Món bánh nhà nghèo “lên đời” thành đặc sản hút khách Hà thành, ngày bán 500 chiếc
Với giá từ 2.000-5.000 đồng/chiếc, bánh sắn nước cốt dừa nướng đang trở thành món ăn vặt thu hút đông đảo chị em khi tiết trời se lạnh.
Nhắc đến sắn, mọi người thường nghĩ ngay đến loại củ dân dã được trồng ở các vùng trung du, miền núi, đặc trưng của làng quê Việt Nam, nhất là những ngày nghèo khó phải ăn “sắn độn cơm” qua ngày.
Thế nhưng, vài năm trở lại đây, món bánh sắn lại trở thành món ăn vặt yêu thích, có mặt khắp phố phường Hà Nội, nhất là những đoạn đường gần các trường Đại học hay khu văn phòng.
Dạo quanh các cổng trường Đại học, không khó để bắt gặp những chiếc xe bán bánh sắn nước cốt dừa nướng bị bao vây bởi hàng chục sinh viên chờ mua bánh.
Chỉ với 1 chiếc xe đạp hoặc xe máy, để phía trên là chiếc tủ kính nhỏ, chứa hàng trăm chiếc bánh; 1 chiếc khay nhôm đựng than củi; 1 chiếc quạt nan… hàng bánh sắn nướng lại trở nên có sức hút hơn bao giờ hết.
Hình ảnh chiếc xe bán bánh sắn như thế này dần trở nên quen thuộc tại những con phố có đông học sinh, sinh viên qua lại ở Hà Nội.
Vừa nhanh tay trở những chiếc bánh sắn nước cốt dừa đang nướng trên bếp than đỏ rực, ông Nguyễn Văn Long – người bán bánh sắn tại phố Vọng (Hai bà Trưng, Hà Nội) cho hay, công việc này gắn bó với ông suốt hơn 3 năm nay và trở thành nguồn thu nhập chính cho cả gia đình.
“Quê tôi ở Thanh Hóa, ngày trước, tôi làm món bánh sắn nướng này đứng bán ở cổng trường cấp 3 ở quê nhưng từ khi đứa con trai út học Đại học trên này, tôi cũng lên theo, vừa để gần con vừa bán hàng”, ông Long nói.
Theo ông Long, mới đầu chưa quen còn ít khách, mỗi ngày ông chỉ bán được từ 100-200 chiếc nhưng dần dần nhiều người ăn quen lại giới thiệu cho bạn bè đến mua, có ngày ông bán được cả 500-600 chiếc. Khách đông, ông phải gọi cả vợ mình lên phụ.
Bánh sắn nướng thường được làm từ những củ sắn tươi ngon nhất.
Để làm nên chiếc bánh sắn nướng phải trải qua rất nhiều công đoạn. Sắn sau khi mua về được bỏ vỏ, ngâm qua nước muối cho hết nhựa rồi luộc chín, giã nhuyễn, trộn với nước cốt dừa, dừa bào sợi và thêm 1 chút đường cho dễ ăn rồi cho vào khuôn nướng sơ qua.
Video đang HOT
“Để sắn ngon phải chọn giống sắn không bị đắng, khi luộc thêm vài hạt muối trắng cho đậm vị. Hơn nữa, bánh sắn làm ra phải bán hết trong ngày nên làm vừa đủ bán. Mỗi chiếc bánh sắn tôi bán có 2.500 đồng, chỉ lãi tí ti thôi nên đông người ăn lắm. Có ngày bán chạy, đứng cổng trường từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều là hết veo 500-600 chiếc, nhưng có những hôm mưa gió, đứng đến khuya vẫn còn quá nửa”, ông Long chia sẻ.
Công cụ thô sơ, nguyên liệu làm nên bánh sắn cũng rất đơn giản nhưng lại được nhiều người yêu thích.
Xếp hàng dài chờ mua bánh sắn nướng, chị Hồng Cảnh (trú tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, hầu như tuần nào đi qua chị cũng phải ghé vào mua mỗi lần cả chục chiếc về ăn.
