Mối quan hệ giữa cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng và đại gia Nguyễn Cao Trí
Ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khai quen biết đại gia Nguyễn Cao Trí từ khoảng năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát.
Trong vụ án xảy ra tại Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (tỉnh Lâm Đồng), Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Đại gia Nguyễn Cao Trí, Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh, bị đề nghị truy tố tội Đưa hối lộ.
Theo kết luận điều tra, ông Mai Tiến Dũng khai Nguyễn Cao Trí là doanh nhân có mối quan hệ thân tình với lãnh đạo Chính phủ, cấp trên của ông Dũng.
Năm 2020, khi dịch Covid-19 bùng phát, ông Trí đã đồng hành chống dịch cùng Chính phủ, tài trợ máy thở và vật tư y tế chống dịch, nên 2 người quen biết và thỉnh thoảng gặp, nói chuyện.
Ông Mai Tiến Dũng (Ảnh: V.P.).
Trưa 4/10/2020, ông Trí hẹn trước rồi đến gặp cựu bộ trưởng tại phòng làm việc của ông Dũng ở Văn phòng Chính phủ.
Sau khi nói chuyện về dịch Covid-19, việc tài trợ máy thở, ông Trí đưa đơn kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh xin gia hạn, giãn tiến độ dự án Đại Ninh và nhờ ông Dũng báo cáo lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo chuyển đơn cho Thanh tra Chính phủ giải quyết.
Khi đó, ông Trí nói đã báo cáo, đề đạt và được cấp trên ủng hộ nên ông Dũng đã giao Trần Bích Ngọc (Cựu Vụ trưởng Vụ Theo dõi công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Vụ I) – Văn phòng Chính phủ) đề xuất theo đề nghị của ông Trí.
Tuy nhiên, sau đó đơn của Công ty Sài Gòn Đại Ninh chưa được Thanh tra Chính phủ giải quyết.
Video đang HOT
Đến khoảng ngày 16/1/2021, ông Trí hẹn ăn sáng cùng ông Dũng và trao đổi việc đơn chưa được giải quyết.
Sau đó, ông Trí được Trần Văn Minh, Phó tổng Thanh tra Chính phủ, hướng dẫn tiếp tục gửi đơn lần 2 đến Văn phòng Chính phủ và nhờ ông Dũng báo cáo xin ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ với chỉ đạo mạnh mẽ hơn; giao Thanh tra Chính phủ tiến hành kiểm tra, rà soát, giải quyết, để ông Minh có căn cứ thành lập đoàn, giải quyết cho dự án được phục hồi.
Theo kết luận điều tra, ông Dũng đã có bút phê “chuyển Vụ I xử lý sớm” vào đơn của Công ty Sài Gòn Đại Ninh, giao Ngọc tham mưu, báo cáo xin ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ tiếp tục chuyển đơn đến Thanh tra Chính phủ giải quyết đơn, trả lời doanh nghiệp.
Khoảng 4-5 ngày sau, ông Dũng hỏi Ngọc về kết quả xử lý đơn thì được báo cáo đã giải quyết xong, đã truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ để Thanh tra Chính phủ thực hiện.
Ông Nguyễn Cao Trí (Ảnh: Đ.N.).
Lời khai của cựu bộ trưởng thể hiện, ông giúp ông Trí bút phê vào đơn vì nghĩ ông Trí đã nhờ lãnh đạo Chính phủ. Ngoài việc bút phê vào đơn, ông Dũng không ký vào bất kỳ tài liệu nào khác vì cựu bộ trưởng không phải là người được phân công phụ trách lĩnh vực này và cũng không có vai trò quyết định trong việc Văn phòng Chính phủ chuyển đơn cho Thanh tra Chính phủ giải quyết.
Quá trình điều tra đến nay, ông Mai Tiến Dũng thừa nhận được ông Trí biếu 200 triệu đồng cảm ơn. Ngoài ra, ông Trí còn hỗ trợ 380 triệu đồng tiền mua quà lưu niệm (bộ ấm chén) cho lễ kỷ niệm của Văn phòng Chính phủ.
