Mỗi khi hệ miễn dịch cố gắng “kêu cứu”, cơ thể sẽ cảnh báo bạn thông qua 6 dấu hiệu rõ ràng sau đây
Ốm đau hay cảm sốt liên tục có thể do thời tiết, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do hệ thống miễn dịch đang gặp “trục trặc”, vì vậy một khi xuất hiện 6 dấu hiệu này thì bạn cần phải cảnh giác.
Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng, giúp cơ thể chống lại các tác động từ bên ngoài và bảo vệ bạn khỏi các bệnh viêm nhiễm hay ốm vặt. Chính vì vậy, việc suy giảm hệ miễn dịch đang trở thành mối quan tâm của y tế toàn cầu bởi nó đe dọa sức khỏe, tính mạng con người.
Theo Devon Andre – cử nhân khoa học pháp y tại Đại học Windsor (Canada), hệ lụy của sự suy giảm miễn dịch thể hiện rõ nhất ở nguy cơ mắc bệnh cao và thời gian phục hồi lâu… Vậy nên, một khi cơ thể bạn bắt đầu xuất hiện 6 dấu hiệu này thì cần phải đi khám càng sớm càng tốt:
1. Liên tục stress và căng thẳng
Với cường độ làm việc và học tập như ngày nay thì có lẽ không ít người cảm thấy căng thẳng lẫn stress liên tục. Tuy nhiên các nhà khoa học khẳng định rằng, stress là nguyên nhân chính làm tê liệt nhiều hoạt động của hệ thần kinh. Lâu dài nó sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch bằng cách giảm mức tế bào bạch huyết – loại tế bào mà cơ thể dùng để chống viêm.
Stress sẽ khiến chất lượng công việc lẫn sức khỏe đi xuống rất nhiều, hãy để bản thân thư giãn nhiều hơn.
Do vậy, bạn cần phải luôn biết cách điều chỉnh cường độ làm việc và thư giãn cho bản thân. Đừng “tham công tiếc việc” quá mà hãy để cơ thể giải trí, tăng cường tập thể dục và tươi cười nhiều hơn là cách đơn giản nhất giúp hệ miễn dịch trở lại như ban đầu.
2. Thường xuyên bị cảm lạnh
Theo nhiều thống kê, mỗi người thường sẽ trải qua 2 – 3 đợt cảm lạnh mỗi năm do nhiều yếu tố khác nhau. Thế nhưng nếu bạn rất hay cảm vặt hoặc thời gian khỏi bệnh khá lâu (khoảng trên 10 ngày), có lẽ là do hệ miễn dịch đã bị suy yếu nên virus dễ dàng “tấn công” và gây bệnh.
Muốn thoát khỏi tình trạng này thì bạn nên tăng cường ăn uống đủ chất và bổ sung dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng thêm thuốc trị cảm cúm để tăng tốc độ hồi phục nhưng đừng lạm dụng. Mỗi ngày hãy uống thật nhiều nước, ngủ đủ giấc, mặc áo quần thoải mái và giữ vệ sinh thật tốt để đẩy lùi bệnh tật.
Thường xuyên bị tiêu chảy, đầy hơi và táo bón cũng có thể là dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch đang bị tổn hại. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 70% hệ miễn dịch đều nằm trong đường tiêu hóa. Lúc này các lợi khuẩn đang suy yếu còn vi khuẩn lại bành trướng nên rất dễ mắc bệnh đường ruột.
Video đang HOT
Đau bụng hay táo bón thường xuyên có thể không phải do ăn uống mà còn vì hệ miễn dịch đang gặp vấn đề.
Ngoài ra, khi hệ miễn dịch có vấn đề thì bạn sẽ gặp khó khăn nhiều hơn khi đi tiêu, chẳng hạn như nhu động ruột kém, phân rất cứng hoặc phân gồm nhiều viên tròn nhỏ… Nếu bệnh chuyển nặng hơn, bạn nên đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời chẩn đoán và điều trị.
4. Vết thương lâu lành
Đừng nhìn đâu xa, chỉ cần liếc qua một vết xước bạn mắc phải gần đây cũng đủ “tố cáo” sức khỏe đang tốt hay xấu rồi. Một vết thương bình thường sẽ liền lại và khỏi hẳn sau vài ngày, nhưng nếu lâu hơn hay thậm chí nhiễm trùng có nghĩa là hệ miễn dịch đang quá yếu, không thể đẩy lùi được sự tấn công của vi khuẩn.
