Môn Lịch sử: 5 năm mới nổ ra tranh cãi, đẩy bao người vào ‘thế khó’

Theo dõi VGT trên

Nhiều giáo viên, hiệu trưởng trường THPT chia sẻ đang rất nóng lòng chờ quyết định cuối cùng về ’số phận’ môn Lịch sử để chuẩn bị cho năm học mới đã rất cận kề.

Các kiến nghị từ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội… đề nghị không nên để Lịch sử là môn học tự chọn ở Chương trình phổ thông mới khiến cho việc chuẩn bị giảng dạy môn học này ở các giáo viên Lịch sử có sự trì hoãn.

Môn Lịch sử: 5 năm mới nổ ra tranh cãi, đẩy bao người vào thế khó - Hình 1

Rất nhiều ý kiến cho rằng tất cả học sinh THPT phải học môn Lịch sử

Thầy giáo Duy Khánh ở Phú Yên cho biết dù ủng hộ quan điểm Lịch sử nên là môn học bắt buộc, nhưng thầy cũng nghĩ rằng việc thế hệ trẻ thiếu hiểu biết về lịch sử không phụ thuộc nhiều vào việc đây là môn bắt buộc hay lựa chọn.

“Quan trọng là cách dạy, cách thi và tính khách quan của Sử học có được đảm bảo hay không” – thầy giáo này chia sẻ.

Theo thầy Khánh, trước đây, Lịch sử là môn bắt buộc nhưng năm nào điểm thi THPT môn Sử cũng đội sổ, bản thân thầy chấm bài cũng “tá hỏa” vì sự kém hiểu biết về lịch sử của học sinh”.

Khi chỉ còn vài tháng nữa là đến năm học mới, thầy Khánh cho rằng, nếu Lịch sử trở thành môn bắt buộc hiển nhiên chương trình – SGK cần thay đổi.

“Hiện nay, chương trình biên soạn theo chuyên đề, mang tính định hướng nghề nghiệp, nếu bắt buộc thì phải thay đổi thành đại trà và giảm thời lượng chương trình.

Tất nhiên nếu thay từ lựa chọn thành bắt buộc thì sẽ phải thay đổi cả hệ thống, thay từ THCS và THPT và thay cả SGK các môn khác. Tôi có thể hình dung là cực kỳ phức tạp.

Tuy nhiên, về phần việc của giáo viên bộ môn, tôi đã chuẩn bị tâm thế và cả công cụ cho dạy học theo SGK mới, nếu thay đổi tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến sự chuẩn bị, nhưng điều đó không quan trọng. Miễn môn Sử được coi trọng (trở thành môn bắt buộc) là tôi vui rồi”.

Chia sẻ thêm, thầy Khánh cho biết “Một điều tôi thấy khá lạ là, lúc chương trình mới được xây dựng không thấy ai nói gì. Thời điểm đó, tôi không để ý nhưng giả dụ có để ý và phản đối Lịch sử không thể là môn lựa chọn lúc đó chắc cũng chỉ như giọt nước trong đại dương.

Vậy mà đùng một cái, từ giáo sư, tiến sĩ, giảng viên… phản đối rầm rộ vào phút chót. Đáng lý, những người đó cần phản đối ngay khi chương trình đang chuẩn bị thì sự việc sẽ không ở trong tình thế khó quyết như bây giờ”.

Một giáo viên ở Nghệ An nhận định, việc đến nay các giáo viên Lịch sử nêu ý kiến phản biện mà không phải thời điểm xin ý kiến góp ý cho chương trình phổ thông tổng thể cũng có những lý do khách quan.

Video đang HOT

“Ở thời điểm chương trình mới ra, có quá nhiều nội dung mới ở cả 3 cấp và giáo viên thực tế cũng chưa được biết rõ ràng, rành mạch tất cả”.

Mặc dù không đồng tình việc môn Lịch sử trở thành môn lựa chọn, song vị giáo viên này cũng thừa nhận giờ đây – khi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã “chốt” – việc thay đổi trở thành môn bắt buộc cũng không hề dễ dàng.

“Nếu điều chỉnh để môn Sử trở thành môn lựa chọn bắt buộc thì chương trình của môn học này ở cấp THPT cũng cần được thiết kế, tính toán lại. Nhưng như vậy, không chỉ thay đổi đối với môn học này mà còn kéo theo phải điều chỉnh thời lượng, thiết kế chương trình của các môn học khác.

