Mỗi ngày cần luyện tập bao lâu để tốt cho sức khỏe?
Tập luyện tốt cho sức khỏe, tuy nhiên đại dịch COVID-19 đã khiến cho nhiều người thiếu vận động. Vậy mỗi ngày chúng ta cần luyện tập bao lâu?
Năm nay khi tình hình dịch bệnh ở khắp nơi trên thế giới hạn chế việc di chuyển, luyện tập thể thao, khiến nhiều người áp dụng ít vận động và thiếu hoạt động thể chất.
Tuy nhiên, việc tập luyện thể chất là khá cần thiết vì đó là một cách tuyệt vời để bảo vệ chống lại các bệnh lý như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường týp 2 và cũng giúp để bảo vệ khỏi một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ruột kết.
Chơi thể thao không nhất thiết là tập luyện trong vài giờ. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao của Anh , cần khoảng 30 đến 40 phút thể thao mỗi ngày để giữ sức khỏe tốt. Khoảng thời gian này có thể bù đắp tác động tiêu cực của lối sống ít vận động.
Video đang HOT
Mỗi người cần hoạt động thể chất đủ để duy trì sức khỏe.
Có được kết luận này, nhóm nghiên cứu đã xem xét kết quả của 9 nghiên cứu, dựa trên dữ liệu của 44.370 người từ 4 quốc gia khác nhau. Họ được theo dõi từ 4 đến 14 năm và mang theo các thiết bị được kết nối để đo hoạt động thể chất của họ.
Phân tích cho thấy những người tham gia hoạt động thể chất ít có nguy cơ chết sớm hơn những người có lối sống ít vận động. “Nguy cơ tử vong tăng ở mức độ thấp hơn nhờ hoạt động thể chất cường độ trung bình đến đều đặn” , nghiên cứu cho biết.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người lớn trong độ tuổi từ 18 đến 64 nên luyện tập mỗi tuần một hoạt động bền bỉ với cường độ trung bình ít nhất 2,5 giờ hoặc ít nhất 75 phút hoạt động cường độ cao để giữ cho cơ thể được khỏe mạnh. Khoảng thời gian hàng tuần này cũng được khuyến nghị cho người cao tuổi. Trẻ em và thanh thiếu niên từ 5 đến 17 tuổi nên tích lũy ít nhất 60 phút hoạt động thể chất từ vừa phải đến mạnh mỗi ngày.
Ốm đau do suy giảm hệ miễn dịch là nỗi sợ lớn nhất của nhiều người châu Á
Khảo sát của Herbalife Nutrition cho thấy người tiêu dùng châu Á có tầm nhìn rõ về lão hóa lành mạnh, nhưng nỗi sợ ốm đau do hệ miễn dịch kém đi đứng đầu danh sách nỗi lo lão hóa.
Khảo sát cũng tiết lộ rằng, có ít hơn 3 trong 10 người tiêu dùng châu Á - Thái Bình Dương tự tin vào khả năng già đi một cách khỏe mạnh.
Hôm nay (9.12), Herbalife Nutrition đã công bố những phát hiện từ khảo sát lão hóa lành mạnh châu Á - Thái Bình Dương 2020 (2020 Asia Pacific Healthy Aging Survey) với kết quả cho thấy người tiêu dùng châu Á có cái nhìn rõ ràng về tầm quan trọng của lão hóa lành mạnh đối với bản thân, nhưng ít hơn 3 trong 10 người tiêu dùng có niềm tin vào việc có thể già đi một cách khỏe mạnh, và bị ốm do hệ miễn dịch yếu đi được xem là mối bận tâm hàng đầu.