5. Mệt mỏi liên tục không rõ lý do
Một khi sức đề kháng của bạn không tốt thì ắt hẳn cơ thể cũng bị ảnh hưởng ít nhiều, cụ thể là luôn cảm thấy mệt mỏi. Dù có ngủ sớm hay tập thể dục đến đâu thì tình trạng này vẫn không thể cải thiện, thậm chí còn trở nên chán nản và mất động lực trong công việc. Ngoài ra, cơ thể còn hay bị đau cơ khớp nếu hệ miễn dịch suy yếu.
Đây vốn là biểu hiện thường thấy của những người phải làm việc trước máy tính với cường độ cao, đi kèm với tình trạng khô và mỏi mắt. Tuy nhiên nếu điều chỉnh nghỉ ngơi hợp lý thì chúng sẽ dần biến mất. Còn ngược lại, nếu đã làm mọi cách nhưng thị lực vẫn không cải thiện chút nào thì hãy cẩn trọng trước nguy cơ suy yếu hệ miễn dịch.
Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng suy giảm hệ miễn dịch?
Gần như không có loại thuốc nào có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Chính vì vậy, bạn cần phải thay đổi thói quen sống để cải thiện chức năng của hệ miễn dịch, cụ thể như sau:
- Thường xuyên tập thể dục bằng cách đi bộ hoặc đạp xe, ít nhất mỗi ngày 30 phút.
- Ăn uống lành mạnh, tăng rau giảm thịt, chăm ăn hoa quả hoặc một số loại nấm cũng giúp kháng sinh và tăng cường đề kháng.
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya.
- Kiểm soát căng thẳng bằng cách thư giãn cơ thể, không nên đẩy mình làm việc dưới cường độ cao liên tục.
- Không lạm dụng rượu bia và chất kích thích.
Cả gia đình 4 người bị ngộ độc nặng sau khi ăn bữa tối với trứng gà, cảnh báo cách ăn trứng nguy hiểm có thể sinh độc tố đe dọa tính mạng
Nhắc đến một loại thực phẩm rẻ tiền và lành mạnh nhất với các gia đình, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến trứng gà nhưng sự thật là món ăn này lại được xếp trong danh sách những thực phẩm dễ gây ngộ độc nhất do CDC Hoa Kỳ bình chọn.
Vào cuối tháng 7/2020, một gia đình 4 người sống tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc cũng từng là nạn nhân của việc ăn trứng gà sai cách. Chị Pu (một trong những thành viên của gia đình trên) kể lại rằng: Ngày hôm đó, cả gia đình chị cùng nhau ăn tối với món trứng bắc thảo. Sau khi ăn, lần lượt các thành viên trong gia đình chị xuất hiện dấu hiệu buồn nôn, tiêu chảy và sốt... Tình trạng sức khỏe của cả nhà ngày một nghiêm trọng hơn, may mắn là họ được người thân đưa đến một bệnh viện tại Thành Đô để cấp cứu. Bác sĩ chẩn đoán cả gia đình 4 người của chị bị ngộ độc Salmonella do ăn trứng bắc thảo nhiễm khuẩn Salmonella.
Trứng bắc thảo còn được gọi với tên khác là trứng bách thảo. Đây là một món ăn nổi tiếng có nguồn gốc Trung Hoa, người ta thường làm món này từ trứng cút và trứng gà. Còn ở Việt Nam, món trứng này được làm từ trứng vịt, ủ trong một hỗn hợp từ đất sét, tro, muối, vôi, và trấu... trong nhiều tuần lễ, hay nhiều tháng. Đây là một món ăn có máu sắc đẹp mắt và lạ miệng nên thường được nhiều người yêu thích, tuy nhiên món trứng bắc thảo khi được bảo quản lâu ngày, quá trình chế biến không vệ sinh có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella.
Trứng gà tuy bổ dưỡng nhưng có thể gây ngộ độc nếu ăn sai cách.
Trước đó vào tháng 5/2020, tờ QQ của Trung Quốc cũng từng đăng tải trường hợp của gia đình họ Trương bị nôn mửa, tiêu chảy và hôn mê sâu sau khi ăn trứng. Nhưng các quả trứng của họ mới mua về, làm sao có thể bị hỏng? Cuối cùng, người vợ trong gia đình tiết lộ cô thường có thói quen rửa trứng sống bằng nước sạch trước khi cho vào tủ lạnh. Điều này đã vô tình làm hỏng lớp màng mỏng trên vỏ trứng, khiến cho vi khuẩn như Salmonella xâm nhập vào bên trong và dễ gây ngộ độc cho người ăn.