Theo chị Cảnh, quê chị trước kia nghèo lắm, đất đồi núi, cằn cỗi toàn sỏi đá, chỉ cây sắn là sống được nên các món từ củ sắn đã nuôi lớn chị em chị trưởng thành.
“Tôi nhớ cứ đến tháng 9, tháng 10 khi thu hoạch sắn là ngày nào trên bếp cũng có 1 nồi sắn luộc ăn độn cơm. Ăn chán lại lấy sắn luộc mang ra giã nát rồi nặn thành những chiếc bánh dèn dẹt, cho lên chiếc chảo không mỡ, không dầu để rán ăn. Hết mùa lại mang sắn thái lát, phơi khô ra luộc ăn hoặc nghiền thành bột nặn thành bánh sắn ăn chống đói. Ra thành phố rồi, thấy bánh sắn bán đầy đường cảm thấy rất hào hứng”, chị Cảnh chia sẻ.
Bánh sắn nước cốt dừa nướng trở thành món ăn vặt được yêu thích tại Hà Nội.
Cũng đứng chờ mua bánh sắn nướng, chị Phạm Thị Cúc (trú tại Đống Đa, Hà Nội) cho biết, mấy chị em cùng công ty chị rất ghiền món này bởi vừa lạ vừa quen, ăn không bị ngán như một số đồ ăn vặt khác. Buổi chiều tan tầm, trời lành lạnh, ăn miếng bánh sắn thấy rất ấm bụng.
“Ngày xưa nhắc đến sắn là ngán bởi ngày nào cũng ăn quá nhiều nhưng giờ, kinh tế phát triển, đủ các món sơn hào hải vị thì tôi lại thèm bánh sắn nướng. Giờ họ làm bán cho thêm nước cốt dừa và dừa tươi bào sợi nên cảm giác cũng ngon hơn”, chị Cúc bày tỏ.
Kinh tế phát triển, không còn những ngày ăn cơm độn sắn hay ăn sắn thay cơm cho no bụng, diện tích trồng sắn cũng ngày càng thu hẹp hơn do giá trị kinh tế từ củ sắn mang lại không cao bằng các loại cây trồng khác.
Thế nhưng, món bánh sắn nướng “nhà nghèo” ngày nào như mang lại một điều gì đó đậm chất quê giữa phố phường Hà Nội. Hơn nữa, nhờ công việc bán bánh sắn nướng đặc biệt này, những người lao động nghèo giữa Thủ đô có thêm cơ hội làm ra thu nhập để cải thiện cuộc sống.
Đi vớt thứ mọc dại ở lòng suối về làm đặc sản mà hút khách không ngờ
Đây là món ăn được người dân tộc miền núi Tây Bắc ưa thích, đặc biệt là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ vào mỗi dịp lễ tết hoặc khi có khách quý.
Rêu sông, suối là một món ăn đã có từ lâu đời, được nhiều dân tộc như Mường, Nùng, Thái, Mông,... ưa thích. Từ lâu, món ăn này đã trở thành đặc sản không thể thiếu trong mỗi dịp lễ tết hoặc khi có khách quý.
Rêu nướng là đặc sản trong mâm cỗ của người dân Tây Bắc
Rêu thường mọc bám vào các gờ đá ở nơi lòng suối, chúng có quanh năm nhưng thời điểm từ tháng 11 đến tháng 3 là mùa rêu ngon nhất. Với kinh nghiệm của người Thái, người Tày, nên chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó vừa có nhiều rêu để lấy mà lại là rêu ngon.
Vì mang tính chất sinh trưởng theo mùa nên món rêu được người dân yêu quý không chỉ vì hương vị của nó mà còn vì khả năng bất ngờ mà nó mang lại.
Người dân sơ chế rêu đá
Theo người dân Tây Bắc, các món rêu nói chung và rêu nướng nói riêng có khả năng chữa nhiều bệnh, giúp lưu thông khí huyết, giải độc, có tính thanh nên giải nhiệt, rất mát, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng. Rêu chủ yếu là chất xơ còn có tác dụng giảm mỡ trong máu, và là các món ăn tốt cho những ai muốn ăn kiêng, giảm béo. Bởi vậy món rêu nướng không chỉ là thứ ăn ngon, là đặc sản của người Tày mà còn là thuốc chữa bệnh.
