Món ăn 5 nghìn đồng/miếng giúp Song Hye Kyo từ 70kg giảm hẳn 17kg, lại có công dụng không tưởng
Mặc dù là món ăn dễ xơi lại nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng nên ăn thường xuyên như Song Hye Kyo để giảm cân, đặc biệt là những đối tượng dưới đây.
Song Hye Kyo là một trong những bảo bối nhan sắc của điện ảnh Hàn Quốc. Ở tuổi 38, cô vẫn thu hút bao ánh nhìn với vóc dáng thon thả, gương mặt xinh đẹp và nhan sắc trẻ trung bất chấp tuổi tác.
Dù hiện tại, nữ diễn viên đang ở đỉnh cao nhan sắc nhưng ít ai biết được trong quá khứ Song Hye Kyo từng nặng tới 70kg trong khi chiều cao chưa đến 1m60. Thế nhưng sau một thời gian cô đã giảm được 17kg và từ đó luôn duy trì thân hình mảnh mai nhưng vẫn tràn đầy sức sống.
Song Hye Kyo từng có thân hình khá mũm mĩm với cân nặng 70kg.
Vóc dáng thon gọn của Song Hye Kyo hiện tại khiến bao người mê dù cô đã bước sang tuổi 38.
Để giảm được cân, Song Hye Kyo cũng cần tập luyện và có chế độ ăn khoa học. Trong suốt thời gian nỗ lực giảm cân, Song Hye Kyo luôn trung thành với một loại thực phẩm nhất định. Đó chính là đậu phụ – một loại thực phẩm rẻ như cho, chỉ 5 nghìn/miếng mà đem lại hiệu quả giảm cân. Nhưng bất ngờ hơn nữa khi món đậu phụ tưởng rẻ như cho ấy không chỉ giúp giảm cân mà lại có rất nhiều lợi ích sức khỏe cho các chị em phụ nữ.
Đậu phụ được làm từ hạt đậu nành là nguồn protein quan trọng, phù hợp cho người ăn chay và muốn ăn kiêng. Đậu phụ cũng chứa isoflavone như phytoestrogen. Isoflavone có thể có cả hai đặc tính estrogen-agonist hoặc estrogen-đối kháng. Những thứ này có thể giúp chống lại một số bệnh ung thư, bệnh tim và loãng xương.
Đậu phụ là món ăn không thể thiếu trong thực đơn ăn kiêng của người đẹp Song Hye Kyo.
Những lợi ích từ đậu phụ
Theo bác sĩ Josh Axe- chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng, tác giả của nhiều cuốn sách về dinh dưỡng nổi tiếng như Eat Dirt, The Real Food Diet Cookbook và Essential Oils Ancient Medicine. Chuyên gia dinh dưỡng Josh Axe cho biết ăn đậu phụ có thể thu lại những lợi ích sau:
1. Cải thiện tim mạch
Isoflavone trong đậu nành, một loại polyphenol có trong đậu phụ đã được chứng minh là làm giảm các dấu hiệu viêm và cải thiện lưu lượng máu, giúp phòng ngừa đột quỵ.
Ăn đậu phụ thay thế cho protein động vật có thể giúp giảm mức cholesterol LDL. Điều này, giúp làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và huyết áp cao .
2. Ngừa ung thư vú
Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ đậu nành có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư dạ dày. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu các đặc tính chống ung thư của đậu phụ, một số nghiên cứu chỉ ra rằng có thể là do sự hiện diện của isoflavone trong đậu nành.
3. Làm giảm các triệu chứng mãn kinh
Ăn các sản phẩm làm từ đậu nành có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh.
Nghiên cứu của một trường Đại học tại Bỉ đã gợi ý rằng tiêu thụ các sản phẩm từ đậu nành có thể giúp giảm các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, mệt mỏi và đổ mồ hôi đêm.
Video đang HOT
Chẳng hạn như một nghiên cứu của Viện Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia, Tokyo (Nhật Bản) phát hiện ra rằng chất bổ sung isoflavone trong đậu nành có thể làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa hiệu quả hơn so với giả dược.
Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn để biết chính xác những gì xảy ra và tại sao.
4. Giảm cân
Đậu phụ ít calo và giàu axit amin thiết yếu nên nó là món ăn tuyệt vời nếu bạn muốn giảm cân. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều protein có thể giúp giảm mức ghrelin, hormone chịu trách nhiệm kích thích cảm giác đói.