Theo kết luận điều tra, ông Dũng đã phối hợp với gia đình nộp lại số tiền 580 triệu đồng để khắc phục.
Bà Trương Mỹ Lan, ông Nguyễn Cao Trí và những thương vụ triệu USD
Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa bà Trương Mỹ Lan và ông Nguyễn Cao Trí là vào năm 2017, thông qua một người quen có tên Hồ Quốc Minh giới thiệu.
Những thương vụ hàng triệu USD giữa ông Nguyễn Cao Trí và bà Trương Mỹ Lan cũng bắt đầu từ đây.
Ông Nguyễn Cao Trí (SN 1970, Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang) được biết đến là người sở hữu 2 hệ sinh thái gồm Tập đoàn Capella, có 28 công ty con hoạt động về lĩnh vực bất động sản, kinh doanh nhà hàng khách sạn... và Tập đoàn giáo dục Văn Lang, có 7 đơn vị thành viên, hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục.
Ở 2 hệ sinh thái trên, giữ vai trò trung tâm là 2 công ty mẹ: Công ty CP Đầu tư và Quản lý giáo dục Văn Lang và Công ty CP Tập đoàn Capella.
Trong khi đó bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cũng nổi danh trong giới đại gia Sài Thành khi Vạn Thịnh Phát có hệ sinh thái với hơn 1.000 doanh nghiệp gồm nhiều công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước. Bà Trương Mỹ Lan còn là người nắm giữ tới 91,54% cổ phần tại NH SCB thông qua việc nhờ các cá nhân và tổ chức đứng tên sở hữu.
Ông Nguyễn Cao Trí và bà Trương Mỹ Lan
Theo lời bà Trương Mỹ Lan, cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa bà và ông Nguyễn Cao Trí là vào năm 2017, thông qua một người quen có tên Hồ Quốc Minh giới thiệu. Những thương vụ hàng triệu USD giữa ông Nguyễn Cao Trí và bà Trương Mỹ Lan cũng bắt đầu từ đây.
Những thương vụ triệu USD
Kết luận điều tra làm rõ, thời điểm đầu năm 2021, sau khi bỏ ra 2.230 tỷ đồng để sở hữu vốn điều lệ Công ty CP đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Công ty Sài Gòn Đại Ninh), ông Trí thỏa thuận bán vốn điều lệ của công ty này cho bà Trương Mỹ Lan với số tiền thu về là 3.000 tỷ đồng.
Công ty Sài Gòn Đại Ninh, trụ sở ở Đà Lạt, Lâm Đồng, trước đó do bà Phan Thị Hoa làm Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc, người đại diện pháp luật. Công ty này chỉ được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với 1 dự án "Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh" tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Về phía bà Lan, sau khi đặt cọc và 5 lần chuyển tiền cho ông Trí tổng cộng 20 triệu USD, tương đương 463,5 tỷ đồng để mua 100% vốn điều lệ của Công ty Sài Gòn Đại Ninh, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát đã đổi ý.
Theo lời khai của ông Trí, bà Lan sau đó không mua cổ phần của công ty Sài Gòn Đại Ninh mà thống nhất với ông Trí đổi sang mua 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang.
Một thương vụ khác giữa ông Nguyễn Cao Trí và bà Trương Mỹ Lan phải kể đến là việc hai bên hợp tác đầu tư dự án tại huyện Hải Hà, Quảng Ninh.
Khoảng giữa năm 2020, Công ty CP Tập đoàn Bến Thành Holdings Group (Công ty Bến Thành) do ông Trí làm Chủ tịch HĐQT có văn bản gửi UBND và các sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh để xin nghiên cứu quy hoạch địa điểm đầu tư dự án Khu công nghiệp Hải Hà, Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái và Đảo Cái Chiên, tỉnh Quảng Ninh.