Vi khuẩn Salmonella nguy hiểm như thế nào?
Salmonella phân bố rộng rãi trong tự nhiên, nhưng đặc biệt dễ tìm trong trứng, thịt, gia cầm và sữa... Điều đáng sợ hơn nữa là thực phẩm sau khi nhiễm vi khuẩn Salmonella thì không thể phân biệt được bằng mắt thường.
Salmonella phân bố rộng rãi trong tự nhiên, nhưng đặc biệt dễ tìm trong trứng, thịt, gia cầm và sữa...
Salmonella có khả năng sinh sản rất mạnh, có thể sinh sản với số lượng lớn ở nhiệt độ trên 20 độ C. Ngay cả khi được bảo quản trong tủ lạnh, chúng vẫn có thể sống được từ 3-4 tháng. Sau khi vi khuẩn Salmonella nhân lên trong thực phẩm và đạt đến một số lượng nhất định, nó sẽ sinh ra độc tố, lâu dần sẽ dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có khoảng 100 triệu người bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, mặc dù hầu hết mọi người có thể được chữa khỏi nhưng cũng có khoảng 100.000 người tử vong.
Ăn trứng, cần ghi nhớ những lưu ý này để phòng tránh ngộ độc
1. Rửa vỏ trứng cẩn thận trước khi dùng
Với trứng gà bắc thảo hay trứng gà thông thường, trước khi bóc vỏ, tốt nhất nên rửa bằng nước sạch, hoặc tráng qua nước sôi để không mang theo các chất bẩn bám trên vỏ.
2. Làm chín trứng trước khi ăn
Trứng lòng đào thường mềm mại và béo ngậy, được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế ăn loại trứng này vì cơ thể khó hấp thụ chất dinh dưỡng từ trứng luộc lòng đào hơn trứng luộc chín hoàn toàn.
Theo CDC Hoa Kỳ: Những quả trứng có bề ngoài bình thường vẫn có thể chứa một loại vi trùng gọi là Salmonella. Ăn những quả trứng chưa được nấu chín hoàn toàn có thể khiến chúng ta nhiễm vi khuẩn Salmonella, gây nhiễm trùng, khó tiêu, thậm chí gây ngộ độc thực phẩm hoặc đe dọa tính mạng
3. Không ăn trứng để qua đêm
CDC Hoa Kỳ cảnh báo, ngay cả khi vỏ trứng trông sạch sẽ, không bị vỡ thì chúng vẫn có nguy cơ chứa vi khuẩn gây ngộ độc nghiêm trọng - Salmonella. Tổ chức này khuyến cáo mọi người nên ăn trứng ngay sau khi nấu, không giữ trứng hoặc thực phẩm làm bằng trứng ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ hoặc 1 giờ nếu nhiệt độ phòng là 32 độ C hoặc nóng hơn.
Tập thể dục rất tốt nhưng nếu tập luyện theo 4 cách này, chị em sẽ rút ngắn tối đa thời gian vận động mà hiệu quả lại tăng thêm gấp bội
4. Không rửa trứng trước khi cho vào tủ lạnh
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trên vỏ trứng sống có một lớp màng nhỏ bao bọc làm cho trứng bóng bẩy và có cảm giác trơn láng. Lớp màng này có tác dụng đóng các lỗ thông khí của trứng lại để ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn ở môi trường bên ngoài xâm nhập vào lòng trứng, chỉ duy nhất oxy được phép lọt vào. USDA khuyên mọi người không nên rửa trứng để giữ lại lớp màng giúp bảo quản được lâu hơn. Khi cất trứng, bạn cũng không nên để trứng chung với những thứ chứa nhiều tinh dầu như gừng, hành, ớt...
Các chuyên gia cho biết chỉ nên dùng trứng trong vòng 30 ngày kể từ lúc mua, nếu để lâu sẽ mất chất dinh dưỡng.
Dọn đến nhà mới được 1 năm, chồng mắc bệnh ung thư, vợ bị sảy thai, bác sĩ hé lộ nguyên nhân không ngờ Người chồng liên tục cảm sốt, bị bệnh hơn 1 năm nay vẫn không khỏi nên đã đến bệnh viện khám. Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch, chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nam (35 tuổi) sống tại Đài Loan, đến bệnh viện khám trong tình trạng cơ thể...