT với mục tiêu đào tạo lớp học sinh không chỉ được trang bị kiến thức thuần túy mà còn nâng cao năng lực...
Ông Dương Trung Quốc. Ảnh: Người Lao Động.
Đề án "gạch tên" môn Lịch sử này thấy trên mạng Internet nhưng giới sử học chúng tôi chỉ mới được tiếp cận chính thức trong một cuộc họp cách đây vài ngày (hội thảo "Tích hợp giáo dục lịch sử, giáo dục quốc phòng an ninh và giáo dục công dân hợp thành môn công dân với Tổ quốc trong chương trình giáo dục phổ thông mới" do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 3/11 - PV).
Kết quả là nhiều thất vọng với ý tưởng "khai tử" môn Lịch sử. Thất vọng không phải vì mọi người không ủng hộ Bộ GD&ĐT tìm ra phương hướng phát triển trong sự nghiệp trồng người mà thất vọng vì 2 điều.
Thứ nhất là những gì mà Bộ GD&ĐT đã làm, tạo nên thực trạng GD-ĐT hiện nay. Thứ hai là cách làm, cách triển khai.
Tại hội thảo, tôi đã có góp ý rằng Bộ GD&ĐT cần hết sức thận trọng. Có điều, dường như những người đưa ra ý tưởng và triển khai sự "đổi mới" này đã quá tự tin vào việc vận dụng mô hình tích hợp theo hướng giảm nhẹ áp lực học cho học sinh, đi sâu vào trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản. Bộ GD&ĐT luôn lập luận không bỏ môn Lịch sử nhưng theo tôi, đó chỉ là cách nói và chúng tôi rất nghi ngờ.
Bởi lẽ, vấn đề dạy và học Lịch sử đã được báo động cách đây 2 thập kỷ, ở thời điểm năm 1996. Báo Tuổi Trẻ đã tiến hành một điều tra độc lập về sự quan tâm đối với môn Lịch sử trong giới học sinh. Song, vấn đề thờ ơ, lạnh nhạt với môn Lịch sử vẫn ngày càng trầm trọng.
Mặc dù có nhiều lý do để dẫn đến tình cảnh này nhưng lẽ ra, thay vì Bộ GD&ĐT tăng cường cải thiện tình hình, khắc phục hạn chế để thúc đẩy môn Lịch sử, thì nay lại chủ trương thay đổi bằng một phương thức hoàn toàn mới. Dù môn Lịch sử vẫn được dạy ở một số môn học tích hợp nhưng đến giai đoạn quan trọng nhất là bậc THPT thì lại tích hợp gộp 3 môn lại.
Vấn đề đặt ra, mục tiêu của tích hợp là gì thì Bộ GD&ĐT chưa lý giải được thấu đáo hay chỉ đơn thuần là con số cộng. Mặt khác, để Lịch sử đứng độc lập là môn riêng còn nan giải thì nay đem tích hợp thì sẽ mang lại hiệu quả ra sao?
Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT muốn thay đổi bất cứ điều gì cũng cần căn cứ trên cơ sở luật pháp. Cụ thể, môn giáo dục quốc phòng - an ninh có hẳn bộ luật riêng là Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, có thể gọi riêng, được định vị rõ ràng, nay lại xóa cả môn học như không có gì.
- Nhiều nước phát triển đặt môn Lịch sử ở vị trí rất quan trọng. Thay vì ý tưởng "khai tử" môn Lịch sử trong chương trình bằng cách tích hợp với môn khác, theo ông, tại sao Bộ GD&ĐT không đưa ra giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn này để hấp dẫn học sinh?
- Chúng tôi không tán thành cách ứng xử với môn Lịch sử của Bộ GD&ĐT. Mặc dù chúng tôi hết sức ủng hộ việc đổi mới để có kết quả tốt hơn nhưng không phải theo cách "cái gì không làm được thì bỏ đi". Đáng nói là lại thay đổi bằng một thứ mà chưa biết rõ là gì, hiệu quả ra sao, chỉ căn cứ vào tinh thần của Nghị quyết 29 là "tích hợp".
