Mối liên hệ giữa tập thể dục với việc phòng ngừa sa sút trí tuệ
Theo thời gian, não bộ sẽ già đi khi con người bước vào độ tuổ.i lão hóa, kéo theo sự suy giảm các chức năng quan trọng.
Đây là nguyên nhân khiến nhiều người cao tuổ.i lo ngại về nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ, một căn bệnh phổ biến gây tổn thương các tế bào thần kinh và làm suy giảm khả năng nhận thức. Để bảo vệ sức khỏe trí não, các chuyên gia khuyến nghị nên bắt đầu tập thể dục nhịp điệu ngay từ hôm nay.
Chứng sa sút trí tuệ, đặc biệt là bệnh Alzheimer, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng nhận thức nghiêm trọng. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến trí nhớ mà còn làm mất khả năng thực hiện các công việc hàng ngày.
Ngoài Alzheimer, các dạng sa sút trí tuệ khác bao gồm bệnh mạch má.u não và các bệnh thoái hóa thần kinh. Những nguyên nhân chính gây ra bệnh thường liên quan đến lối sống ít vận động và tình trạng suy nhược cơ thể.
Ảnh minh họa
Một nghiên cứu mới từ Trường Y Đại học Columbia (Mỹ) đã mang đến hy vọng cho việc phòng ngừa và điều trị Alzheimer. Các nhà khoa học phát hiện rằng hormone irisin – được tiết ra từ cơ bắp trong quá trình tập thể dục, có thể bảo vệ các tế bào thần kinh, tăng cường chức năng nhận thức và làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Hormone irisin đóng vai trò như một chất truyền tin, tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và hỗ trợ não bộ hoạt động hiệu quả.
Những người duy trì hoạt động thể chất thường xuyên, đặc biệt là tập thể dục nhịp điệu, được chứng minh có khả năng ngăn ngừa các tác nhân gây tổn thương não bộ và cải thiện trí nhớ.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Tập thể dục nhịp điệu là bài tập cung cấp oxy cho cơ thể bằng cách thở trong khi di chuyển. Khi tập thể dục nhịp điệu, cơ bắp tiết ra irisin, hormone này không chỉ có tác dụng làm giảm mỡ mà còn kích thích sản xuất BDNF (brain-derived neurotrophic factor) – một yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não. Điều này tạo ra một vòng tròn hỗ trợ, trong đó irisin giúp gia tăng mức độ BDNF, trong khi BDNF lại thúc đẩy sự phát triển và duy trì các tế bào thần kinh khỏe mạnh, bảo vệ chúng khỏi tổn thương do tuổ.i tác hoặc các bệnh lý như Alzheimer.
Ảnh minh họa
Yếu tố dinh dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não, tức BDNF, kiểm soát chức năng trí nhớ và có liên quan sâu sắc đến vùng ‘hippocampus’ (hồi hải mã) – trung tâm ghi nhớ của não. Theo kết quả của một nghiên cứu kéo dài một năm được thực hiện tại Đại học Pittsburgh trên 120 người từ 55 đến 80 tuổ.i, vùng hải mã của nhóm không tập thể dục nhịp điệu giảm đi, nhưng vùng hải mã của nhóm tập thể dục nhịp điệu lại tăng về khối lượng.
Ảnh minh họa
Tập thể dục nhịp điệu tạo ra các chất dinh dưỡng quan trọng cho não, tăng thể tích vùng hải mã và cải thiện chức năng nhận thức. Ngoài ra, tập aerobic còn có tác dụng sản sinh ra enzym phá hủy protein amyloid beta, tác nhân gây ra chứng mất trí nhớ, tăng cường lưu lượng má.u lên não.
Cụ bà mắc Alzheimer nhiều đêm thức trắng vì lo mất trộm
Bị Alzheimer, cụ bà lúc nào cũng nghi ngờ có người lấy cắp đồ đạc, vài ngày lại đòi thay khóa nhà, nhiều đêm không ngủ để trông đồ đạc
Viện sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân 82 tuổ.i, được con gái đưa vào viện trong tình trạng luôn nghi ngờ có người ăn cắp đồ đạc và có biểu hiện sa sút trí tuệ.
