Món đặc sản nức tiếng miền Tây, chỉ có 1 mùa trong năm
Những người nói món ăn này là cám lợn đã phải nhanh chóng lên tiếng xin lỗi. Vừa qua, một kênh TikTok tại Nghệ An đã đăng tải một video với nội dung đoán đặc sản của người miền Tây.
Một người trong nhóm này đã đoán món ăn đó là “cám lợn”, khiến cho cư dân mạng vô cùng bức xúc. Sau khi nhận phải chỉ trích, nhóm này đã xóa video và lên tiếng xin lỗi. Tuy nhiên sự việc này vẫn bị nhiều TikToker khác chia sẻ.
Vậy món ăn mà nhóm người này đoán là “cám lợn” là gì? Đó là một đặc sản nức tiếng miền Tây mà không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức: canh chua cá linh bông điên điển.
Đặc sản này chỉ có một mùa trong năm, đó là mùa nước nổi. Đây là mùa cá linh sinh sôi phát triển mạnh mẽ nhất. Cá linh có kích thước tương đối nhỏ, chỉ to khoảng bằng 1 ngón tay, những con to thì bằng chừng 2 ngón tay. Dù hình dáng nhỏ xíu, không được nhiều thịt như các loại cá khác nhưng lại mang hương vị rất đặc biệt, chỉ miền Tây mới có. Cá linh cũng có thể chế biến thành nhiều món ngon như kho tương, kho sả ớt, đặc biệt là nấu canh chua.
Video đang HOT
Cũng như cá linh, bông điên điển cũng là một nguyên liệu dân dã quen thuộc với đời sống của người miền Tây. Bông điên điển không chỉ là một loại cây được bà con trồng với mục đích chống sạt lở đất và được trồng theo bờ kênh, đê… nó còn là ký ức tuổi thơ gắn bó với nhiều thế hệ.
Cá linh và bông điên điển kết hợp cùng nhau trong bát canh chua thì quả thực là một món quà mà thiên nhiên ban tặng cho người dân nơi đây vào mùa nước nổi. Cái ngon độc đáo của món cá linh bông điên điển này là sự kết hợp giữa vị chua của me, hay chanh, quất, vài trái ớt, ít cọng rau ôm… cái ngòn ngọt của bông điên điển và vị béo của cá linh đem đến hương vị tự nhiên, không phải từ loại gia vị nào khác.
Mỗi năm, cứ vào mùa nước nổi, người dân miền Tây lại có cơ hội thưởng thức những bát canh chua cá linh bông điên điển tuyệt ngon. Du khách khắp nơi đổ về cũng thường tranh thủ nếm thử món ăn này. Nếu có cơ hội ghé thăm miền Tây vào mùa nước nổi, đừng quên tìm đến món đặc sản dân dã nhưng mang đậm văn hóa của người miền Tây này nhé!
Loại cây lá rụng đầy không ai nhặt lại là đặc sản chỉ có ở miền Tây, giá 90.000 đồng/kg
Muốn thưởng thức loại lá này cũng không phải dễ bởi không phải nơi nào cũng tìm mua được. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có một loại cây thân gỗ mà người dân thường trồng trong vườn nhà để lấy bóng mát.
Hơn nữa, người dân còn thường hái lá của loại cây này để sử dụng như một loại rau sống, ăn kèm với một số món ăn. Đó là cây đọt mọt.
Đọt mọt hay còn được gọi là cây lá lụa. Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy là bởi lá của cây có màu xanh nhạt và mỏng láng như lụa. Đây là một loại rau thường thấy trong các bữa ăn hoặc những món bánh của người miền Nam. Không những thế, loại thực vật này còn có tác dụng điều trị hiệu quả một số loại bệnh theo phương pháp Đông y và cả Tây y.
Cây lá lụa được tìm thấy nhiều ở khu vực Đông Á. Các nước Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Lào, Việt Nam,... đều rất giàu có về loại cây này. Chúng thường sinh trưởng tốt ở các khu vực ven biển, ven rừng ngập mặn có thủy triều lên xuống.
Lá của loại cây này là lá kép chẵn, có hình dáng hơi giống lưỡi liềm, thuôn dài từ 7-12cm. Lá có màu hồng nhạt, trắng hoặc màu xanh nhạt pha chút vàng phơn phớt. Khi ăn, lá lụa có vị chua chua, chát chát đặc biệt, lại có cảm giác mềm mịn như nhung.
Cũng bởi vậy, người miền Tây thường ăn kèm loại rau này như một loại rau sống, thường được dùng với các món cá kho. Cá bống kho, cá lòng tong kho, cá linh kho hay cá cơm kho đều ăn cùng với lá lụa rất ngon. Cuộn một ít lá lụa chấm với nước cá kho thì quả là tuyệt vời. Hương vị thơm mát, chua chua của lá lụa hòa quyện với vị mằn mặn, ngòn ngọt của cá kho khiến cho món ăn thêm phần hấp dẫn.
Ngoài ra, lá lụa cũng thường được ăn kèm với các món mắm kho, bánh xèo. Đặc biệt, nhiều người ăn bánh xèo mà thiếu đi lá lụa thì có cảm giác như thiếu vắng linh hồn của món ăn, khiến món này kém ngon hơn nhiều.
Các tỉnh Vĩnh Long, An Giang thì lại rất chuộng món cá lòng tong đá kho tộ với lá lụa. Cá lòng tong đá là loại cá có kích thước to, nhiều thịt. Một bữa cơm nấu vội chỉ có mỗi nồi cá kho này thôi cũng đủ đánh bay vài bát cơm trắng.
Người ta sẽ chọn những lá lụa còn non để làm rau sống ăn kèm trong bữa cơm. Lá mọt non rất mềm, mỏng và mịn như nhung. Rau này ăn kèm với lẩu mắm, bánh xèo hoặc chấm cá kho đều được. Dù được ăn kèm với nhiều loại rau khác cùng lúc, nhưng lá lụa vẫn nổi bật lên các vị chua chua, chát chát vương lại trong cổ họng.
Để thưởng thức loại lá đặc biệt này thì khá là khó, đặc biệt với người thành phố. Lá lụa được bán ở miền Tây với giá từ 60.000 - 90.000 đồng/kg.
Bánh chuối hấp nước cốt dừa miền tây Hương chuối chín ngọt mặn mà, mùi thơm từ bột gạo xay nhuyễn hòa nguyện với nước cốt dừa béo ngậy. Cái hương vị tự nhiên ấy tưởng chừng dễ kiếm nhưng lại tìm không ra. Đó là vì cuộc sống hiện đại. Hương chuối chín ngọt mặn mà, mùi thơm từ bột gạo xay nhuyễn hòa nguyện với nước cốt dừa béo...