Món bánh tráng mắm ruốc Quảng Ngãi nức tiếng
Món bánh tráng mắm ruốc với mùi thơm đặc trưng quyến rũ bất kỳ ai khi đi qua những hàng ăn. Đây là món ăn vặt được nhiều du khách thích thú khi ghé tới mảnh đất Quảng Ngãi.
Món bánh tráng mắm ruốc Quảng Ngãi
Bánh tráng mắm ruốc “đốn tim” du khách khi đến Quảng Ngãi:
Người dân xứ Quảng đã tạo ra nhiều món ngon dân dã từ chiếc bánh tráng, mà không phải nơi nào cũng có.
Bánh tráng xuất hiện trong rất nhiều món ăn, từ bánh tráng quấn rau sống, bánh tráng đi kèm với tô bún bò, giò; rồi món bánh tráng ướt, bánh tráng rập…
Nhưng có lẽ là món bánh tráng mắm ruốc cay cay, mặn mòi lại là món ăn vặt bình dị, thú vị hấp dẫn nhiều người.
Không cần vào hàng quán cầu kỳ, khách du lịch đến Quảng Ngãi đều có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này ở những quán lề đường, góc phố, trên chiếc ghế nhựa, trải nghiệm cách thưởng thức ẩm thực dân dã, trò chuyện với những người dân hồn hậu của xứ Quảng.
Những quán bánh tráng mắm ruốc ở khu vực chợ đêm dọc sông Trà Khúc luôn là nơi được nhiều du khách biết đến.
Video đang HOT
Cách làm bánh tráng mắm ruốc Quảng Ngãi:
Chủ quán thường chọn loại bánh tráng loại trung (không quá mỏng cũng không quá dày) đã nướng sẵn, khi có khách chỉ cần cho lên bếp than hồng hơ sơ lại cho giòn, quết một lớp mắm ruốc mỏng đều mặt bánh, để một lúc cho thấm gia vị rồi rắc hẹ lên trên cùng.
Điểm nhấn của món ăn nằm ở mắm ruốc pha chế khéo léo theo công thức riêng, hợp khẩu vị với nhiều người. Cuối cùng thêm khô bò là đủ vị.
Cầm chiếc bánh tráng tròn xoe, được phủ lên bề mặt một lớp mắm ruốc sóng sánh và một lớp hẹ xanh rì… cắn vào nghe giòn tan bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm nức lan tỏa trong khoang miệng.
Cách làm bánh tráng mắm ruốc Quảng Ngãi
Cách làm mắm ruốc ăn kèm:
Theo chủ quán, muốn làm ra được chiếc bánh tráng mắm ruốc ngon, quan trọng nhất là ở khâu làm mắm ruốc.
Để mắm ruốc giảm bớt đi vị mặn chát, người ta trộn thêm nước đường, tương ớt vào mắm cho vừa ăn, rồi quết thật đều lên bánh tráng.
Vừa quết, vừa trở bánh tráng thật đều tay trên than hồng từ 2-3 phút, đến khi chiếc bánh tráng nóng giòn.
Ngoài bánh tráng mắm ruốc, các hàng quán cũng thường kết hợp với nhiều món ăn vặt khác như nem nướng, bánh kẹp, trứng cút nướng… với giá bình dân.
Mỗi bánh có giá 6.000 đồng, một người ăn khoảng 2 bánh là đủ. Quán thường bán từ 15h đến 22h mỗi ngày.
Bạn có thể vừa nhâm nhi món này cùng nhóm bạn, vừa hóng gió mát lồng lộng thổi từ sông ngay bờ kè.
Bánh bùm là chùm kỷ niệm
Có lần tôi nghe nói đến món bánh ống gạo, bánh bỏng gạo. Nghe lạ vậy, nhưng khi nhìn thấy lại sung sướng vì tái ngộ "cố nhân". Hóa ra chỉ là món bánh bùm bị thay tên đổi họ mà thôi.
Ở cực nam Quảng Ngãi quê tôi, thức quà dân dã ấy được đặt cho cái tên đúng với cách thức làm ra nó - bánh bùm. Đơn giản lắm, vì khi người ta làm bánh thường phát ra tiếng "bùm, bùm".
