Môi khô nẻ quanh năm phải điều trị thế nào?
Tôi bị khô nẻ môi cả 4 mùa trong năm, nặng nhất là mùa hanh. Tôi luôn chú ý ăn đầy đủ dưỡng chất rau củ quả, và uống nhiều nước nhưng vẫn không có tác dụng. Tôi phải dùng kem chống nẻ loại tốt thường xuyên mới cải thiện đựơc tình hình, nhưng cứ ngưng dùng kem là bệnh lại tái diễn.
Xin Bác sĩ cho biết cách điều trị bệnh nẻ môi trường hợp của tôi như thế nào cho hiệu quả? (Nguyen Thuy)
Trả lời:
Môi không có tuyến mồ hôi và rất ít tuyến dầu. Bên cạnh đó, lớp bảo vệ bên ngoài làn môi rất mỏng nên dễ bị khô nẻ, gây đau đớn. Hiện tượng môi bị khô, nứt nẻ thường là biểu hiện đầu tiên của tình trạng thiếu nước, có thể xuất phát từ những nguyên nhân như không khí khô, hanh, thở bằng miệng, thói quen liếm môi, nhiệt độ, ánh nắng mặt trời,… Ngoài những nguyên nhân trên, thì thủ phạm gây khô nứt môi còn là do stress, suy nhược cơ thể, sử dụng son môi không phù hợp, dị ứng thực phẩm, một số loại thuốc trị bệnh cũng có tác dụng phụ gây khô môi, hoặc cũng có thể liên quan đến bệnh eczema (cần được thăm khám để bác sĩ chuẩn đoán chính xác nhất).
Như vậy để điều trị bệnh khô môi hiệu quả, trước tiên bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có cách khắc phục phù hợp. Ngoài việc cần tránh các yếu tố gây khô môi như đã kể ở trên, bạn còn cần đảm bảo đủ lượng nước cung cấp cho cơ thể, ăn nhiều trái cây chứa chất carotene như cà chua, cà rốt, sử dụng kem dưỡng môi hàng ngày, nếu dùng son môi nên sử dụng loại có thành phần dưỡng ẩm và chỉ số SPF 15.
Ngoài ra có thể massage nhẹ nhàng môi với kem dưỡng môi vào mỗi sáng và tối trước khi ngủ để giúp máu lưu thông tốt… Cuối cùng, nếu mọi nỗ lực đều không đem lại kết quả như mong muốn, bạn nên trực tiếp đến bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thể và lựa chọn giải pháp điều trị hiệu quả nhất. Thân mến.
Video đang HOT
Theo VNExpress
Mặt nạ trị môi khô nứt nẻ vì điều hòa cho quý cô công sở
Không khí hanh khô do điều hòa chính là nguyên nhân làm mất đi độ ẩm của da và khiến đôi môi dễ bị khô nứt.
Những loại mặt nạ tự nhiên dưới đây sẽ cải thiện tình trạng này, trả lại làn môi mềm mại và quyến rũ cho quý cô công sở.
1. Lô hội
Lô hội là một trong những nguyên liệu tuyệt vời cho làn da khô nứt nẻ. Bôi một lượng nhỏ gel trích từ lá cây lô hội lên môi hàng ngày sẽ giúp môi căng mọng và mềm mại.
2. Dầu ôliu
Dầu ôliu chứa nhiều tinh chất và vitamin sẽ bảo vệ đôi môi bạn khỏi những tác động xấu do tình trạng thời tiết hanh khô và thiếu độ ẩm. Duy trì thói quen đều đặn bằng cách thoa dầu ôliu ngày 2-3 lần, môi bạn sẽ luôn mềm mại và gợi cảm, ngay cả trong những ngày đông.
3. Mật ong
Mật ong được xem như sự lựa chọn hàng đầu đánh bật những vết nứt nẻ. Mật ong có tác dụng giữ cho đôi môi luôn mềm mại, giúp những đôi môi trầy xước do việc bóc da khô lành lại nhanh chóng. Không những thế, mật ong còn giúp đôi môi giảm thâm tái, hồng hào và căng tràn sức sống hơn. Hãy thoa mật ong lên môi trước khi đi ngủ để có hiệu quả tốt nhất.
Mật ong là một trong những loại mặt nạ tốt nhất giúp làn môi mềm mại, căng tràn sức sống.
4. Glycerin
Thoa hai giọt glycerin lên môi trước khi đi ngủ và sáng hôm sau thức dậy bạn sẽ thấy hiệu quả ngay lập tức. Bạn cũng có thể giã nát vài cánh hoa hồng rồi nhỏ vài giọt glycerin vào đó, bôi lên môi cũng có tác dụng dưỡng ẩm rất tốt. Bạn có thể tìm mua các viên glycerin ở hiệu thuốc hoặc cửa hàng bán nguyên liệu mỹ phẩm uy tín vì đây là thành phần phổ biến trong các sản phẩm dưỡng da.
5. Vaseline
Vaseline cũng là một trong những sản phẩm điều trị đôi môi khô hiệu quả. Bạn chỉ cần thoa vaseline lên môi nhiều lần trong ngày để bảo vệ môi, ngay cả lúc đi ngủ để môi được nuôi dưỡng trong đêm.
6. Dưa chuột
Dưa chuột ngoài tác dụng dưỡng da, giúp da mịn màng sáng bóng mà còn có thể chữa trị khi bị nẻ môi. Điều trị môi khô nứt nẻ bằng dưa chuột rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị vài lát dưa chuột rồi chà nhẹ lên môi, làm như vậy trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch môi lại bằng nước ấm. Cách thứ hai, bạn bôi nước ép dưa chuột lên môi, để khoảng 5-10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
7. Dầu dừa
Thoa dầu dừa lên môi 3-5 lần một ngày, bạn sẽ có đôi môi mềm mại hơn. Đừng lo thoa nhiều môi lúc nào cũng bóng nhẫy, bởi tinh chất dầu dừa thấm rất nhanh vào da. Chất béo trong dầu dừa sẽ nuôi dưỡng môi bạn cả ngày. Bạn cũng nên kiên trì làm việc này đều đặn, đừng thấy một tuần chưa có kết quả đã vội nản.
Theo Zing
Mẹo nhỏ giúp son môi không in vết lên miệng cốc Nỗi ám ảnh của những cô nàng thích son đậm chính là vết son môi in hằn lên thành cốc mỗi khi uống nước. Đầu tiên, hãy thoa một lớp son dưỡng. Dùng chì kẻ môi (nên chọn loại cùng tone với màu son bạn sắp sử dụng), viền định hình môi rồi thoa một lớp mỏng phía trong lòng môi. Phủ một...