Mỗi tháng tiết kiệm 2 chỉ vàng, sau 5 năm cô nàng công sở có 12 cây vàng, bán nhanh đã có 700 triệu trong tay
Chỉ nhờ tích lũy vàng mà cô nàng công sở này đã tiết kiệm được 1 khoản tiền lớn trong tay. Hiện vừa bán 12 cây vàng hôm qua, quý cô này thắng lớn khi có 700 triệu đồng.
Năm 2015, Trần Thị Hải, 25 tuổi ở Khâm Thiên, Hà Nội quyết định bắt đầu phải tích lũy để có 1 khoản tiền khi lập gia đình.
Là một nhân viên content, PR, lương tháng của Hải ở mức 11,5 triệu đồng/tháng. Song vì được bố mẹ bao ăn, bao ở, nên Hải quyết định dồn hết tiền lương tháng vào mua vàng.
“Từ lúc đó, mỗi tháng mình quyết định mua 2 chỉ vàng để tiết kiệm. Nếu tháng nào có việc cần đến tiền mình chí ít cũng phải mua 1 chỉ và tháng sau phải mua bù. Cứ thế mỗi tháng mua 2 chỉ vàng, 1 năm mình mua được 24 chỉ, tương đương với 2 cây vàng và 4 chỉ. 5 năm tiết kiệm mình mua được 120 chỉ tương đương 12 cây vàng”, chị Hải cho biết.
Mỗi tháng, chị Hải quyết định mua 2 chỉ vàng để tiết kiệm.
Quý cô công sở này vẫn nhớ như in ngày đầu tiên cô quyết định mua vàng tích lũy đó là đầu năm 2015: “Mình mua vào chiều ngày 12/1, giá vàng niêm yết tại những Công ty Vàng bạc Đá quý ở Hà Nội lúc ấy chỉ ở mức hơn 35 triệu đồng một/lượng, mình mua 2 chỉ có giá khoảng 7 triệu.
Đến nay, dù giá vàng nhiều lúc tăng hay giảm, lương về tài khoản là Hải lại rút ra đi mua 2 cây vàng. Tất nhiên để tiết kiệm có lãi, Hải cũng phải chú ý tới thời điểm mua vàng giá rẻ nhất: “Tháng nào mình cũng quan sát giá vàng trồi sụt như nào. Cứ lúc giảm nhiều thì mình mua vào. Nếu không giảm thì cũng cứ mua vào thì mình để tiền nhàn rỗi tích lũy, không phải đi vay nên cũng không sốt ruột. Có những thời điểm như cuối năm 2015, giá vàng lúc ấy chỉ ở mức hơn 32 triệu đồng một/lượng, mua 2 chỉ có giá khoảng 6,5 triệu”.
Video đang HOT
Sau 5 năm tích cóp mua vàng, Hải đã có trong tay 120 chỉ, tương đương 12 cây vàng.
Tới thời điểm này, sau 5 năm tích cóp mua vàng, Hải đã có trong tay 120 chỉ, tương đương 12 cây: “Những tháng bình thường mình cố gắng mua 2 chỉ. Còn những tháng Tết được thưởng, mình dồn hết mua vàng. Vì thế Tết năm nào cũng thường mua thêm được 2-4 chỉ nữa. Giờ tính ra, trong tài khoản chỉ có 2-3 triệu để tiêu vặt nhưng vàng thì mình có cả 12 cây”, Hải tươi cười khoe.
Theo dõi thấy giá vàng trong nước đã vượt ngưỡng 60 triệu đồng/lượng, Hải quyết định mang 12 cây vàng của mình đến 1 công ty vàng bạc bán. Giá bán ra được ở mức 59,12 triệu đồng/lượng. Tính ra Hải đã cầm chắc trong tay số tiền 700 triệu đồng.
“Số tiền này mình dự định sẽ đưa cho mẹ 500 triệu để xây nhà. Còn lại 200 triệu thì đầu tư mua vàng tích lũy tiếp hoặc cuối năm nay cưới xin thì sẵn tiền để mua sắm, lo chu toàn cho đám cưới của mình”, quý cô công sở này khoe.
Chiều qua ngày 7/8, theo dõi thấy giá vàng trong nước đã vượt ngưỡng 59 triệu đồng/lượng, Hải quyết định mang 12 cây vàng của mình đến 1 công ty vàng bạc bán.
Hiện, Hải cho biết lại coi như lại bắt đầu quay trở về con số 0 và lại bắt đầu quá trình tiết kiệm: “Cuối năm cưới thì càng phải bắt ông xã cùng tiết kiệm. Không tài khoản mà không đồng nào hoặc không có vàng cầm trong tay thì cũng lo lắm. Cưới xong lại muốn có em bé ngay, chi phí nhiều nên có ít thì tiết kiệm ít vậy, tích gió thành bão. Dù khó khăn cũng cố gắng tiết kiệm tiền mua 1 chỉ vàng mỗi tháng vậy. Cảm giác tháng tháng chờ lương để mua ngay 1 chỉ thấy sung sướng lắm mặc dù sau đó lại đau đầu chuyện chi tiêu trong tháng. Chúc mọi người càng ngày càng tích trữ được nhiều, vì tương lai con em chúng ta”.
Người Việt Nam tiết kiệm nhất thế giới nhưng vẫn tích cực mua quần áo mới
Theo báo cáo của Nielsen, trong quý 2, người Việt Nam đã chi tiêu ít hơn so với quý trước. Xếp sau tiết kiệm, tiền nhàn rỗi được chi cho quần áo mới.
Theo báo cáo mới nhất của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, vào quý 2/2020, Việt Nam trở thành quốc gia lạc quan thứ hai thế giới với Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng là 117.
