Món ăn đơn giản này giảm được biến chứng chết người trong Covid-19?
Nghiên cứu mới của Nhật Bản cho thấy vitamin B6 là một trong những thứ bạn không nên quên trong mùa dịch Covid-19, và tin vui là nó hiện hữu trong những món ăn cực kỳ dễ tìm.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Frontiers in Nutrition đã cho thấy tiềm năng của việc bổ sung vitamin B6 để giảm nguy cơ xảy ra “cơn bão cytokine” trong bệnh Covid-19, một biến chứng do hệ miễn dịch “nổi loạn”, chống lại chính cơ thể bệnh nhân và có nguy cơ tử vong rất cao.
Một đĩa cơm gà sốt đậu phộng, một tô yến mạch – chuối ăn sáng hay đơn giản là một cốc sữa/ sữa đậu nành là những món ăn, uống dễ dàng để bổ sung vitamin B6 – Ảnh minh họa từ Internet
Nghiên cứu dẫn đầu bởi phó giáo sư Thanutchaporn Kumrugsee từ Khoa Tích hợp, Đại học Khoa học Hiroshima lý giải rằng vấn đề chính của cơn bão cytokine là tăng viêm, trong khi vitamin B6 là chất chống viêm cụ thể. Vitamin này còn có tác dụng chống huyết khối, mà các cục máu đông cũng là vấn đề hay được ghi nhận ở bệnh nhân Covid-19. Chưa kể, việc ăn đầy đủ vitamin B6 còn giúp chống lại hàng loạt bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, ngừa bệnh nhiễm trùng…
Nghiên cứu đã hoàn tất những thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm động vật. Họ đang tiến tới thử nghiệm lâm sàng để xác minh kết quả.
Tờ Medical Xpress cho biết nhóm nghiên cứu còn mong muốn kiểm tra xem vitamin B6 có tác dụng chống lại những loại virus khác nữa, nhất là các mầm bệnh gây viêm phổi hay không. Họ kỳ vọng tạo ra một liệu pháp dinh dưỡng ứng dụng trong phòng ngừa và điều trị các bệnh phổi nói chung.
Tin vui là vitamin B6 rất dễ tìm trong tự nhiên. Bạn có thể bổ sung nó bằng các món ăn dồi dào chất này. Theo Dịch Vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), vitamin B6 có nhiều trong thịt heo, thịt gia cầm (đặc biệt là gà và gà tây), một số loại cá, đậu phộng, đậu nành, mầm lúa mì, yến mạch, chuối, sữa, các loại ngũ cốc ăn sáng tăng cường… “Bạn có thể nhận được tất cả lượng vitamin B6 cần thiết nhờ chế độ ăn uống hàng ngày” – NHS khẳng định.
Mắc cúm khi mang thai, bà mẹ bị hôn mê sâu đến 24 ngày sau khi sinh con và điều kì diệu đã khiến cô hồi sinh
Không may bị cúm khi đang mang thai ở tuần 34, người mẹ này đã từng nghĩ chỉ cần uống thật nhiều nước và nghỉ ngơi đủ thì sẽ sớm khỏe mạnh trở lại. Nhưng không...
Cuối tháng 2/2019, Tess Frame (đến từ San Diego, tiểu bang California, Hoa Kỳ) mắc cúm khi đang mang thai ở tuần 34. Điều này đã khiến sức khỏe của Frame càng trở nên tồi tệ hơn, cô bị ho liên tục. Mỗi lần ho đều như một cơn đau "xé toạc" cổ họng, Frame thậm chí cảm nhận được cả cảm giác co thắt ở phần bụng; vì sợ ảnh hưởng đến con, cô bắt đầu kiềm chế những cơn ho.
Tess Frame không may bị cúm khi đang mang thai ở tuần 34.
Video đang HOT
Frame đã từng nghĩ, chỉ cần uống thật nhiều nước và nghỉ ngơi đủ giấc sẽ khiến cô dần khỏe mạnh trở lại. Nhưng không, sau đó vài ngày, cô buộc phải đi khám khẩn cấp để được điều trị vì tình trạng sức khỏe quá tệ.
