Món ăn thức uống ngăn tiết mồ hôi ngày nóng
Uống nhiều nước, trà xanh, ăn nhiều rau củ, hoa quả để ngăn mồ hôi. Hạn chế đồ uống có cồn, tránh đồ ăn cay nóng.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng Khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết có nhiều nguyên nhân khiến cơ thể đổ mồ hôi. Một trong số đó là sự ảnh hưởng từ thời tiết nắng nóng. Khi các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức, lượng mồ hôi bài tiết ra nhiều có thể gây khó chịu và tạo mùi cơ thể.
Thực phẩm là cách hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng ra mồ hôi quá nhiều.
Theo tiến sĩ Hưng, điều đầu tiên cần uống nhiều nước mát trong ngày hè để hạn chế ra mồ hôi. Nhiều người cho rằng, uống càng nhiều nước thì cơ thể sẽ càng đổ mồ hôi nhiều hơn, nhưng thực tế không phải. Nước giúp cơ thể duy trì nhiệt độ bình thường, đồng thời làm mát khiến bạn không bị nóng và toát mồ hôi, giảm bớt mùi khó chịu của cơ thể. Nên uống khoảng 1,6-2 lít một ngày.
Bên cạnh nước, các loại trà như trà xanh, trà sâm có tác dụng tương tự. Trà có chứa hàm lượng cao của axit tannic một chất chống ra mồ hôi tự nhiên. Nên uống hai ly trà một ngày.
Rau xanh và hoa quả tươi giàu vitamin, khoáng chất, trợ giúp tiêu hóa, giữ cho cơ thể duy trì đủ lượng nước cần thiết, tác dụng làm mát cơ thể, hạn chế đổ mồ hôi. Nên bổ sung các thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày, chế biến rau luộc hoặc hấp sẽ tốt hơn là các món xào, nấu. Các bữa phụ có thể làm salad rau củ, trái cây… tốt cho sức khỏe tổng thể. Một số loại rau và trái cây như: rau cải, xà lách, rau ngót, dưa hấu, cam, quýt, bưởi, táo, bí đao…
Nước, trái cây, rau củ quả giúp cơ thể bớt ra mồ hôi ngày nắng nóng. Ảnh: Carespot
Hạn chế đồ uống có cồn, rượu bia, cà phê… Thức uống có cồn đều có xu hướng làm tăng nhiệt độ cơ thể dẫn đến đổ mồ hôi nhiều hơn. Ngoài ra, chất caffeine trong cà phê sẽ kích thích tuyến mồ hôi hoạt động nhiều hơn.
Bên cạnh đó cũng cần hạn chế thức ăn nhiều mùi như hành, tỏi, thực phẩm cay như ớt. Tỏi chứa hợp chất lưu huỳnh, không chỉ khiến hơi thở có mùi mà ngay cả mồ hôi tiết ra cũng có mùi. Vị hăng, cay của hành tây có tác dụng sưởi ấm và làm tăng lưu thông máu, khiến nhiệt độ cơ thể tăng và gây đổ mồ hôi.
Với ớt, chỉ cần ăn một ít nhỏ cũng cảm nhận được vị nóng bừng từ trong cơ thể, kích hoạt tuyến mồ hôi hoạt động nhanh chóng.
Theo tiến sĩ Hưng, ra mồ hôi thông thường có thể hạn chế bằng thực phẩm, Tuy nhiên, một số trường hợp ra mồ hôi quá nhiều hay còn gọi là tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis). Đây là dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến nội tiết chuyển hóa. Tình trạng bài tiết mồ hôi quá mức ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và trao đổi chất của cơ thể. Trường hợp này cần đi khám chuyên khoa nội tiết để tìm nguyên nhân và cách giải quyết hợp lý nhất.
[ẢNH] Những thực phẩm "đại kỵ" mà bệnh nhân đau dạ dày nên tránh
Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến, xảy ra ở nhiều đối tượng ở các độ tuổi khác nhau. Người bị đau dạ dày không nên ăn uống tùy tiện, nếu không bệnh sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Đồ ăn cay nóng, thực phẩm lên men, rượu, bia hay cafe... là những thực phẩm mà bệnh nhân bị đau dạ dày nên tránh kẻo 'rước họa vào thân'.
Video đang HOT
Theo chuyên gia dinh dưỡng Jung Kim, Bệnh viện Đại học Pennsylvania ở Philadelphia, Mỹ, những bệnh nhân bị đau dạ dày cần hạn chế ăn đồ cay nóng
Đồ ăn cay nóng sẽ gây kích thích hệ tiêu hóa, ảnh hưởng tới dạ dày, tăng tình trạng nôn mửa hoặc tiêu chảy. Do đó, để đảm bảo sức khỏe, chúng ta nên chọn thức ăn nhẹ, tránh gia vị cay như ớt, hạt tiêu...