- Trước khi đưa ra dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Bộ GD&ĐT có lấy ý kiến của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam không, thưa ông?
- Chúng tôi mong muốn Bộ GD&ĐT tham khảo, tranh thủ ý kiến của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cũng như nhiều tổ chức liên quan trong quá trình xây dựng dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Ngay trong Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã có riêng một bộ phận giảng dạy lịch sử. Chúng tôi rất ngạc nhiên với cách làm của Bộ GD&ĐT khi không hề tham khảo ý kiến của hội cho đến cuộc hội thảo hôm 3/11 vừa qua.
Ngay cả tại hội thảo, những người tham dự, trong đó có tôi, rất lấy làm thất vọng khi những ý kiến đóng góp từ giới sử học được đáp lại bằng việc đại diện bên soạn thảo luôn khẳng định cách làm của họ là đúng, không có gì sai.
- Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và cá nhân ông sẽ có văn bản phản ứng, kiến nghị về ý tưởng "khai tử" môn Lịch sử của Bộ GD&ĐT?
- Quan điểm là chúng tôi hết sức lắng nghe, không có phản ứng quá sớm. Nhưng sau cuộc hội thảo gần đây do Bộ GD&ĐT chủ trì thì chúng tôi buộc phải lên tiếng.
Giữa tháng 11/2015 sẽ có cuộc hội thảo riêng về vấn đề này. Tại đây, chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày rõ quan điểm của mình.
Không thể lãng quên lịch sử
"Chúng tôi chia sẻ với mong muốn của Bộ GD&ĐT là tìm một giải pháp tốt nhưng cung cách làm của bộ gây ra sự không yên tâm. Đặc biệt, tích hợp mới chỉ là ý tưởng mà chưa có một thử nghiệm hay giáo trình, phương hướng cơ bản nào. Đây chỉ là dự án của một nhóm tác giả do Bộ GD&ĐT chỉ đạo, chưa từng được lấy ý kiến rộng rãi mà đã tuyên bố như công cụ để thay thế.
Không phải giới lịch sử chúng tôi đề cao môn học này mà bối cảnh tình hình đất nước, láng giềng, khu vực và quốc tế như hiện nay cho thấy vấn đề chủ quyền, hội nhập là rất hệ trọng. Vì thế, hơn bao giờ hết, không thể lãng quên lịch sử, đánh mất mình. Do vậy, nếu muốn thay đổi thì cần làm hết sức cẩn trọng, không thể làm đơn giản" - ông Dương Trung Quốc nhìn nhận.
Theo Bảo Trân/Người Lao Động
Nên tồn tại nhiều hình thức chọn hiệu trưởng GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT, chia sẻ quan điểm về cách tuyển hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học. Về việc thí điểm tổ chức thi tuyển vị trí hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội mà Bộ Tư pháp vừa tổ chức, ông Quân cho biết: "Tôi...
![Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/tranh-cai-clip-2-nhan-vien-moi-truong-vao-tan-nha-xin-tien-li-xi-dau-nam-thai-do-gia-chu-gay-xon-xao-600x432-7e7-7371012-250x180.webp)
![Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/be-trai-khoc-thet-khi-roi-thang-tu-mai-nha-xuong-dat-doan-camera-khien-gia-chu-run-ray-600x432-0f3-7373137-250x180.webp)
![Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nguoi-me-run-ray-gao-thet-khi-thay-con-sot-cao-co-giat-vi-cum-a-loi-canh-bao-suc-khoe-truoc-tinh-hinh-dich-cum-600x432-834-7373643-250x180.webp)
![Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/clip-em-be-that-than-khi-nop-tien-li-xi-cho-me-khien-dan-mang-cuoi-lan-600x432-b13-7371080-250x180.webp)
![Clip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú Yên](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/clip-kinh-hoang-khoanh-khac-chiec-xe-khach-lat-do-tren-duong-vao-nua-dem-khien-29-nguoi-thuong-vong-tai-phu-yen-600x432-e02-7374187-250x180.webp)
![Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/bat-luc-nhin-bong-me-roi-xa-tieng-khoc-xe-long-trong-dem-cung-cau-noi-cua-be-gai-khien-ai-cung-nhoi-long-600x432-9a0-7372058-250x180.webp)
![Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/cau-be-vung-vang-che-it-the-va-dap-bao-li-xi-xuong-ghe-khi-duoc-mung-tuoi-600x432-ad7-7370308-250x180.webp)
![Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-video-von-ven-20-giay-tu-camera-cua-mot-gia-dinh-luc-4-gio-sang-khien-ai-cung-phai-bat-khoc-nhan-vat-chinh-lai-la-nguoi-kho-600x432-8f2-7372178-250x180.webp)
![1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/1-nhan-vat-noi-tieng-dang-livestream-thi-nguoi-yeu-nho-lay-khan-tam-so-lo-bi-mat-nen-ra-tin-hieu-ngay-12s-nguong-ngung-thay-ro-600x432-22f-7372306-250x180.webp)
![Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/thay-con-dau-di-lam-xa-vua-ve-den-cong-me-chong-co-phan-ung-khien-ai-cung-dung-hinh-600x432-676-7371048-250x180.webp)
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/con-nhieu-ban-khoan-ve-chung-nhan-gioi-cap-tinh-voi-hoc-sinh-diem-ielts-cao-600x432-bb0-6803561-250x180.jpg)
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
![Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/viec-thuc-hien-chuong-trinh-sgk-moi-con-nhieu-kho-khan-600x432-686-6803556-250x180.jpg)
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
![Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/cap-phep-to-chuc-thi-chung-chi-hsk-tro-lai-600x432-e36-6803554-250x180.jpg)
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
![Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/banner-tim-hieu-ngay-2212-cua-truong-dh-ton-duc-thang-in-hinh-linh-my-600x432-bbd-6804303-250x180.jpg)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
![Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tinh-cho-hoc-sinh-nghi-tet-hon-10-ngay-ha-noi-ly-giai-nghi-8-ngay-600x432-b6c-6804285-250x180.jpg)
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
![Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dh-kien-giang-du-kien-tuyen-hon-1600-chi-tieu-nam-2023-600x432-e37-6803549-250x180.jpg)
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
![Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-hong-duc-nang-cao-chat-luong-dao-tao-sinh-vien-nganh-giao-duc-mam-non-600x432-985-6803543-250x180.jpg)
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
![Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/hoc-sinh-ha-giang-nghi-tet-quy-mao-12-ngay-tu-27-thang-chap-600x432-629-6803539-250x180.jpg)
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
![Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tiet-day-sang-tao-tai-hoi-thi-giao-vien-day-gioi-ha-noi-600x432-2e7-6803536-250x180.jpg)
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
![Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2023-600x432-5f5-6803531-250x180.jpg)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
![Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/tuyen-sinh-2023-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-600x432-39a-6803524-250x180.jpg)
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
![Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/can-can-trong-lua-chon-nhan-su-ra-de-thi-600x432-f6f-6803520-250x180.jpg)
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm
![Clip đuổi bắn trên phố ở Nha Trang chỉ là súng đồ chơi bằng... nhựa](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/clip-duoi-ban-tren-pho-o-nha-trang-chi-la-sung-do-choi-bang-nhua-600x432-736-7374801-250x180.webp)
Clip đuổi bắn trên phố ở Nha Trang chỉ là súng đồ chơi bằng... nhựa
Pháp luật
14:51:58 09/02/2025![Khách tố quán bánh mì ở Hà Nội bán 'thịt mốc đen', chủ quán phản bác ra sao?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/khach-to-quan-banh-mi-o-ha-noi-ban-thit-moc-den-chu-quan-phan-bac-ra-sao-600x432-963-7374798-250x180.webp)
Khách tố quán bánh mì ở Hà Nội bán 'thịt mốc đen', chủ quán phản bác ra sao?