Để hiểu rõ hơn về nỗi sợ, các mối quan tâm, mức độ tự tin và hành động liên quan đến lão hóa của người tiêu dùng châu Á, khảo sát này đã thăm dò ý kiến của người tiêu dùng thuộc các thế hệ khác nhau với số lượng người được hỏi là tương đương nhau, bao gồm thế hệ Z (18 - 23 tuổi), thế hệ Millennials (24 - 39 tuổi), thế hệ X (40 - 55 tuổi) và thế hệ Boomers (55 tuổi trở lên) tại 11 thị trường gồm Úc, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Khi được yêu cầu định nghĩa về lão hóa lành mạnh với các khái niệm dễ nắm bắt, người tiêu dùng tham gia khảo sát đã tạo nên một bức tranh mang màu sắc tích cực khi cho rằng lão hóa lành mạnh có nghĩa là có tinh thần nhạy bén và minh mẫn (61%), thể chất khỏe mạnh (57%), không mắc các bệnh mãn tính hoặc cấp tính (56%), có cuộc sống tự chủ và độc lập (62%) và không là gánh nặng của gia đình khi về già (51%).
Hơn một nửa (54%) người tiêu dùng tin rằng việc nên bắt đầu áp dụng các biện pháp để được lão hóa lành mạnh ở độ tuổi từ 30 - 49. Lý do phổ biến nhất được đưa ra để trì hoãn các cuộc thảo luận về lão hóa đó là họ cho rằng mình vẫn đang còn trẻ, tiếp theo là lý do ưu tiên cho sức khỏe hiện tại và phong cách sống.
Đối với nhóm những người có quan tâm đến vấn đề lão hóa, 2/3 (60%) trong số họ trả lời rằng mình bắt đầu có mối quan tâm ở độ tuổi 30 - 59, trong đó các vấn đề liên quan đến xương khớp đứng đầu danh sách các lo ngại về sức khỏe, theo sau là các vấn đề liên quan đến não bộ và mắt.
Chỉ 3 trong 10 (28%) người tham gia khảo sát cho thấy sự tự tin vào khả năng lão hóa lành mạnh. Người tiêu dùng ở Đông Nam Á nhìn chung tự tin hơn người tiêu dùng ở Đông Bắc Á. Indonesia có mức độ tự tin cao nhất (61%), tiếp theo là Malaysia (44%) và Philippines (43%). Ngược lại, người tiêu dùng ở Hàn Quốc (17%), Đài Loan (17%), Hong Kong (13%) và Nhật Bản (9%) có mức độ tự tin thấp nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ở khắp các nhóm nhân khẩu học khác nhau, người tiêu dùng trẻ hơn như thế hệ Z (31%) và thanh/trung niên (32%) thể hiện mức độ tự tin lớn hơn ở khả năng lão hóa lành mạnh so với thế hệ X (26%) và thế hệ Boomers (24%) lớn tuổi hơn.
Nỗi sợ lớn nhất là sợ bị ốm do hệ miễn dịch suy giảm.
Tuy nhiên, đa số người tiêu dùng đều hiểu tầm quan trọng của lão hóa lành mạnh, với 7 trong 10 người tiêu dùng (73%) đã thực hiện các biện pháp giúp bản thân lão hóa lành mạnh.
Các biện pháp đưa ra gồm có: Tạo ra các lựa chọn dinh dưỡng tốt hơn (73%); Tham gia vào nhiều hoạt động thể chất thường xuyên hơn (69%); Tham gia vào các hoạt động hoặc sở thích nâng cao sức khỏe tinh thần (50%); Sử dụng thực phẩm dinh dưỡng bổ sung để thúc đẩy lão hóa lành mạnh (46%); Đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên hơn (42%).
Hoạt động thể chất thường xuyên tốt hơn tập lâu ở bệnh nhân tiểu đường Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Australia đã chỉ ra rằng đối với bệnh nhân đái tháo đường, tập thể thao trong thời gian ngắn nhưng thường xuyên tốt hơn những buổi tập dài nhưng tần suất thưa. Bệnh đái tháo đường týp 2, được đặc trưng bởi lượng đường dư thừa trong máu. Bệnh lý mạn tính này thường xuất...