Bác sĩ tư vấn cho người dân các biện pháp phòng, tránh bệnh Alzheimer. Ảnh minh họa
4 năm trước, sức khỏe bà hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, từ đó đến nay bà hay quên không uống thuố.c, hay kể lại chuyện ngày xưa cũ, nấu cơm quên bật nút... Các triệu chứng ngày càng nặng, có lần bà đi ra ngoài và không nhớ đường về.
Đỉnh điểm, bà thường xuyên hoài nghi, dễ cáu gắt với mọi người trong gia đình, cất tiề.n nhưng không tìm lại được, nghi ngờ con dâu lấy tiề.n của mình. Khoảng 3 tháng trở lại đây, bà thường xuyên lo sợ vì cho rằng có người đến ăn cắp đồ đạc trong nhà mình.
Lo lắng bị mất trộm, nhiều đêm bà không ngủ, đi lại quanh nhà để trông đồ đạc. Dù được con cháu khuyên ngăn nhưng cụ bà không nghe, đòi đán.h ngườ.i thân nên được đưa đến bệnh viện thăm khám.
Bác sĩ Nguyễn Văn Hải, Viện Sức khỏe Tâm thần, cho biết bệnh nhân được chẩn đoán bị sa sút trí tuệ do mắc bệnh Alzheimer khởi phát muộn với triệu chứng phụ là hoang tưởng và có bệnh lý tăng huyết áp.
Bệnh nhân được điều trị suy giảm nhận thức, chống loạn thần. Sau gần 20 ngày điều trị, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được, hết hoang tưởng, cảm xúc và hành vi tạm ổn định.
Theo tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai, Trưởng phòng sức khỏe tâm thần người cao tuổ.i và y học giấc ngủ, Viện Sức khỏe Tâm thần, bệnh Alzheimer chiếm 60-70% các trường hợp sa sút trí tuệ. Đây là bệnh thoái hóa gây chế.t tế bào thần kinh, dẫn đến suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não như trí nhớ, tư duy, định hướng và ngôn ngữ.
Triệu chứng điển hình của Alzheimer là suy giảm trí nhớ, hầu hết người sa sút trí tuệ do mắc Alzheimer được phát hiện muộn, đến viện ở giai đoạn nặng.
Theo bác sĩ hầu hết người sa sút trí tuệ do Alzheimer được phát hiện muộn
Theo bác sĩ Mai, bệnh Alzheimer thường khởi phát âm thầm, khiến nhiều người không nhận ra mình đang mắc phải, hoặc nhầm lẫn những dấu hiệu quên nhớ với quá trình lão hóa tự nhiên.
"Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc tự quản lý cuộc sống của mình nhưng họ vẫn có thể sống độc lập. Theo thời gian, trí nhớ sẽ suy giảm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày"- bác sĩ Mai nói.
Một số dấu hiệu nhận biết sớm Alzheimer là khó khăn trong việc nhớ các sự kiện gần đây, quên những việc vừa làm, hỏi đi hỏi lại cùng một thông tin, quên các từ ngữ hoặc tên gọi quen thuộc, quên vị trí để chìa khóa, mắt kính hoặc các vật dụng thường ngày khác, quên tắt bếp khi nấu ăn; giảm vốn từ, giảm sự lưu loát khi nói và viết.
Các chuyên gia khuyến cáo để giảm nguy cơ mắc Alzheimer mọi người cần tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, duy trì mối quan hệ với gia đình bạn bè, tăng sự tương tác giữa các cá nhân trong gia đình và ngoài xã hội.
Bệnh không thể điều trị khỏi nhưng nếu phát hiện, điều trị sớm sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh
Triệu chứng giai đoạn đầu khi mắc sa sút trí tuệ Sa sút trí tuệ là một hội chứng lâm sàng biểu hiện bằng sự suy giảm nhiều lĩnh vực nhận thức, gây cản trở hoạt động chức năng hàng ngày của bệnh nhân. Sa sút trí tuệ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh, trong đó có thể gây tàn phế, nhập viện, giảm tuổ.i thọ... Sa sút trí tuệ...