Mỗi ngày đi bộ bao nhiêu km là tốt nhất?
Đi bộ là hình thức vận động đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Vậy nên đi bộ bao nhiêu km mỗi ngày để cơ thể khỏe, đẹp?
Theo BSCKI. Nguyễn Huy Hoàng – Trung tâm Oxy Cao áp Việt Nga – Bộ Quốc phòng, đi bộ vừa để giải trí và rèn luyện sức khỏe với một số lợi ích bao gồm:
- Tăng cường sức khỏe tim mạch và phổi.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
- Giúp kiểm soát tốt các tình trạng như tăng huyết áp, mỡ máu cao, đau khớp và cơ hoặc cứng khớp và bệnh đái tháo đường.
- Giúp xương chắc khỏe hơn và cải thiện sự cân bằng.
- Tăng sức mạnh cơ bắp và sức chịu đựng.
- Giảm mỡ cơ thể.
Việc rèn luyện thân thể bằng đi bộ cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim, đái tháo đường type 2, loãng xương và một số bệnh ung thư.
Đi bộ cũng là một hình thức hoạt động thể chất tuyệt vời cho những người thừa cân, người cao tuổi hoặc những người lâu ngày không tập thể dục.
Video đang HOT
Chia sẻ với báo Sức khỏe & Đời sống, BSCKI. Nguyễn Huy Hoàng cho biết: Theo một báo cáo đặc biệt của Harvard Health, 30 phút đi bộ mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim đến 30%. Điều này đã được chứng minh là làm giảm xuất hiện các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, tăng đường huyết.
Ảnh minh họa.
Đi bộ giúp đốt cháy mỡ, tiêu thụ đường hiệu quả trong khi việc di chuyển liên tục với cường độ cao trong thời gian ngắn giúp ổn định nhịp tim, hạ huyết áp và tăng độ đàn hồi thành mạch.
Khi tập đi bộ, bạn nên bắt đầu với tốc độ vừa phải, sau đó tăng dần tốc độ. Uống nhiều nước trước và sau khi đi bộ để ngăn ngừa mất nước.
Theo khuyến cáo, mỗi người nên tập thể dục với cường độ vừa phải, ít nhất 150 phút mỗi tuần. Những người khỏe mạnh nên đi bộ từ 3 km trở lên mỗi ngày để duy trì sức khỏe. Khi đã làm quen, bạn có thể tăng cường độ tập luyện lên để tăng cường sự dẻo dai. Bạn có thể nghe nhạc, thay đổi cung đường đi bộ hoặc rủ thêm người đi cùng để có thêm động lực, không bị bỏ cuộc giữa chừng.
Đối với mục tiêu giảm cân, bạn sẽ cần đi bộ với quãng đường dài hơn để tăng cường đốt cháy calo. Thông thường, người đang theo chế độ giảm cân cần kết hợp đi bộ cùng hình thức vận động khác để đảm bảo lượng calo tiêu thụ nhiều hơn lượng calo nạp vào, từ đó giúp giảm cân.
Trường hợp mắc bệnh mạn tính hoặc có vấn đề sức khỏe thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ tập luyện phù hợp, an toàn. Ví dụ như người cao tuổi nên tập luyện nhẹ nhàng ở trong nhà, nơi có mái che hoặc nếu ra ngoài trời cần đội mũ, áo ấm, khăn, găng tay.
Lưu ý, vào mùa đông, bạn nên hạn chế ra ngoài vào sáng sớm và tập luyện trong thời tiết lạnh. Bạn nên khởi động kỹ trước khi tập để làm ấm cơ thể, thư giãn cơ xương khớp để tránh bị chuột rút, chấn thương.
Những người nên hạn chế đi bộ
Đi bộ là hoạt động thể dục tốt cho sức khỏe nhưng lại không phù hợp với một số người, dưới đây là những người nên hạn chế đi bộ.
Lợi ích của việc đi bộ với sức khỏe
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời BSCKI. Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm Oxy Cao áp Việt Nga - Bộ Quốc phòng cho biết, đi bộ vừa để giải trí và rèn luyện sức khỏe với một số lợi ích gồm:
- Tăng cường sức khỏe tim mạch và phổi.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
- Giúp kiểm soát tốt các tình trạng như tăng huyết áp, mỡ máu cao, đau khớp và cơ hoặc cứng khớp và bệnh tiểu đường.
- Giúp xương chắc khỏe hơn và cải thiện sự cân bằng.
- Tăng sức mạnh cơ bắp và sức chịu đựng.
- Giảm mỡ cơ thể.
Việc rèn luyện thân thể bằng đi bộ cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim, tiểu đường type 2, loãng xương và một số bệnh ung thư.
Đi bộ tốt cho sức khỏe nhưng không phù hợp với một số người
Đi bộ cũng là hình thức hoạt động thể chất tuyệt vời cho những người thừa cân, người cao tuổi hoặc những người lâu ngày không tập thể dục.
BSCKI. Nguyễn Huy Hoàng cho biết, theo một báo cáo đặc biệt của Harvard Health, 30 phút đi bộ mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim đến 30%. Điều này được chứng minh là làm giảm xuất hiện các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, tăng đường huyết.
Đi bộ giúp đốt cháy mỡ, tiêu thụ đường hiệu quả trong khi việc di chuyển liên tục với cường độ cao trong thời gian ngắn giúp ổn định nhịp tim, hạ huyết áp và tăng độ đàn hồi thành mạch.
Những người nên hạn chế đi bộ
Đi bộ tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể đi được. BSCKI. Nguyễn Huy Hoàng cho biết, tuy mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng có một số nhóm người dưới đây được khuyến cáo không nên đi bộ:
- Những người có vấn đề nghiêm trọng về tim mạch, bệnh hô hấp hoặc chấn thương cơ xương khớp có thể cần hạn chế đi bộ để tránh làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Những người mang thai gặp biến chứng hoặc mang thai có nguy cơ cao nên tham khảo ý kiến của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước khi đi bộ kéo dài hoặc vất vả.
- Ngoài ra, những người bị suy giảm khả năng thăng bằng hoặc vận động, chẳng hạn như chóng mặt hoặc viêm khớp nặng, nên thận trọng để tránh té ngã hoặc chấn thương.
Điều cần thiết đối với những người có vấn đề về sức khỏe là phải tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu hoặc sửa đổi bất kỳ thói quen tập thể dục nào, bao gồm cả đi bộ.
80% ca đột quỵ có thể phòng ngừa Hiệp hội Đột quỵ Mỹ ban hành hướng dẫn mới về cách phòng ngừa và đối phó đột quỵ - biến cố có thể gây chết người Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, có tới hơn nửa triệu người Mỹ bị đột quỵ mỗi năm và đây là nguyên nhân tử vong hàng thứ tư tại nước...