5. Ngừa loãng xương
Isoflavone trong đậu nành có thể giúp giảm tình trạng loãng xương và tăng mật độ khoáng xương, đặc biệt là sau khi mãn kinh.
6. Kiểm soát lượng đường trong máu
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Khoa Y học Gia đình tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan cho thấy uống 100 miligam isoflavone mỗi ngày giúp giảm mức đường huyết lúc đói xuống 15% chỉ sau sáu tháng.
Không chỉ vậy, isoflavone cũng có thể giúp giảm mức độ insulin, hormone chịu trách nhiệm đưa đường từ máu đến các tế bào. Điều này có thể giúp chống lại tình trạng kháng insulin và cải thiện khả năng sử dụng hormone này của cơ thể hiệu quả hơn để duy trì kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Ăn đậu phụ có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. (Ảnh minh họa)
Lưu ý khi ăn đậu phụ
Mặc dù, đậu phụ khá lành và hầu như ai cũng ăn được. Tuy nhiên, những người mắc các bệnh sau nên hạn chế ăn đậu phụ:
- Người tiêu chảy do lạnh dạ dày
- Người có chức năng thận yếu
- Người mắc bệnh gout
- Bệnh nhân thiếu i-ốt không ăn quá nhiều đậu phụ
Ngoài ra, không ăn đậu phụ trong khi đang uống thuốc tetracycline, không nên ăn đậu phụ với số lượng lớn trong thời gian dài, không ăn với rau bina.
Hoàng Minh
Đây là "loại thuốc quý" giá vài ngàn, chị em càng ăn càng trẻ trung, chống được ung thư nhưng đàn ông có thèm cũng nên hạn chế
Xưa đến nay, phụ nữ vốn chẳng tiếc tiền để phục vụ công cuộc gìn giữ sắc đẹp và bảo vệ sức khỏe, thế nhưng chúng ta lại vô tình quên mất xung quanh mình có rất nhiều "loại thuốc" tự nhiên, giá cực rẻ cũng có thể đem lại kết quả tương tự.
"Liều thuốc bổ" có tác dụng ngừa lão hóa, chống ung thư đó chính là món đậu phụ - một món ăn vô cùng dân dã nhưng ẩn chứa rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đậu phụ là món ăn làm từ đỗ tương (hay còn gọi là hạt đậu nành), có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong sách cổ của người Trung Quốc vẫn còn ghi chép về độ bổ dưỡng của đậu phụ sánh ngang với thịt dê. Ăn nhiều cơ quan tiêu hóa sẽ mạnh khỏe, thải độc rất nhanh ra khỏi cơ thể.
Theo y học hiện đại, một bìa đậu nặng 122g chứa:
- 177 calo
- 5,36g carbohydrate
- 12,19g chất béo
- 15,57g protein
- 421mg canxi
- 3,35mg sắt
- 282mg phốt pho
- 178mg kali
- 2mg kẽm
- 27 microgam (mcg) folate
Đồng thời, đậu phụ còn được chứng minh có chứa thiamin, riboflavin, niacin, vitamin B-6, choline, mangan và selen.
Đậu phụ được chứng minh bổ dưỡng như thế nào trong y học hiện đại?
1. Ngừa bệnh tim
Theo Viện sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia (Nhật Bản), chất isoflavine có trong đậu phụ có thể làm giảm mức cholesterol xấu LDL. Ngoài ra, việc tiêu thụ đậu phụ hàng ngày cũng có thể làm giảm các nguy cơ gây bệnh tim mạch như cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI) và tổng lượng cholesterol trong cơ thể.
2. Chống ung thư
Một số nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm từ các nhà khoa học người Ý đã cho thấy genistein và isoflavone chứa nhiều trong đậu phụ có chức năng chống oxy hóa. Điều này có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Đậu phụ có thể có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
3. Bảo vệ thận
Theo trang Medicalnewstoday, protein trong đậu phụ có tác dụng cải thiện chức năng thận và mang lại lợi ích cho những người đang chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
4. Làm giảm triệu chứng mãn kinh
Một số nghiên cứu thực hiện bởi các nhà khoa học người Bỉ cho thấy tiêu thụ đậu phụ chứa nhiều phytoestrogen và genistein có thể giúp đối phó với triệu chứng mãn kinh như bị bốc hỏa.
