Món ăn cung đình cho mâm cỗ ngày Tết đẹp lung linh
Chả phượng là một trong những món ngon ngày Tết được rất nhiều người tán thưởng. Đây là món ăn nổi bật với hình thức đẹp mắt, hương vị thơm ngon, cách trình bày sáng tạo và xuất xứ từ cung đình Huế.
Có rất nhiều món ngon ngày Tết độc đáo và hấp dẫn, nhưng chả phượng được đánh giá cao hơn hẳn vì hình thức bắt mắt và xuất xứ từ cung đình của nó. Khi nói đến “nem công, chả phượng”, mọi người thường nghĩ đó là những món ăn cầu kỳ dùng để tiến vua chúa ngày xưa, nhưng ngày nay, các chị em có thể tự làm món này với những nguyên liệu đơn giản mà lại rất đẹp mắt.
Cách làm chả phượng không quá khó như nhiều chị em từng nghĩ. Có hai phần chính trong cách làm chả phượng, bao gồm tỉa đầu phượng và làm chả.
Tỉa đầu phượng:
- Để tỉa được đầu phượng, cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 1 củ cà rốt, củ hành tây, một ít rau mùi, 2 hạt tiêu đen và các dụng cụ tỉa gồm 1 dao đầu nhọn, 1 dao bào vỏ, 1 xúc hình chữ V nhỏ.
Chuẩn bị dụng cụ tỉa đầu phượng cho món ngon ngày Tết – chả phượng
- Bào sạch vỏ cà rốt, cắt một đoạn cà rốt từ gốc lên trên khoảng 12-13cm. Cắt vát chéo hai bên cạnh từ đầu nhỏ xuống đầu to. Phía đầu nhỏ, cắt vát một đoạn tạo hình chữ V, kéo dài khoảng 4cm để tạo phần đầu và mỏ của Phượng.
- Đặt dao bắt đầu từ phần đầu nhọn, lùi xuống khoảng 6mm, khứa lượn hình chữ C tạo phần thon của cổ Phượng. Ở phần thân, cũng dùng dao nhọn khứa chữ C thon ngược lại với chữ C trước như trong hình để tạo sự uốn lượn của thân Phượng.
Món ngon ngày Tết chả phượng đòi hỏi sự khéo léo
- Dùng dao nhỏ khứa phần mỏ phượng, phần đầu gọt tròn. Lấy dao bào bào mịn các góc vuông cho mịn màng, hình dáng con công được hình thành như trong hình.
- Cắt một lát cà rốt dày khoảng 4mm, dùng dao đầu nhọn khứa tạo hình uốn lượn cho phần lông của đầu phượng.
Cách tỉa mào phượng cho món ngon ngày Tết chả phượng
- Dùng mẩu tăm nhỏ cắm phần cong vừa tạo lên đầu phượng. Đầu dao nhọn khoét hốc mắt rồi ấn hạt tiêu đã chuẩn bị để tạo mắt cho chim. Sau đó dùng dao xúc hình chưa V nhọn khắp lên phần thân củ cà rốt để tạo lông vũ cho chim phượng. Như vậy là hình chú chim phượng đã được tạo hình xong.
- Đặt đầu chim phượng vào đĩa bầu dục hoặc đĩa tròn to, cắt vài lát hành tây bao quanh tạo cánh chim phượng. Đặt vài lát cà rốt bào mỏng phía trước và đặt rau mùi phía sau để tạo độ mềm mại khi tạo hình chim phượng.
Cách làm món ngon ngày Tết chả phượng không quá khó nhưng cần sự tỉ mỉ
Chế biến chả phượng:
- Nguyên liệu: trứng vịt ( 4-5 quả tùy kích cỡ), giò sống ( 400-500g), một thìa bột năng hòa tan với một lít nước, cà rốt, đậu cô ve, rong biển khô (4-5 miếng)
- Thực hiện:
Bước 1: Đập trứng ra bát rồi đánh trứng với phần bột năng đã hòa với nước trước đó. Dùng bột năng khi đánh trứng sẽ làm cho lát trứng khi tráng mỏng vẫn có được độ dai, mịn. Nếu muốn trứng có màu đậm, có thể pha thêm ít dầu điều khi đánh trứng.
Bước 2: Cho chảo chống dính lên bếp, chảo nóng, cho dầu ăn láng mặt chảo rồi đổ phần dầu thừa ra bát. Trứng sau khi đánh đã tan hết bọt, múc một thìa trứng sao cho lượng trứng đủ láng một lớp mỏng kín mặt chảo. Để láng được đều trước khi đổ trứng , phải hạ nhỏ lửa, cho trứng vào phải cầm cán chảo lắc tròn để trứng chạy láng được kín mặt chảo. Thấy bề mặt trên của trứng khô thì nhấc chảo lắc nhẹ để trứng đổ ra đĩa. Làm tiếp tục như vậy cho đến khi hết trứng.