"Hãy uống một vài loại thuốc nặng hơn một chút, dù nó không mấy an toàn cho những người đang mang thai và đợi thêm vài ngày, bạn sẽ sớm cảm thấy khỏe hơn." - vị bác sĩ điều trị cho Frame nói với cô.
Thế nhưng, dù một tuần đã trôi qua, tình trạng của cô lại đi ngược với mong đợi. Cô thậm chí không thể thở được nếu nằm ngửa và cô phải ngủ trong tư thế... ngồi. Frame dần trở nên mất tỉnh táo, cô không thể nói hoặc mở mắt.
Frame được cấp cứu, gây mê toàn thân, đặt nội khí quản và mổ để đưa bé Thomas (con trai Frame) ra ngoài.
Vào ngày thứ 8 sau khi uống thuốc do bác sĩ kê đơn, Frame bắt đầu xuất hiện những cơn co thắt mạnh và sức khỏe đã quá yếu là lý do khiến cô cứ thế lịm dần. Chồng của Frame gọi điện đến bệnh viện để mong nhận được sự giúp đỡ, tại đây các bác sĩ hướng dẫn uống thêm nước, cố gắng nghỉ ngơi và tiếp tục chờ đợi.
Sáng hôm sau, tình hình còn tệ hơn nữa. Những cơn co thắt dần mạnh hơn và cô buộc phải đến bệnh viện.
Ngay lúc đó, Frame được cấp cứu, gây mê toàn thân, đặt nội khí quản và mổ để đưa bé Thomas (con trai Frame) ra ngoài. Trong khi bé Thomas được đưa đến Bệnh viện Nhi để theo dõi và kiểm tra sức khỏe nhằm đảm bảo cậu bé sẽ không mắc phải bệnh nhiễm trùng nào thì Frame phải tiếp tục thở máy.
Bé Thomas chào đời sớm hơn dự kiến.
Frame được chẩn đoán đã bị suy hô hấp và viêm phổi. Trước tình hình này, cô nhanh chóng được chuyển đến một bệnh viện lớn hơn với các trang thiết bị hiện đại để điều trị trong vòng chưa đầy 10 phút.
Các ống nội khí quản được đặt và rút ra hết lần này đến lần khác. Tình hình sức khỏe lúc này của Frame vẫn rất tệ.
Do Frame bị hôn mê sâu nên các bác sĩ đã phải đặt ống thông vào trực tràng để thuận tiện cho nhu cầu đi vệ sinh. Không chỉ thế, cô còn bị chảy máu sau sinh nên nhân viên y tế ở đây phải lau thường xuyên để tránh nhiễm trùng và xoa bóp ngực để ngăn ngừa viêm vú. Các ống nội khí quản được đặt và rút ra hết lần này đến lần khác còn Frame luôn ở trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê.
Cơn hôn mê sâu khiến Frame như bị mất ký ức, cô thậm chí đã tin rằng mình phải nhập viện vì bị cưỡng hiếp và chưa sinh con.
Sau nhiều lần thất bại trong việc rút máy thở và ngưng sử dụng các loại thuốc an thần nặng cho Frame, cuối cùng cô đã thở được nhờ sự trợ giúp của ống thông dòng chảy cao. Lúc này, Frame chỉ nhớ rằng mình cảm thấy rất khát vì không khí thổi vào mũi và cổ họng với lực rất mạnh, nhưng tình trạng sức khỏe khiến cô được không được phép ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì.
Chồng của Frame luôn ở bên cạnh để chăm sóc cho cô.
Cơn hôn mê sâu khiến Frame như bị mất ký ức, cô thậm chí đã tin rằng mình phải nhập viện vì bị cưỡng hiếp. Frame cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy đang nằm trong viện và vết thương phần bụng khiến cô nghĩ rằng con trai vẫn đang an toàn trong đó.
Vài ngày sau, Frame mới tỉnh táo trở lại và dần hiểu ra mọi thứ. Nhưng không may, nồng độ oxy trong máu tăng lên nhanh chóng đã khiến các bác sĩ buộc phải tiêm thuốc an thần cho Frame thêm lần nữa, đồng thời đặt ống nội khí quản trở lại.