Chỉ số này giảm so với quý trước cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam sụt giảm, nhưng trong bối cảnh người tiêu dùng toàn cầu còn bi quan hơn thì Việt Nam vẫn nằm trong những quốc gia lạc quan nhất toàn cầu, vượt qua Philippines và Indonesia để trở thành quốc gia có số người tiêu dùng lạc quan nhiều thứ 2 thế giới, chỉ sau Ấn Độ
Báo cáo cũng cho biết, sau Covid-19, người Việt Nam quan tâm nhất đến 2 điều: Sự ổn định của công việc và sức khỏe.
Cảm giác bất an về công việc
Số liệu đáng chú ý trong báo cáo của Nielsen là mức độ lo lắng của người tiêu dùng về nền kinh tế đã tăng vọt so với quý 1 và đây cũng là mức cao kỷ lục kể từ quý 2 năm 2014.
"Những xu hướng này phần lớn đều có thể dễ dàng dự đoán trước vì Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên kiểm soát được làn sóng đầu tiên của đại dịch và bước vào giai đoạn Phục hồi. Vì vậy sức khỏe không còn là mối quan tâm số 1 của người Việt Nam trong quý 2/2020.
Đồng thời, đại dịch đã để lại một ảnh hưởng dài hạn đến nền kinh tế và sự không chắc chắn của người tiêu dùng, dẫn đến cảm giác bất an về công việc và do dự trong việc chi tiêu", bà Louise Hawley, Tổng Giám Đốc Nielsen Việt Nam chia sẻ.
Bên cạnh đó, dù cố gắng quản lý việc chi tiêu những vấn đề điện, nước... nhưng do thời gian ở nhà nhiều hơn, người tiêu dùng buộc phải quan tâm nhiều hơn đến Gia tăng của hóa đơn tiện ích.
Vì Covid-19 đã lan mạnh ra khắp toàn cầu, cách ly xã hội, đóng cửa doanh nghiệp, và gia tăng thất nghiệp đã làm giảm niềm tin của người tiêu dùng và sự sẵn sàng chi tiêu của họ.
Người Việt tiết kiệm nhất thế giới
Trên toàn cầu, người tiêu dùng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang dẫn đầu trong xu hướng tiết kiệm. Vào quý 2, với mức độ tăng nhẹ (69% đến 72%), Việt Nam đứng đầu với việc có nhiều người tiêu dùng tiết kiệm nhất thế giới, theo sau bởi Hồng Kông (68%) và Singapore (65%).
Cũng trong quý 2, người Việt Nam thừa nhận rằng họ đã chi tiêu ít hơn so với quý trước. Xếp sau tiết kiệm, tiền nhàn rỗi của họ được chi cho quần áo mới.
Tiếp nối xu hướng của quý trước, mặc dù có một sự giảm nhẹ, Việt Nam vẫn nằm trong top 2 các quốc gia với tỉ lệ người tiêu dùng nói rằng họ chi tiêu nhiều cho các gói bảo hiểm cao cấp, chỉ sau Ấn Độ (39%).
Thêm vào đó, không ngạc nhiên khi người tiêu dùng Việt Nam chỉ ra rằng họ chi tiêu vào du lịch và giải trí bên ngoài ít hơn so với quý trước.
"Việc giãn cách xã hội để phòng chống đại dịch COVID-19 đã tạo nên hiệu ứng domino, với những doanh nghiệp như khách sạn, bar và nhà hàng phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn và đồng thời, sức chi tiêu của người tiêu dùng cũng suy giảm vì có ít cơ hội chi tiêu hơn trước đây.
Bên cạnh đó, hậu quả của việc cắt giảm nhân sự và bất ổn định trong công việc đã làm gia tăng sự lo lắng về thu nhập cũng như tài chính của các hộ gia đình. Ngay cả khi chúng ta đều nhận thấy một sự hồi phục trong những tháng gần đây, nhu cầu của người tiêu dùng vẫn đang ở mức thấp và những tác động xa hơn về việc suy giảm chi tiêu sẽ ngày càng rõ ràng trong những tuần sắp tới.
Ngoài ra, người tiêu dùng cũng giảm tần suất ghé thăm các cửa hàng, nhà hàng và nhiều địa điểm ngoại tuyến khác, kết hợp cùng mối quan ngại về tài chính là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế chi tiêu cho những việc như giải trí, quần áo mới và ăn uống bên ngoài" bà Louise Hawley giải thích.
Đi ngược lại với xu hướng, sản phẩm công nghệ mới chiếm lĩnh vị trí thứ ba trong những điều người tiêu dùng chọn để chi tiêu tiền nhàn rỗi của họ. Đây cũng là nhân tố duy nhất có xu hướng tăng trong danh sách chi tiêu người Việt Nam vào quý 2 năm 2020.
"Có nhiều thời gian ở nhà hơn và với việc công nghệ đóng một vai trò thiết yếu trong mọi thứ như giáo dục, làm việc và giải trí đã tạo nên nhu cầu cao về các sản phẩm công nghệ mới", bà Louise bổ sung thêm.
8 mục tiêu tài chính ngắn hạn chị em có thể thực hiện ngay lập tức để "đuổi sạch" các khoản nợ Nếu thực hiện mục tiêu tài chính dài hạn quá khó khăn bạn cũng có thể dừng lại để thiết lập ngay những mục tiêu tài chính ngắn hạn. 1. Hoàn thành ngân sách chi tiêu hàng tháng Thực tế việc thiết lập ngân sách chi tiêu không tốn nhiều thời gian hay quá phức tạp như bạn vẫn thường nghĩ. Việc thiết...