Giờ đây, chính Bộ GD-ĐT cũng đang vào thế khó và tôi cũng đang tò mò không biết Bộ GD-ĐT sẽ quyết định xử lý ra sao” – thầy giáo này chia sẻ.

Hiệu trưởng sốt ruột chờ ‘phương án cuối’

Trong khi đó, cán bộ quản lý ở cơ sở giáo dục lại nặng mối lo khác.

Hiệu trưởng một trường THPT ở Hải Phòng nhận định, các trường cũng như đang “đẽo cày giữa đường”, chưa biết xử trí như thế nào dù thời gian đến năm học mới đã rất cận kề.

“Thực ra, nếu như phía Bộ GD-ĐT nói thì ở Chương trình phổ thông mới, tổng số tiết Lịch sử mà học sinh được học còn nhiều hơn so với chương trình hiện hành. Chỉ là ở Chương trình phổ thông mới thay đổi quan điểm, tức đến cấp THPT, định hướng giáo dục nghề nghiệp rõ hơn khi cho học sinh tập trung học những môn sẽ sử dụng ở những bậc học sau. Chương trình phổ thông tổng thể đã ra rồi, nhưng đến giờ phút này khi năm học mới gần đến nơi, lại vẫn chưa ngã ngũ. Nói thật, chúng tôi cũng cảm thấy rất mệt mỏi”.

Theo vị này, không nên có lối tư duy “làm cỗ phải chèn vào cho đủ món”.

“Bây giờ, nếu các môn khác cũng đấu tranh để được là môn bắt buộc thì biết làm sao? Và nếu áp đặt môn học là “lựa chọn bắt buộc” thì có thực sự là tôn trọng người học?” – vị này đặt vấn đề.

Môn Lịch sử: 5 năm mới nổ ra tranh cãi, đẩy bao người vào thế khó - Hình 2

Cô N.T.N., hiệu trưởng một trường THPT khác, cũng chia sẻ đang sốt ruột chờ phương án chốt cuối cùng.

“Nhà trường cũng đành chờ đợi có kết luận cuối cùng để tính phương án chuẩn bị triển khai một thể. Với lớp 10 tuyển sinh năm nay, chúng tôi sẽ làm một cuộc tư vấn định hướng đầu cấp, nhưng dự kiến sẽ rất khó khăn”.

Cô giáo này cho rằng nếu điều chỉnh môn Lịch sử từ lựa chọn sang bắt buộc thì thiết kế Chương trình phổ thông mới ở bậc THPT gần như bị “vỡ trận”.

“Sẽ phải sửa số tiết, không chỉ môn học này mà mà còn kéo theo sửa số tiết các môn học khác. Bởi theo thiết kế ban đầu, môn học bắt buộc là 12 tiết/tuần, môn học lựa chọn 10 tiết/tuần, cộng với các chuyên đề học tập, các hoạt động giáo dục địa phương, tổng cộng là 29 tiết/tuần.

Nếu đưa Lịch sử vào môn bắt buộc thì phải tăng số tiết, như vậy sẽ giảm số tiết của môn học bắt buộc nào trước đây? Chưa kể tạo nên sự bất bình đẳng trong việc lựa chọn các nhóm môn Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội” – cô giáo phân tích.

Theo cô N., việc cho đến nay vẫn chưa chốt được phương án giảng dạy khiến các nhà trường mất đi sự chủ động.

“Theo tôi nghĩ, cần làm sao để môn Lịch sử được khẳng định bằng cách dạy học, phương pháp giảng dạy, sức hấp dẫn của sách giáo khoa để học sinh tự lựa chọn thay vì việc chuyển thành lựa chọn nhưng bắt buộc”.

Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội lưu ý, toàn bộ kiến thức cơ bản, cốt lõi về lịch sử Việt Nam và thế giới đã được dạy học bắt buộc ở cấp học THCS. Nếu Lịch sử thành môn bắt buộc ở cấp THPT thì phải sửa cả chương trình môn học này.

