Mỗi trường một bộ sách, thật tuyệt vời!
Theo ý kiến người viết, mỗi trường một bộ sách giáo khoa khác nhau trong cùng một huyện, đó là một điều tuyệt vời nhất cho giáo dục nước nhà.
Luật Giáo dục (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2020. Trong đó, Luật có quy định giao Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sách giáo khoa sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Trước thời điểm luật giáo dục có hiệu lực, việc chọn bộ sách nào để dạy lớp 1 khi áp dụng chương trình mới, không thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; việc chọn sách giáo khoa mới được thực hiện theo Nghị quyết 88 của Quốc hội.
Theo quy định của Nghị quyết 88 “cơ sở giáo dục có thẩm quyền lựa chọn Sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh”.
Dư luận rất băn khoăn “cơ sở giáo dục” ở đây là mỗi trường Tiểu học có quyền chọn một bộ sách sử dụng, dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh trường đó.
Như vậy có thể trong một Phòng giáo dục sẽ có các trường sử dụng sách giáo khoa khác nhau.
Chọn bộ sách nào để dạy, để học, có còn quan trọng? (Ảnh minh họa: VTV)
Việc “phong phú, đa dạng” các bộ sách trên cùng một địa phương phạm vi hẹp như vậy có nên không?
Theo ý kiến người viết, mỗi trường một bộ sách giáo khoa khác nhau trong cùng một huyện, đó là một điều tuyệt vời nhất cho giáo dục nước nhà.
Video đang HOT
Tại sao lại tuyệt vời?
Thứ nhất: Giáo viên, học sinh, phụ huynh trong trường học đã dựa vào năng lực “cảm nhận, cảm thụ” của mình về phương pháp tiếp cận kiến thức, kĩ năng mà bộ sách truyền tải phù hợp với mình; với điều kiện kinh tế xã hội của mình; việc dạy và học chắc chắn sẽ thuận tiện hơn khi “bị ai đó” ấn vào tay mình phải dạy, học theo sách này.
Thứ hai: Phù hợp với quy luật tiến hóa của xã hội; bộ sách nào tốt thì sẽ được nhiều người sử dụng, tồn tại; bộ sách nào không phù hợp, ít người sử dụng bị đào thải.
Vì khả năng “sinh tồn” của bộ sách, buộc các nhà biên soạn sách phải cập nhật, thay đổi, bổ sung hàng năm cho sách của mình theo kịp thời đại; tránh được “sự chây ì” kiến thức của nhà xuất bản.
Giúp làm lợi cho ngân sách, không cần đầu tư vào biên soạn sách giáo khoa; chỉ cần chương trình tốt, sách giáo khoa đã có “xã hội” lo.
Thứ ba: Thể hiện sự dân chủ xã hội trong giáo dục. Dân chủ ngay từ chọn sách dạy, chọn sách học.
Thứ tư: Tăng trách nhiệm của giáo viên, phụ huynh, cộng đồng trong giáo dục đào tạo.
Giáo viên, phụ huynh, học sinh không có quyền đổ lỗi; giáo dục mọi người phải có tính chịu trách nhiệm trước hành vi, lựa chọn của chính mình.
Thứ năm: Xóa bỏ lợi ích nhóm; Đập tan cơ chế xin cho, chạy chọt trong phát hành sách giáo khoa.
Sách giáo khoa nào cũng phải bám theo sợi chỉ đỏ, trục chính của giáo dục là Chương trình giáo dục phổ thông đã được ban hành; chỉ khác nhau ở phương pháp, phương án tiếp cận tri thức mà thôi.
Vì thế, mỗi trường dạy một bộ sách giáo khoa khác nhau, không ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội; chỉ đem lại lợi ích cho giáo dục mà thôi.
Hãy để “cơ sở giáo dục có thẩm quyền lựa chọn Sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh”; có như thế mới mong rằng, chúng ta sẽ có những bộ sách giáo khoa tốt.
Sơn Quang Huyến
Theo giaoduc.net
Làm sách giáo khoa, nhà xuất bản đừng đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu
Vấn đề lựa chọn sách giáo khoa trở nên nóng trong vài ngày nay khi các thông tin và bằng chứng cho thấy đã có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị được xuất bản sách.
Triển lãm sách giáo khoa lớp 1 mới - Tuệ Nguyễn
Đây thực sự là một việc vô cùng nhạy cảm giữa một bên - những người tổ chức biên soạn và xuất bản sách giáo khoa với một bên - là học sinh, phụ huynh và xã hội.
Xã hội hóa sách giáo khoa là một chủ trương đúng
Nghị quyết 88 của Quốc hội đã đặt nền móng cho việc biên soạn và lựa chọn tài liệu giảng dạy trong các nhà trường phổ thông mà chúng ta quen gọi là sách giáo khoa. Đây là một chủ trương đúng, vì nó huy động được các nhà giáo dục ,các thầy cô giáo, các nhà khoa học tham gia biên soạn sách giáo khoa - thực hiện chủ trương một chương trình nhiều sách/bộ sách giáo khoa.