Một túi bánh bùm vừa ra lò NHẬT THANH
Hết mùa, chiếc máy cày thất nghiệp. Không biết ông "kỹ sư lái máy cày" nào đã thêm vài bộ phận, nâng cấp chiếc máy để làm bánh bùm và lăn bánh trên mọi nẻo đường thôn quê. Chiếc xe không có còi nhưng hễ đến đầu xóm là bọn trẻ nít lại nhốn nha nhốn nháo hô lên như nhặt được vàng: "Bùm kìa, bùm kìa". Có đứa nhanh chóng chạy một mạch về nhà lấy nguyên liệu chuẩn bị cho... dây chuyền sản xuất.
Con nít, người lớn tay xách tay mang, nào gạo, nào bắp, nào mì gói, đường cát... và cả bao tải để đựng thành quả. Bánh bùm thường được làm từ gạo và đường, nhà nào làm nông thì mới có sẵn bắp, nhà nào cho thêm mì gói vào thì phải "sộp" lắm. Có thêm mì gói thì bánh thoảng hương đặc trưng, nhưng có cái nhược, cho mì gói vào mà không cấp tốc "thanh toán" hết, bánh sẽ nhanh chóng bị ỉu.
Tôi ngày ấy cũng xúm xít nài nỉ mãi mẹ mới cho 3 lon gạo. Bưng thau gạo, cầm bao bóng đựng bánh, ba chân bốn cẳng chạy tới chỗ người ta đang bu đông như kiến bu đường kia - chỗ xe bánh bùm đậu lại. Phải xếp hàng, chờ nghiêm chỉnh như đi khám bệnh phải bốc số, thứ lớp được "xử lý" trước sau một cách công bằng.
Bùm xong, ai cũng có bao bánh xách về. Song, ai cũng mời nhau vài cây bánh. Tôi không ngoại lệ. Bánh nào cũng giòn, xốp như nhau, nhưng hương vị thì khác như nước sông và nước biển. Mỗi lần như thế, tôi đều được thưởng thức nhiều mùi vị. Có những nhà ăn chẳng bao nhiêu, nhưng vẫn đến ngồi xếp hàng, có lẽ vì thấy vui.
Khoảnh khắc được mong đợi và thú vị nhất là nhìn bánh ra lò. Nguyên liệu được đổ vào máy, thoắt cái đã thành một cây bánh dài ngoẵng như cây mía chui ra ở đầu bên kia. Bánh vừa ra, nóng và mềm, được dùng kéo cắt thành từng đoạn nhỏ, cho vào trong bao, chỉ lát sau là bánh khô và giòn. Bánh phải bỏ vào bao bóng, loại thường dùng đựng bánh tráng, có vậy thì mới giữ được độ giòn.
Đèn vàng thắp lên cùng với ngàn sao, người ta vẫn còn cười nói rôm rả ở đấy. Người lớn thúc trẻ nhỏ "giải quyết" cho nhanh để còn trở về nhà. Có khi ngó thấy bác chủ xe làm chẳng xuể, có người chủ động lấy kéo phụ cho nhanh, còn bác kia thì đổ gạo đều và dùng thanh kim loại ngoáy cho gạo xuống đều, không bị nghẽn. Không khí cứ như tết đến bên thềm, ai cũng trông chờ được cầm trên tay thức quà quê.
Trong các tiệm tạp hóa bây giờ cũng treo lủng lẳng những túi bánh bùm đủ màu sắc bắt mắt. Có những thức quà không đơn giản chỉ là món ăn mà là cả một khung trời kỷ niệm. Như tiếng "bùm, bùm" rủ mình chạy theo mùi thơm của gạo, của bắp ngô...
Mít non trộn, món ăn dân dã của vùng duyên hải miền Trung Thành viên Vũ Bụi của cộng đồng Việt Nam Ơi mang đến món ăn dân dã, mộc mạc nhưng gắn liền với nhiều kỷ niệm của người miền Trung. Mỗi vùng miền đất Việt đều có những đặc sản hay ho khiến người địa phương khác cảm thấy lạ khi lần đầu thưởng thức. Chính nhờ những món ăn đặc trưng đó, sự...