5. Làm đẹp da
Đậu phụ có tính mát, có tác dụng giữ độ đàn hồi của da, làm căng cơ mặt và ngăn ngừa quá trình lão hoá. Phụ nữ ăn nhiều đậu phụ không chỉ có làn da sáng mịn mà còn trẻ trung, ít nếp nhăn hơn.
Vậy trong y học cổ truyền, đậu phụ được coi là món ăn bổ dưỡng thế nào?
Bàn về món đậu phụ, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, theo quan niệm của y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng, có công dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ lợi thấp, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc và kháng nham.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát.
Không chỉ làm thực phẩm, đậu phụ nếu biết kết hợp còn có thể làm thuốc hỗ trợ cho việc phòng và trị bệnh rất hiệu quả.
Cách sử dụng đậu phụ để phòng và trị bệnh như sau:
- Chống loãng xương, thiếu sắt: Món đậu phụ nấu dưa cải
Chuẩn bị: Đậu phụ 2 miếng, dưa cải 150g.
Cách làm: Dưa cải rửa sạch ngâm nước lạnh vớt ra vắt khô nước cắt nhỏ. Đậu phụ cắt nhỏ mỏng (dài 3cm, rộng 1,5cm, dày 1cm) nhúng nước sôi vớt ra để ráo nước. Cho dầu vào nồi cho sôi rồi cho hành, gừng đảo qua, cho dưa vào xào đều, cho đậu phụ. Đổ nước không ngập đậu phụ. Đun lửa to cho sôi rồi rút lửa nhỏ cho chín đậu nêm gia vị.
Tác dụng: Phụ nữ ăn món này được bổ sung canxi chống loãng xương và sắt chống thiếu máu cho cả mẹ lẫn con. Món canh dưa này nếu có thêm đầu cá sẽ tăng thêm vị ngon và bổ.
- Bồi bổ cho bà bầu tháng cuối: Đậu phụ xào cải bó xôi (rau chân vịt)
Chuẩn bị: Đậu phụ khô 2 miếng. Rau chân vịt 500g, dầu lạc hoặc dầu vừng 40g, gia vị.
Cách làm: Đậu phụ khô rửa sạch, cắt miếng nhỏ hoặc đậu phụ tươi thái mỏng rán (lướt ván). Xào qua đậu phụ trước rồi mới cho rau chân vịt (đã thái nhỏ) vào xào cho đến khi rau có màu xanh thẫm thì nêm gia vị đảo đều nhấc ra.
Tác dụng: Rau chân vịt cung cấp thêm canxi, sắt và vitamin C nên rất có lợi cho sức khỏe sản phụ mang thai thời kỳ cuối.
- Thanh nhiệt, tiêu đàm, chỉ khát: Cháo đậu phụ đường phèn
Chuẩn bị: Đậu phụ khô 2 miếng, đường phèn 150g, gạo tẻ 100g.
Cách làm: Đậu phụ thái nhỏ, nấu cháo nhừ rồi cho đậu, đường vào nấu chín đậu. Ăn nóng.
Tác dụng: Cháo có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng vị, tiêu đàm, chỉ khát. Dùng thích hợp cho phụ nữ mang thai ho, sốt, ra mồ hôi.
Đậu phụ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon
Với những cách sử dụng bên trên, phụ nữ nên thường xuyên bổ sung đậu phụ vào bữa ăn hàng ngày để vừa gìn giữ sắc đẹp lại phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng khuyến cáo đàn ông nên hạn chế ăn đậu phụ bởi có thể gây rối loạn tình dục ở nam giới như làm thay đổi lượng testosterone, giảm ham muốn "yêu", số lượng và chất lượng tinh trùng.
ĐỖ ĐỖ
Ăn đậu phụ giảm nguy cơ mắc bệnh tim Nếu muốn có một trái tim khỏe mạnh, hãy tăng cường ăn đậu phụ vì thực phẩm này có chứa hàm lượng cao isoflavone - chất giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ăn đậu phụ hơn 1 lần/tuần giảm 18% nguy cơ mắc bệnh tim, so với 12% ở những người ăn đậu phụ ít hơn 1 lần/tháng - Ảnh minh họa: Shutterstock...