“Chương trình được xin ý kiến 2 lần năm 2015 và 2017. Chương trình các môn được xin ý kiến 2 lần, xin ý kiến các Sở GD-ĐT, xin ý kiến giáo viên, các cơ sở giáo dục. Hội đồng Quốc gia thẩm định chương trình mới với Giáo sư Sử học Phan Huy Lê sau nhiều lần xem xét đã thông qua. Chương trình đã xin ý kiến các hội đồng, ủy ban, ban tuyên giáo… Sau khi nhận được đồng thuận cao thì đã thông qua chương trình này” – bà Thúy cho biết.

Đồng thời, bà Thúy đặt vấn đề “Bên cạnh việc lắng nghe dư luận, chúng ta phải xem Bộ GD-ĐT ban hành chương trình đó là đúng hay sai. Nếu đúng thì chúng ta phải kiên quyết bảo vệ, nếu sai thì phải trình các cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi. Và nếu sai thì cơ quan nào phải chịu trách nhiệm”.

“Nếu sửa thì trong bối cảnh này có phù hợp hay không, khi chỉ còn 3 tháng nữa là năm học mới bắt đầu, hay lại là “đẽo cày giữa đường”. Đó là những vấn đề chúng ta phải xem xét thật kỹ” – bà Thúy lưu ý.

Chính phủ tiếp thu ý kiến giữ Lịch sử là môn bắt buộc
Trong báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV sáng ngày 23/5, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết Chính phủ sẽ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của nhân dân, đại biểu Quốc hội về việc quy định Lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình giáo dục ở cấp trung học phổ thông.

Cử tri Quảng Trị: Cần xem Lịch sử là môn học đặc thù, bắt buộc

Tại phiên tiếp xúc với các đại biểu Quốc hội, nhiều cử tri tại tỉnh Quảng Trị cho rằng, cần xem Lịch sử là môn học bắt buộc, nên tăng thời lượng và nâng cao chất lượng dạy học đối với môn Lịch sử.

Cử tri Quảng Trị: Cần xem Lịch sử là môn học đặc thù, bắt buộc - Hình 1

Đoàn Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 3.

Ngày 12/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị gồm các ông: Lê Quang Tùng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; ông Hà Sỹ Đồng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Thượng tá Nguyễn Hữu Đàn - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiếp tục phiên tiếp xúc cử tri tại thị xã Quảng Trị và TP Đông Hà trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.

Các cử tri đã nghe đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh báo cáo các một số nội dung sẽ được thảo luận tại kỳ họp sắp tới; đồng thời điểm qua một số nét về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh các tháng đầu năm 2022 và hoạt động nổi bật của địa phương trong đại lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị vừa qua.

Cử tri Quảng Trị: Cần xem Lịch sử là môn học đặc thù, bắt buộc - Hình 2

Ông Hà Sỹ Đồng thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh báo cáo các một số nội dung sẽ được thảo luận tại kỳ họp sắp tới.

Đặc biệt, trong phiên tiếp xúc với các đại biểu Quốc hội lần này, cử tri tại thị xã Quảng Trị đã nhấn mạnh tính cần thiết của môn học Lịch sử. Cử tri cho rằng, nên xem Lịch sử là một môn học đặc thù, môn học đặc biệt quan trọng, theo hướng là môn bắt buộc chứ không phải là môn tự chọn.

Cử tri nêu rằng, tại một số kỳ thi vừa qua, có tình trạng Hội đồng thi THPT chỉ có một hoặc vài thí sinh đăng ký dự thi môn Lịch sử. Do lịch sử là môn học tự chọn nên số lượng học sinh chọn học môn này cũng tương đối.

Cử tri này nhấn mạnh, khi học sinh không được giáo dục về lịch sử, không quan tâm đến lịch sử sẽ không hiểu biết về lịch sử dân tộc, không hiểu được những cống hiến, hy sinh của cha ông. Từ đó, sẽ có hiện tượng "phủ nhận, vô ơn" đối với công lao dựng nước và giữ nước của cha ông, lòng yêu nước sẽ phai nhạt và không còn động lực để phấn đấu và bảo vệ Tổ quốc.

Cử tri Quảng Trị: Cần xem Lịch sử là môn học đặc thù, bắt buộc - Hình 3

Cử tri trình bày ý kiến nên giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ.