Công ty Bến Thành đã ký 23 hợp đồng với các đơn vị tư vấn trong và ngoài nước để triển khai nghiên cứu quy hoạch dự án nêu trên. Tổng số chi phí của dự án đến nay đã thanh toán cho các nhà thầu tư vấn là hơn 30 tỷ đồng.
Hiện, UBND tỉnh Quảng Ninh, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh và các sở, ngành liên quan đã có văn bản chấp thuận chủ trương cho Công ty Bến Thành triển khai nghiên cứu quy hoạch và hướng dẫn một số thủ tục liên quan. Dự án mới chỉ dừng lại ở giai đoạn nghiên cứu quy hoạch và tiền khả thi, chưa giao đất, chưa triển khai thực hiện dự án.
Khi đó, ông Nguyễn Cao Trí đã thỏa thuận để bà Trương Mỹ Lan tham gia đầu tư vào dự án tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, thanh toán tiền theo tiến độ phát sinh chi phí và bà Lan đã 2 lần thanh toán cho ông Trí tổng cộng 9,5 triệu USD, tương đương hơn 220 tỷ đồng.
Nhưng sau đó bà Lan thêm một lần nữa đổi ý. Chủ tịch Vạn Thịnh Phát không tiếp tục tham gia dự án mà thống nhất với ông Trí chuyển 9,5 triệu USD cùng với một số khoản tiền khác để mua 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang.
CQĐT làm rõ, ông Nguyễn Cao Trí và bà Trương Mỹ Lan còn thống nhất sẽ chuyển nhượng 65% vốn điều lệ Công ty Cao su Công nghiệp với giá 45 triệu USD. Bà Lan đã thanh toán cho ông Trí 21,25 triệu USD, tương ứng hơn 476 tỷ đồng.
Thời điểm đó do cổ phần Công ty Cao su Công nghiệp chưa được chuyển nhượng trong vòng 5 năm nên ông Trí và bà Lan thống nhất ký "Hợp đồng ủy thác đầu tư", để ông Hồ Quốc Minh và hai người thân quen của ông Trí đứng tên trên hợp đồng.
Do nhận nhiều khoản tiền đầu tư và cho vay nhưng không có giấy tờ, biên nhận nên tháng 1/2021, ông Nguyễn Cao Trí và bà Trương Mỹ Lan gặp nhau tại tòa nhà Time Square thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để thống nhất chốt các khoản đầu tư mà ông Trí nhận của bà Lan. Con số này được hai bên xác nhận là 1.000 tỷ đồng.
Để đảm bảo tín nhiệm và tin tưởng cho khoản tiền trên, ông Trí đồng ý chuyển nhượng cho bà Lan 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang và thống nhất để ông Hồ Quốc Minh đứng tên sở hữu cổ phần.
Điều đáng nói, sau khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt, ông Trí đã hoàn thiện hồ sơ và làm thủ tục xác nhận chuyển nhượng 10% vốn điều lệ từ ông Hồ Quốc Minh sang cho em trai là ông Nguyễn Cao Đức và kế toán Công ty Văn Lang là bà Trần Lê Diệp.
Trước khi ra nước ngoài chữa bệnh, ông Minh đã ký hồ sơ thanh lý Hợp đồng chuyển nhượng 10% vốn điều lệ tại Công ty Văn Lang và bản thanh ký Hợp đồng ủy thác đầu tư 31,22% vốn điều lệ Công ty Cao su Công nghiệp.
Tuy nhiên mưu đồ xóa bỏ quyền sở hữu đối với 10% vốn điều lệ Công ty Văn Lang để chiếm đoạt 1.000 tỷ đồng của ông Trí đã bất thành. Thậm chí, Chủ tịch HĐQT Công ty Văn Lang đã bị CQĐT đề nghị truy tố tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Đại gia Nguyễn Cao Trí bị ngăn chặn giao dịch nhà đất, tài sản ở Lâm Đồng Các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng được yêu cầu không thực hiện việc công chứng các hợp đồng giao dịch liên quan đến nhà đất của ông Nguyễn Cao Trí. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 4-7, một lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng cho biết, công văn mà sở...