Netizen
14:47:24 09/02/2025![Sao nữ Vbiz khóc lóc hoảng loạn tại Ý: Đã trình báo cảnh sát, nhưng cơ hội mong manh](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/sao-nu-vbiz-khoc-loc-hoang-loan-tai-y-da-trinh-bao-canh-sat-nhung-co-hoi-mong-manh-600x432-a11-7374794-250x180.webp)
Sao nữ Vbiz khóc lóc hoảng loạn tại Ý: Đã trình báo cảnh sát, nhưng cơ hội mong manh
Sao việt
14:40:16 09/02/2025![Chồng Từ Hy Viên lâm nguy: Giam mình, không mở miệng nói chuyện vì lý do này sau cú sốc mất vợ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/chong-tu-hy-vien-lam-nguy-giam-minh-khong-mo-mieng-noi-chuyen-vi-ly-do-nay-sau-cu-soc-mat-vo-600x432-ced-7374792-250x180.webp)
Chồng Từ Hy Viên lâm nguy: Giam mình, không mở miệng nói chuyện vì lý do này sau cú sốc mất vợ
Sao châu á
14:34:57 09/02/2025![Tử vi tuần mới (10/2 - 16/2): 3 con giáp nhận lộc trời cho, công việc lẫn tiền bạc đều hanh thông](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tu-vi-tuan-moi-102-162-3-con-giap-nhan-loc-troi-cho-cong-viec-lan-tien-bac-deu-hanh-thong-600x432-b4a-7374788-250x180.webp)
Tử vi tuần mới (10/2 - 16/2): 3 con giáp nhận lộc trời cho, công việc lẫn tiền bạc đều hanh thông
Trắc nghiệm
14:32:27 09/02/2025![Nhà - xe của bầu Đức, món tiền thưởng "lệch pha" của bầu Hiển & món quà triệu đô cho Nguyễn Xuân Son](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nha-xe-cua-bau-duc-mon-tien-thuong-lech-pha-cua-bau-hien-mon-qua-trieu-do-cho-nguyen-xuan-son-600x432-5d1-7374782-250x180.webp)
Nhà - xe của bầu Đức, món tiền thưởng "lệch pha" của bầu Hiển & món quà triệu đô cho Nguyễn Xuân Son
Sao thể thao
14:27:24 09/02/2025![Cuối tuần sau Tết, nấu ngay nồi lẩu thế này vừa ngon lại thanh nhẹ "mát ruột"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/cuoi-tuan-sau-tet-nau-ngay-noi-lau-the-nay-vua-ngon-lai-thanh-nhe-mat-ruot-600x432-dbd-7374762-250x180.webp)
Cuối tuần sau Tết, nấu ngay nồi lẩu thế này vừa ngon lại thanh nhẹ "mát ruột"
Ẩm thực
13:50:24 09/02/2025![Sự thật 'vật thể bí ẩn' dưới đáy biển Baltic](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/su-that-vat-the-bi-an-duoi-day-bien-baltic-600x432-825-7374755-250x180.webp)
Sự thật 'vật thể bí ẩn' dưới đáy biển Baltic
Lạ vui
13:23:41 09/02/2025![Ông Trump có thể siết trừng phạt Nga](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/may-bay-cho-10-nguoi-mat-tich-o-alaska-600x432-857-7374736-250x180.webp)
Ông Trump có thể siết trừng phạt Nga
Thế giới
12:32:54 09/02/2025![Túi xách hình tôm hùm độc lạ, gây sốt với giá hơn 450 triệu đồng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tui-xach-hinh-tom-hum-doc-la-gay-sot-voi-gia-hon-450-trieu-dong-600x432-3a1-7374725-250x180.webp)
Túi xách hình tôm hùm độc lạ, gây sốt với giá hơn 450 triệu đồng
Thời trang
11:26:01 09/02/2025![Chứng kiến Riot "tự hủy", cộng đồng LMHT ngán ngẩm hiến kế "bào tiền"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/chung-kien-riot-tu-huy-cong-dong-lmht-ngan-ngam-hien-ke-bao-tien-600x432-034-7374713-250x180.webp)