Giò xay trứng tráng là 2 nguyên liệu bắt buộc cho món ngon ngày Tết chả phượng
Video đang HOT
Bước 3: Giò sống trộn đều với một thìa hạt tiêu, một ít hạt nêm, Đậu cove tước sơ, rửa sạch đem luộc chín. Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng vuông khổ khoảng 6mm, độ dài bằng đường kính của miếng trứng thì càng tốt và đem luộc chín. Trứng tráng sau như vậy các nguyên liệu đã đầy đủ trước khi bọc chả.
Bước 4: Trải miếng trứng tráng mỏng ra đĩa, để phần mịn hơn ra ngoài, múc một thìa con giò sống láng một lớp thật mỏng lên trên để tạo độ kết dính cho các lớp tiếp theo.
Bước 5: Đặt miếng rong biển tiếp lên trên rồi quết một thìa giò sống dày hơn vào giữa và đặt miếng cà rốt luộc như trong hình.
Bước 6: Phủ lên miếng cà rốt vừa đặt một ít giò sống rồi đặt tiếp lên trên đấy đậu cove luộc.
Chả phượng là món ngon ngày Tết đòi hỏi tính tỉ mỉ
Bước 7: Gập đôi miếng trứng đã được đặt nhân, sao cho cà rốt và đậu cove được bọc kín bởi lớp giò sống. Dùng tay ấn chéo miếng trứng để miếng chả khi cắt ra có hình giọt nước. Làm như vậy cho đến khi hết nguyên liệu. Thông thường 1 lát trứng tráng sẽ dùng 100gr giò sống gói bên trong.
Bước 8: Sau khi gói xong cho chả vào nồi hấp từ 15-20 phút thì chín.
Chế biến món ngon ngày Tết như chả phượng không quá phức tạp
Bước 9: Chả chín, cắt chả thành từng miếng dày khoảng 1cm để chuẩn bị bày
Bước 10: Xếp các miếng chả chạy dọc hai bên thành đĩa như trong hình. Màu vàng của trứng, màu xanh của đậu, màu cam của cà rốt cùng với màu sáng của giò sống, màu sẫm của rong biển đan xen nhau sẽ tạo ra hình những chiếc lông chim phượng vô cùng bắt mắt.
Chả phượng là món ngon ngày Tết đẹp mắt đẹp lòng
Lưu ý: Không để giò sống ở nhiệt độ thường quá lâu, nếu chưa làm ngay nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Cuốn chả đều tay nhưng không cuốn quá chặt vì sẽ làm vỡ miếng chả khi hấp.
Món chả phượng với hình thức tuyệt đẹp, vị ngon và dễ làm sẽ làm mâm cỗ ngày Tết trở nên độc đáo, lung linh hơn. Xuất xứ cung đình của nó cũng làm cho người thưởng thức cảm thấy hài lòng và thích thú. Phượng thuộc nhóm tứ linh vì vậy chỉ cần chăm chút thêm cho món ăn này, chả phượng hy vọng sẽ là một món ăn mang lại may mắn, an lành cho gia đình trong mâm cỗ ngày Tết.Các nàng dâu mới nếu làm được món này trong ngày Tết sẽ gây ấn tượng rất tốt đẹp với gia đình chồng.
Ngày Tết ăn nhiều thịt cá đến mấy cũng chẳng sợ ngán nhờ 4 món dưa góp giòn ngọt này
Vị chua chua, ngọt ngọt hoặc giòn giòn của các món dưa muối sẽ đem tăng hương vị cho mâm cỗ ngày Tết và giảm ngán cho bữa ăn nhiều thịt cá
Dưa giá muối
Nguyên liệu:
- Giá đỗ: 500g
- Hẹ: 100g
- Cà rốt: 1 củ
- Hành tím: 2-3 củ nhỏ
- Muối, đường, dấm ăn.
Cách làm:
Bước 1: Giá đỗ nhặt bỏ cọng hư, rửa sạch sau đó vớt ra rổ để ráo.
Bước 2: Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, xắt lát mỏng sau đó thái sợi.
Bước 3: Lá hẹ cắt gốc, nhặt bỏ lá già úa, rửa sạch, xắt khúc. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.
Bước 4: Trộn đều các nguyên liệu giá đỗ, hẹ và cà rốt.
Bước 5: Pha nước muối dưa giá từ khoảng 2 lít nước đun sôi để nguội, 2 thìa muối hạt, 1 thìa đường và chút xíu dấm ăn. Nêm nếm độ mặn sao cho mặn hơn khi nấu canh một chút, sau đó cho hành tím đã thái lát vào cùng, có thể thêm ớt xắt nếu muốn ăn cay. Cho nước muối vào 1 bình thủy tinh đã rửa sạch, lau khô.
Bước 6: Thả hỗn hợp giá, cà rốt, hẹ ở trên vào trong bình thủy tinh đã chứa sẵn nước muối dưa, chú ý nước phải ngập dưa giá
Sau đó đậy nắp lại, thường trời nắng như hiện nay chỉ 1 ngày là dưa giá đã chua, khi ăn lấy ra đĩa chấm cùng nước mắm chanh ớt.
Dưa chuột muối bao tử
Nguyên liệu:
- Dưa chuột bao tử: 1kg
- Dấm gạo: 300ml
- Đường: 50g
- Tỏi: 2 củ
- Muối hạt: 5g
- Nước trắng: 700ml
- Vài nhánh cần tây, thì là, cà rốt thái miếng .