Rượu, bia cũng được coi là một trong những đồ uống "đại kỵ" đối với bệnh nhân đau dạ dày. Không chỉ gây hại cho niêm mạc dạ dày, rượu, bia còn không tốt cho gan
Người bị đau dạ dày cũng nên hạn chế uống cafe. Nguyên nhân là do, cafe có tính axit cao, có thể gây kích ứng thành bụng, đau bụng. Bên cạnh đó, caffeine có trong cafe cũng có thể khiến dạ dày sản xuất nhiều axit, gây bệnh viêm loét dạ dày vô cùng khó chữa
Nhiều người cho rằng, sữa là thực phẩm tốt cho bệnh nhân đau dạ dày bởi khi bị cơn đau dạ dày "hoành hành", một ly sữa ấm sẽ khiến vùng bụng trở nên dễ chịu hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là cảm giác tạm thời
Khi uống sữa, lượng sữa trong dạ dày có thể thúc đẩy một lượng lớn axit tiết ra, khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân có vấn đề về dạ dày cấp tính, chúng ta không nên uống sữa vì nó có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu...
Nhiều người trong số chúng ta thường cho rằng cháo là thức ăn dễ tiêu, sẽ có lợi cho dạ dày. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là một quan niệm sai lầm
Vì cháo được nấu nhừ nên khi ăn, chúng ta không cần phải nhai nhiều. Bên cạnh đó, cháo chứa nhiều nước nên khi vào dạ dày, nó sẽ làm diện tích mở rộng ra, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày
Một số thực phẩm lên men như: Dưa muối, cà, giấm, mẻ... được coi là "đại kỵ" đối với bệnh nhân dạ dày
Điều này được lý giải là do, vị chua một số thực phẩm lên men kể trên sẽ kích thích việc tiết axit và các men tiêu hóa trong dạ dày nhiều hơn, khiến cơn đau càng trở nên tồi tệ. Thậm chí, việc ăn thực phẩm lên men một cách thường xuyên sẽ dễ dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày
Theo các nhà khoa học, khi bị đau dạ dày, chúng ta không nên ăn đậu xanh
So với thịt gà, đậu xanh thậm chí còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn. Điều này gây áp lực cho dạ dày nếu phải tiêu hóa hết các chất dinh dưỡng có trong đậu xanh trong khoảng thời gian ngắn, dễ gây đầy bụng, khó tiêu. Bên cạnh đó, đậu xanh có tính hàn, nên sau khi ăn loại đậu này, bệnh tình sẽ dễ tái phát hay trở nặng
Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho bệnh nhân đau dạ dày
Chuối: Với khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép có trong dịch dày, chuối được coi là một trong những thực phẩm thân hiện với dạ dày
Ngoài ra, theo Phó Giáo sư Robynne Chutkan, Khoa Hệ tiêu hóa thuộc Bệnh viện, Đại học Georgetown (Washington, Mỹ), chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy
Do có tính axit nên nhiều người kiêng ăn sữa chua vì sợ nó làm tăng hàm lượng axit có trongc cơ thể, khiến tổn thương ở dạ dày. Tuy vậy, các chuyên gia cho biết, sữa chua có tính axit nhưng nồng độ không đáng kể so với axit có trong dịch vị. Do đó, nếu ăn với chế độ khoa học, sữa chua được coi là thực phẩm cực tốt đối với người bị đau dạ dày
Để tránh cảm giác nhàm chán đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể, bạn có thể kết hợp sữa chua với nhiều hoa quả khác nhau như chuối, dâu tây,...
Không chỉ là loại rau giàu chất xơ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp cải thiện vóc dáng hay làm đẹp da, cải xanh còn được coi là thực phẩm cực thân thiện với dạ dày
Cải xanh là loại rau họ cải có chứa hợp chất isothiocyanate sulforaphane, có thể tiêu diệt vi khuẩn H. pylori. Trong một nghiên cứu trên động vật, chuột bị viêm dạ dày được cho ăn cải xanh. Những con chuột cho thấy sự cải thiện đáng kể vì giảm viêm và ức chế sự phát triển của vi khuẩn
Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, nghệ còn là phương thuốc phổ biến dành cho những người bị đau hay viêm loét dạ dày. Hoạt chất Curcumin có nhiều ở nghệ đóng vai trò chủ đạo trong việc hỗ trợ điều trị, giúp xoa dịu các cơn đau dạ dày cũng như đẩy nhanh tốc độ phục hồi của những vết loét
Bạn có thể dùng nghệ xay ra thành tinh bột sau đó pha với nước, mật ong. Kiên trì uống hỗn hợp này mỗi ngày để thấy sự cải thiện tích cực của những cơn đau
Kiều Phương (Tổng hợp)
Rau quả màu tím: Thực phẩm "hot" của năm và những lợi ích sức khoẻ tuyệt vời Trái cây và rau quả màu tím là xu hướng thực phẩm "hot" nhất trong năm nay và bạn nên bắt đầu kết hợp nó trong chế độ ăn của mình. Các bác sĩ thường khuyên rằng hãy tiêu thụ thật nhiều trái cây và rau quả nhiều màu sắc bởi vì chúng rất giàu chất chống oxi hóa, một hợp chất đóng...