Việc chính phủ quyết định để các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa phổ thông cho chương trình đổi mới giáo dục không phải là chuyển gánh nặng của nhà nước sang người dân, dù rằng ai cũng biết càng nhiều sách, bộ sách được biên soạn thì kinh phí sẽ cao hơn nhiều lần khi chỉ biên soạn một bộ sách giáo khoa. Tuy nhiên việc để các cá nhân và tổ chức có quyền biên soạn sách giáo khoa là bước tiến trong giáo dục. Bộ GD-ĐT chỉ là đơn vị ra các quy định về thẩm định, về công nhận thẩm định và ra văn bản hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa dùng trong các nhà trường phổ thông. Tại thời điểm này có 6 nhà xuất bản (NXB) được Bộ Thông tin truyền thông cấp phép biên soạn sách giáo khoa, nhưng chỉ có 3 NXB tham gia: NXB Giáo dục Việt Nam, NXB Đại học sư phạm và NXB Đại học sư phạm TP.HCM - 3 nhà xuất bản này được tổ chức biên soạn sách, trình hội đồng thẩm định và nếu được hội đồng thẩm định thông qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt thì sẽ tiến hành cấp phép xuất bản theo luật xuất bản.
Cần tôn trọng người sử dụng sách
Việc biên soạn sách giáo khoa cho đến sau khi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT công bố các cuốn sách sẽ được sử dụng trong năm học tới đã diễn ra suôn sẻ. Không một cơ quan, cá nhân nào ngoài hội đồng thẩm định biết các cuốn sách đã được biên soạn, trừ những cuốn mà nhóm tác giả và NXB trình hội đồng thẩm định. Tất cả những cuốn sách giáo khoa được Bộ trưởng ký quyết định cho phép sử dụng trong nhà trường từ năm học 2020-2021 có giá trị ngang bằng. Việc lựa chọn sách đã được Bộ soạn thảo văn bản hướng dẫn và sẽ ban hành văn bản sau khi lấy ý kiến rộng rãi. Rõ ràng trong những sách được lựa chọn, không có cuốn sách nào được coi trọng hơn cuốn nào về chất lượng. Chất lượng của các cuốn sách này sẽ được học sinh và giáo viên đánh giá sau sử dụng.
Vấn đề lựa chọn sách giáo khoa trở nên nóng trong vài ngày nay khi các thông tin và bằng chứng cho thấy đã có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị được xuất bản sách. Đây thực sự là một việc vô cùng nhạy cảm giữa một bên những người tổ chức biên soạn và xuất bản sách với một bên là học sinh, phụ huynh và toàn xã hội.
Việc xã hội hóa biên soạn và xuất bản sách là một chủ trương tốt giờ lại trở nên khó khăn bởi chính các đơn vị tổ chức biên soạn và xuất bản.
Để giải quyết việc này, cần tôn trọng người sử dụng sách trong nhà trường đó là học sinh và thầy cô giáo (và đứng sau họ là phụ huynh, là toàn xã hội). Nhiều người nghi ngờ các giáo viên, các lãnh đạo nhà trường phổ thông sẽ bị chi phối bởi cấp trên trực tiếp của họ (phòng giáo dục, sở giáo dục). Không loại trừ ảnh hưởng của các cấp thẩm quyền lên việc lựa chọn sách giáo khoa dùng trong trường học (việc này có thể ngăn chặn được bằng các điều chỉnh luật pháp) nhưng cũng phải đặt lòng tin vào các thầy cô giáo khi giao nhiệm vụ chọn sách cho họ. Nếu không tin được đội ngũ giáo viên - những người trực tiếp làm nên chất lượng giáo dục - thì không thể có được một nền giáo dục như xã hội kỳ vọng.
Hãy để từng giáo viên thảo luận thống nhất của tổ bộ môn trong việc lựa chọn sách sử dụng ở nhà trường phổ thông. Tôi tin là thầy cô giáo không bán mình vì thù lao bán sách mà các nhà xuất bản chiết khấu. Xã hội hãy đặt lòng tin ở người thầy, bởi chính họ chứ không phải ai khác góp phần chính trong việc dạy dỗ con em chúng ta.
PR là cần thiết nhưng đừng quá đặt nặng lợi nhuận
Là tác giả, nhóm tác giả ai lại không mong các giáo viên và học sinh lựa chọn sách do mình biên soạn. Nhưng các tác giả, nhóm tác giả không phải là những người áp đặt việc chọn hay không chọn sách do mình lựa chọn, họ đủ tự tin và sẵn sàng đón nhận việc sách được lựa chọn hay từ chối dùng trong nhà trường phổ thông.
Không thể bắt các nhà xuất bản, các tổ chức, cá nhân không PR cho sản phẩm của họ vì họ cũng là các doanh nghiệp, không được ưu đãi riêng biệt nào. Họ có thể sẽ thất bại trong tổ chức biên soạn và xuất bản sách giáo khoa lần này, nhưng các nhà xuất bản cũng nên hiểu rằng cả xã hội đang soi từng hành vi của họ, nếu họ đặt lợi ích kinh tế, lợi nhuận lên hàng đầu, liệu có ai chọn sách của họ?
Theo thanhnien
Nếu vì học sinh thì trong cùng một địa bàn nên thống nhất một bộ sách giáo khoa Học sinh đến nơi học mới với bộ sách giáo khoa mới sẽ khó có thể tiếp cận ngay, khó có thể kết nối những kiến thức đã học và sẽ học một cách logic. Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông,...