Không thể duy trì tình trạng này, Frame được chỉ định mổ rút nội khí quản. Quá trình này sẽ cho phép dòng oxy lưu lượng cao chảy trực tiếp vào khí quản của Frame, không thông qua mũi và miệng.
Thủ thuật được thực hiện thành công và Frame tỉnh dậy vào ngày hôm sau, tuy tỉnh táo nhưng cô lại không thể nói chuyện. Frame bắt đầu cai thuốc an thần và thuốc giảm đau (nguyên nhân đã gây ra toàn bộ các triệu chứng hoang tưởng, điên cuồng, buồn nôn, run rẩy, tê liệt cơ và các tác dụng phụ khác). Sau đó vài ngày, Frame được chuyển đến phòng chăm sóc tích cực.
Sau 24 ngày liên tiếp nằm trong bệnh viện, chồng và bố mẹ của Frame đã có thể đưa bé Thomas đến thăm cô. Lúc này, cậu bé tuy đã được 1 tháng tuổi nhưng mới chỉ nặng chừng hơn 3kg.
Bé Thomas lúc này mới chỉ nặng chừng hơn 3kg.
"Nâng niu cơ thể bé nhỏ và khẽ xoa mái tóc mềm mượt của con trai, tôi ước mình có thể nói chuyện với Thomas, hát cho con nghe một bài hát ru,... Từng ấy việc làm có thể là điều đơn giản với bao người nhưng riêng tôi lúc đó lại khác. Tôi chỉ còn cách quyết tâm khỏe mạnh trở lại càng nhanh càng tốt." , Frame nhớ lại.
Không ai khác, chính bé Thomas đã là nguồn động lực lớn nhất lúc bấy giờ của Frame. Như một chất xúc tác, bằng cách chạm vào Thomas, ngửi mùi hương ngọt ngào và cảm nhận hơi ấm từ cậu bé đã giúp Frame dần phục hồi một cách nhanh chóng.
"Tôi bắt đầu hiểu những điều mình cần phải làm để có thể kiểm soát việc chữa lành tâm lý và phục hồi sức khỏe của bản thân. Khi nghe bác sĩ nói về việc tôi có thể xuất viện sau một tuần nữa đã khiến tôi vô cùng xúc động.
Có những điều vô cùng kỳ diệu trong tình mẫu tử." , Frame nghẹn ngào tâm sự.
Frame hạnh phúc khi được ôm con trong vòng tay sau 24 liên tiếp nằm trên giường bệnh với cơn hôn mê sâu.
Cuối cùng, Frame cũng đã được xuất viện. Sau ngày đầu tiên từ bệnh viện trở về nhà, Frame nắm rõ mức độ suy nhược của cơ thể và biết rõ mình cần nhiều thời gian hơn nữa để có thể lấy lại năng lượng vốn đã mất đi rất nhiều trong quá trình bị bệnh.
Cuối cùng, Frame cũng đã được xuất viện.
Đó là một quá trình dài và vất vả, nhưng được trở về nhà và nhìn ngắm, nói chuyện với những đứa con của mình là một niềm hạnh phúc không thể diễn tả bằng lời của Frame.
Hiện tại, 8 tháng đã trôi qua và Frame đang dần khỏe mạnh trở lại, song cô vẫn luôn tuân thủ việc thăm khám theo đúng lịch hẹn để kiếm tra sức khỏe và điều trị kịp thời nếu xảy ra các dấu hiệu bất thường.
Ngồi xuống đứng lên bị xây xẩm chóng mặt, cảnh báo mắc bệnh gì? Hầu hết trong chúng ta đều có ít nhất một lần gặp phải tình trạng đang nằm ngồi dậy, hoặc ngồi xuống đứng dậy bị hoa mắt, chóng mặt. Đây là hiện tượng bình thường, song nếu kéo dài có thể cảnh báo chứng hạ huyết áp tư thế đứng, dẫn đến nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe. Khi chúng ta...