Cách làm:
Dưa chuột bao tử ngâm rửa thật sạch, để ráo nước, nếu có thời gian bạn hãy để dưa chuột ở nơi thoáng mát chừng 1 ngày cho dưa hơi héo, xuống bớt nước để khi muối xong dưa chuột sẽ vàng giòn hơn.
Cho phần nước trắng, dấm gạo, muối trắng và đường vào nồi đun sôi kỹ rồi để nước dấm đường nguội, nấu sôi nước muối giúp dưa chuột muối có thể để được lâu, bị nổi váng.
Tỏi bóc vỏ, cà rốt cắt lát hoặc cắt cọng tùy thích. Cây cần tây, thì là sơ chế sạch, cắt khúc, thật ráo nước. Lọ thủy tinh rửa thật sạch tráng nước sôi rồi để khô. Xếp xem kẽ dưa chuột bao tử, cà rốt cắt miếng, tỏi, cần tây, thì là vào cho đến khi đầy lọ.
Đổ nước dấm đường vào cho đầy lọ dưa chuột muối, đè cho dưa chuột ngập chìm trong nước dấm đường hoàn toàn. Để dưa chuột bao tử muối ở gần bếp nếu thời tiết quá lạnh để dưa chuột lên men chua trong 2-3 ngày.
Dưa chuột bao tử muối giòn sần sật, vị chua ngọt nhẹ và thơm mùi cần tỏi muối kèm rất là ngon miệng. Khi dưa chuột bao tử đủ độ chua, các bạn cho dưa chuột vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và hãm lại độ chua của dưa chuột.
Củ kiệu ngâm chanh dây
Nguyên liệu:
Củ kiệu: 500 Gr
Muối: Nửa muỗng cà phê
Chanh dây: 5 Trái
Đường trắng: 200 Gr
Hướng dẫn thực hiện:
Củ kiệu cắt rửa sạch. Ngâm qua nước muối ít nhất 10 giờ hay qua đêm. Vớt ra xả với nước. Phơi nắng cho ráo (trong khoảng 2 giờ).
Chanh dây nạo lấy phần ruột, lược qua rây lấy nước cốt. Hòa tan nước cốt chanh dây với đường và thìa cà phê muối.
Đun chanh dây trên lửa nhỏ cho tan hết đường. Không đun lửa lớn sẽ làm mất màu và vitamin. Bắc xuống và lược lại một lần nữa rồi để nguội.
Sắp củ kiệu vào hũ thuỷ tinh. Đổ sốt chanh dây vào 1/2 phần củ kiệu. Ngày hôm sau phần nước chanh dây sẽ tan đầy hũ.
Món củ kiệu sẽ ngâm chanh dây sẽ được dùng được sau 2-3 ngày ngâm. Mỗi ngày bạn nhớ lắc nhẹ cho nước chanh dây thấm đều củ kiệu.
Rau cần muối xổi
Nguyên liệu:
Rau cần: 1,5kg
Đường: 20g
Muối: 80g
Giấm: 2 thìa canh
Cà rốt: 1 củ
Rau răm: 1 mớ
Tỏi: 1 củ
Cách làm:
Rau cần nên mua được rau cần cạn, thân ngắn, mập mạp màu xanh nhạt thì sẽ thơm, giòn và đậm đà hơn rau cần nước. Sau khi nhặt bỏ rễ, lá sâu, úa, rửa sạch, để ráo nước, cắt khúc 4-5cm.
Cà rốt gọt vỏ, bào sợi, có thể chừa lại một ít tỉa hoa và cắt mỏng 1-2mm để trang trí.
Rau răm rửa sạch, thái nhỏ. Tỏi bóc vỏ, thái lát
Cho rau cần, tỏi, cà rốt vào rau răm vào trộn thật đều.
Đun sôi khoảng 800ml nước, cho muối, giấm, đường vào khuấy tan, gạn bỏ cặn và để nguội.
Chuẩn bị một hũ thủy tinh sạch, lau thật khô, cho phần rau vào hũ sau đó đổ phần nước muối vào, dùng đĩa sứ hoặc vật nặng để lên. Sau 1 ngày là có thể ăn được.
Rau cần chua giòn khi kết hợp với rau răm lại thơm thơm rất kích thích vị giác. Rau cần muối xổi ăn kèm thịt đông, thịt kho hay cá kho rất ngon tuy nhiên món dưa này không để được lâu nên bạn không nên muối nhiều quá và chỉ nên sử dụng trong 3-4 ngày thôi nhé!
Các món xôi để nấu ngày Tết Xôi là món ăn ít khi vắng mặt trong mâm cỗ ngày Tết của nhiều gia đình. Có rất nhiều cách nấu xôi mà bạn có thể lựa chọn và chế biến cho mâm cỗ ngày Tết. Xôi đậu xanh Món xôi đậu xanh được các chị em lựa chọn nhiều nấu trong ngày Tết. Cách nấu xôi cũng không quá khó, nhưng...