Cử tri cho rằng, cần phải tăng thời lượng, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử, loại bỏ tư tưởng dạy Lịch sử theo kiểu "thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò chép" mà phải có thêm các buổi ngoại khóa, cũng như các không gian tái hiện môn Lịch sử.

Bên cạnh đó, cần quan tâm, xem trọng hơn nữa đối với môn học Lịch sử và tăng cường giáo dục cho thế hệ trẻ, không nên chần chừ mà cần sớm đưa Lịch sử trở thành môn học bắt buộc.

Một vấn đề quan trọng nữa là làm sao để sinh viên tốt nghiệp các ngành Khoa học xã hội nói chung, ngành Lịch sử nói riêng cần ổn định đầu ra cũng như việc làm, thu nhập ổn định cuộc sống

Là địa phương có nhiều di tích lịch sử như ở Quảng Trị thì ngành giáo dục cần tạo điều kiện hơn nữa để học sinh tiếp cận, nâng cao khả năng hiểu biết lịch sử của quê hương, đất nước. Bởi không phải ở đâu cũng có những chứng tích hào hùng mang tầm cỡ quốc gia về lịch sử các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước như ở Quảng Trị.

Cử tri Quảng Trị: Cần xem Lịch sử là môn học đặc thù, bắt buộc - Hình 4

Phiên tiếp xúc cử tri của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị.

Từ đó, cử tri cho rằng: "Lịch sử là kết tinh của hồn thiêng sông núi, khí phách của tiền nhân và được xây bằng xương máu của các thế hệ người Việt Nam trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, là sợi dây kết nối liền mạch quá khứ, hiện tại và tương lai, tiếng vọng ngàn xưa với hơi thở của thời đại. Không hiểu lịch sử sẽ trở nên non kém về nhận thức chính trị, ảo tưởng về chân lý, mù mờ về định hướng tương lai...".

Ghi nhận và đồng tình với quan điểm của cử tri về tầm quan trọng của môn Lịch sử, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Quang Tùng cho biết, đây là vấn đề được cử tri tỉnh nhà nói riêng cũng như cử tri cả nước nói chung rất quan tâm hiện nay, đồng thời khẳng định, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ có kiến nghị với Quốc hội về vấn đề này một cách phù hợp.

Bí thư Tỉnh ủy cũng khẳng định: Tỉnh vừa tổ chức thành công các sự kiện 50 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị, 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị với sự tham gia của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ ngành Trung ương, bạn bè quốc tế, qua đó đã khẳng định được vai trò, tầm quan trọng của lịch sử tỉnh nhà qua từng thời kỳ, từ đó phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?
18:22:35 21/02/2025
Lúc hấp hối, anh trai chồng chỉ vào đứa nhỏ đứng ở góc nhà và nói sự thật khiến tôi suy sụpLúc hấp hối, anh trai chồng chỉ vào đứa nhỏ đứng ở góc nhà và nói sự thật khiến tôi suy sụp
17:34:58 21/02/2025
Sao Việt 21/2: Khánh Thi cùng con gái hóa trang thành "cô bé Masha"Sao Việt 21/2: Khánh Thi cùng con gái hóa trang thành "cô bé Masha"
17:16:27 21/02/2025
Bức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil LêBức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil Lê
19:33:40 21/02/2025
Từ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợTừ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợ
17:13:54 21/02/2025
Sốc: "Bà cả Penthouse" Lee Ji Ah tuyên bố cắt đứt quan hệ với bố mẹSốc: "Bà cả Penthouse" Lee Ji Ah tuyên bố cắt đứt quan hệ với bố mẹ
17:11:22 21/02/2025
Sinh con mới 10 ngày, tôi ôm con chạy về nhà mẹ đẻ giữa đêm vì mâm cơm cữ của mẹ chồng khiến tôi uất nghẹn!Sinh con mới 10 ngày, tôi ôm con chạy về nhà mẹ đẻ giữa đêm vì mâm cơm cữ của mẹ chồng khiến tôi uất nghẹn!
17:59:33 21/02/2025
Quý Bình yêu vợ hơn tuổi say đắm, nhắn nhủ cùng nhau "qua bao đắng cay, tay vẫn ghì chặt tay"Quý Bình yêu vợ hơn tuổi say đắm, nhắn nhủ cùng nhau "qua bao đắng cay, tay vẫn ghì chặt tay"
19:27:16 21/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?

Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?

Sao châu á

23:14:34 21/02/2025
Mới đây, trang Sohu đã có bài viết liên quan tới mẹ Từ Hy Viên cũng như cuộc chiến tranh giành khối tài sản khổng lồ mà cố diễn viên để lại.
NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc

NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc

Sao việt

23:04:47 21/02/2025
NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe. NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Cục NTBD NSND Xuân Bắc.
Bộ phim gây chấn động thế giới công bố lịch chiếu tại Việt Nam

Bộ phim gây chấn động thế giới công bố lịch chiếu tại Việt Nam

Phim âu mỹ

22:53:25 21/02/2025
Ngay từ trailer, Flow đã chinh phục nhiều khán giả qua những thước phim thiên nhiên giàu chất thơ, đẹp mắt và sinh động, hài hước.
Chiến thuật của ông Putin nhằm tối đa hóa nhượng bộ từ Mỹ

Chiến thuật của ông Putin nhằm tối đa hóa nhượng bộ từ Mỹ

Thế giới

22:52:16 21/02/2025
Việc lựa chọn thành phần phái đoàn hội đàm với Mỹ cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn tối đa nhượng bộ từ Washington trong vấn đề Ukraine và những vấn đề song phương.
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức

Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức

Tin nổi bật

22:45:50 21/02/2025
Theo luật sư, kể từ khi bà Nguyệt nộp đơn đến nay đã gần 40 ngày, nhưng Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy (Huế) vẫn chưa tổ chức buổi hòa giải chính thức.
Diễn viên Jodie Foster khiến con trai 'phát điên'

Diễn viên Jodie Foster khiến con trai 'phát điên'

Sao âu mỹ

22:44:46 21/02/2025
Nữ diễn viên đoạt giải Oscar Jodie Foster kiên quyết không giúp con trai - Charlie tiến xa hơn ở Hollywood. Sự từ chối này đang gây ra mâu thuẫn nghiêm trọng giữa họ.
Taylor Swift nhận giải Nghệ sĩ thu âm toàn cầu lần thứ năm

Taylor Swift nhận giải Nghệ sĩ thu âm toàn cầu lần thứ năm

Nhạc quốc tế

22:42:18 21/02/2025
Taylor Swift vừa được Liên đoàn công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) vinh danh là Nghệ sĩ thu âm toàn cầu của năm 2024.
Bố đơn thân được con đưa đi tìm vợ mới, khóc nghẹn tại 'Bạn muốn hẹn hò'

Bố đơn thân được con đưa đi tìm vợ mới, khóc nghẹn tại 'Bạn muốn hẹn hò'

Tv show

22:39:56 21/02/2025
Tham gia Bạn muốn hẹn hò , bố đơn thân được hai con đến ủng hộ để tìm hạnh phúc mới. Trong chương trình, anh nghẹn ngào và bật khóc khi nói về cuộc hôn nhân cũ
Hyeri trở lại với phim mới có nhiều cảnh táo bạo

Hyeri trở lại với phim mới có nhiều cảnh táo bạo

Phim châu á

22:24:41 21/02/2025
Phim được gắn mác 18+ và đã chiếu 8 tập. Tính đến nay, tác phẩm khai thác về tình cảm nữ - nữ này đang thu hút sự chú ý từ nhiều khán giả.
Vì sao tiền đạo Xuân Son từ chối 75 tỷ đồng?

Vì sao tiền đạo Xuân Son từ chối 75 tỷ đồng?

Sao thể thao

22:16:42 21/02/2025
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son đang ở giai đoạn khó khăn nhất trong sự nghiệp khi gặp chấn thương nặng. Xuân Son dính chấn thương nặng trong trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024.
Luật sư nêu quan điểm về vụ nam sinh mặc áo shipper bị đánh tới tấp

Luật sư nêu quan điểm về vụ nam sinh mặc áo shipper bị đánh tới tấp

Pháp luật

21:46:02 21/02/2025
Theo luật sư, do sự việc khởi phát từ mâu thuẫn nhỏ, Hoàng tấn công nạn nhân một cách hung bạo, có thể xem xét dấu hiệu tình tiết tăng nặng có tính chất côn đồ đối với nam thanh niên này.