Rêu đá chỉ có theo mùa
Chị Hoàng Thị Cấp - Xã Xuân Giang, Quang Bình, Hà Giang cho biết: "Khi vớt, phải đứng ở dưới suôi, nươc cư chay tư trên xuông và lây tay quơ ngang lây, nhưng cai nao non nhât thi minh câm đươc con cai gia thi no vân bam ơ đa. Rêu chi sông trong 7 ngay, khi no moc lên 3 - 4 ngay la đi vơt đươc rôi, con qua 7 ngay no trơ thanh mau trăng bêch và không ăn đươc nưa".
Rêu tươi sau khi được lấy tại suối đêm về đem rửa thật sạch cho hết nhớt phù sa bằng cách vò và đập thật kỹ, từ đó có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, như: rêu hấp, canh rêu, rêu xào, rêu rán, nộm rêu, rêu nướng. Tuy nhiên, với nhiều người thì cách chế biến rêu ngon nhất vẫn là rêu nướng với than hồng. Đây là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng.
Qua nhiều công đoạn làm sạch
Và phơi khô rêu
Để làm món Rêu nướng, sau khi làm sạch rêu xong, xé cho rêu tơi ra, thái nhỏ, sau đó nêm với các gia vị: ít sả, vài ba lá mùi tàu, vài ngọn dăm, 1 chút lá hẹ, một chút muối, mì chính và thêm 1- 2 hạt dổi, đó là gia vị mà người Tày hay sử dụng. Ngoài ra, để phù hợp với khẩu vị của từng người, bạn có thể nêm nếm các gia vị khác nhau. Sau khi trộn đều rêu với các gia vị thì gói rêu vào lá dong rồi cho lên bếp nướng.
Cũng vì số lượng có hạn nên rêu đá ngày càng có giá và trở thành hàng hóa bán ra thị trường mang lại thu nhập thời vụ cho người dân ở các bản làng còn giữ được môi trường nước sạch.
Với 1 kg rêu tươi đã làm sạch cát, sạn có giá bán từ 15 đến 20 ngàn đồng. Có ngày một người dân ở trên địa bàn xã Mỹ Lý có thể thu nhập từ 400 đến 600 ngàn đồng từ việc bán rêu. Tuy nhiên, công việc này cũng phụ thuộc một phần vào điều kiện thời tiết.
Món rêu đá không chỉ là đặc sản với người dân Tây Bắc, trên nhiều trang mạng món ăn này cũng đã được đăng bán 30.000 đồng/gói
Sản phẩm rêu nướng cũng được nhiều người đăng bán như một đặc sản trên một số chợ mạng, mỗi gói rêu nướng có giá 30.000 đồng.
Vào mùa rêu mọc, người dân hái rêu có thể thu về 400 - 600 nghìn đồng/ngày
"Trước đây người dân trên địa bàn xã Mỹ Lý chỉ hái rêu về chế biến món ăn hàng ngày. Giờ đây, do môi trường và khí hậu thay đổi, rêu chỉ mọc ở các đoạn sông thuộc địa phận của các bản dọc biên giới Việt - Lào, như bản Xốp Dương, bản Chà Nga. Tận dụng rêu từ tự nhiên ban tặng, người dân ở các bản đã khai thác về làm hàng hóa bán kiếm thêm thu nhập, nhất là vào dịp Tết này khi nhu cầu thực phẩm tăng cao" - Ông Vi Khăm Đào - Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An chia sẻ.
Loài cá ở Việt Nam có miệng nhọn, răng sắc như "sát thủ", bắt về bán thu bộn tiền Nhìn bên ngoài hình dáng của chúng khiến người ta sợ nhưng thực tế là thịt rất ngon. Trên thế giới có nhiều loại cá có hình thù gớm giếc, răng nhọn hoắt, song chúng vẫn ;à đặc sản được nhiều người săn đón. Cá xương xanh là loại cá có ở Việt Nam nhưng nổi tiếng nhất là ở Nam Du, Kiên...