Mới 10 tuổi một cậu bé đã mắc ung thư dạ dày, nguyên nhân đến từ thói quen mớm cơm của gia đình
Thiên Thiên (Hồ Nam, Trung Quốc) mới 10 tuổi đã bị mắc ung thư dạ dày do bị truyền nhiễm vi khuẩn HP từ bố mẹ cùng thói quen ăn uống mất cân đối.
Mấy ngày trước, cậu bé 10 tuổi tên Thiên Thiên (Hồ Nam, Trung Quốc) được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày ở một bệnh viện tại địa phương. Sau khi tìm hiểu, bác sĩ rút ra được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này là cậu bị truyền nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) từ cha mẹ và thói quen ăn uống không khoa học.
Cha mẹ Thiên Thiên qua xét nghiệm được phát hiện là nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori), nhưng họ cho rằng vi khuẩn này không gây ảnh hưởng gì đến cuộc sống thường ngày, bởi vậy mãi không đi điều trị. Đến khi có Thiên Thiên, họ cũng chẳng mảy may suy nghĩ mà thường xuyên giữ thói quen mớm cơm cho con.
Ảnh minh họa.
Bên cạnh đó, Thiên Thiên luôn được chiều chuộng, thích ăn gì là được ăn nấy. Cậu bé thường ngày thích ăn đồ ăn nhanh chứa hàm lượng calo cao như khoai tây chiên, bánh mì kẹp thịt… chỉ thích ăn thịt, không thích ăn rau.
Vi khuẩn HP gây nên nhiều bệnh nguy hiểm về dạ dày
HP là một loại vi khuẩn phổ biến, phát triển trong đường tiêu hóa và có xu hướng tấn công niêm mạc dạ dày. Nhiễm HP thường là vô hại nhưng chúng có thể gây nhiều vết loét ở dạ dày và ruột non hay cả viêm dạ dày. Biến chứng nguy hiểm nhất là dẫn đến ung thư dạ dày.
Người nhiễm HP thường bị nhiễm vào hồi bé, có liên quan đến điều kiện sống, chẳng hạn như sống ở nơi mất vệ sinh, nguồn nước không sạch, sống cùng nhiều người…
Ngoài ra, đa số người mắc vi khuẩn này triệu chứng biểu hiện rất ít hoặc không có. Nếu có thì có thể gồm những biểu hiện sau:
- Đau nhức, nóng rát ở bụng.
Video đang HOT
- Đầy hơi.
- Buồn nôn.
- Ăn không thấy ngon.
- Ợ hơi thường xuyên.
- Giảm cân đột ngột.
4 điều cần chú ý để tránh mắc vi khuẩn HP
1. Không sử dụng chung dụng cụ ăn uống
Nếu một người trong gia đình hay ngồi cùng bàn ăn uống với mình mà nhiễm vi khuẩn HP thì rất dễ truyền nhiễm sang cho những người khác, đặc biệt khi cùng sử dụng chung bát, đũa…
Nếu đi ăn ở nơi công cộng như kiểu buffet thì không được sử dụng thìa, đũa của mình ăn để gắp món ăn, nên sử dụng đồ gắp thực phẩm riêng. Ngoài ra, người lớn không nên mớm cơm cho con trẻ.
2. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn, chúng ta nên đánh răng hàng ngày. Bàn chải đánh răng nhiều nhất 3 tháng phải thay một lần. Bên cạnh đó, cũng phải chú ý đến lau rửa cốc nước đánh răng, bàn chải mỗi tuần.
3. Ăn chín, uống sôi
HP có thể tồn tại trong nước máy từ 4 đến 10 ngày và ở nước sông có thể lên đến 3 năm. Vì vậy, nên uống nước được đun sôi và đồ ăn cũng phải được nấu chín.
4. Kiểm tra định kỳ
Vì những triệu chứng của nhiễm vi khuẩn HP không nổi bật nên việc kiểm tra định kỳ, thường xuyên là cách tốt nhất để có thể phát hiện ra vi khuẩn. Nếu chẳng may nhiễm phải, chúng ta cũng sẽ kịp thời nhận được hướng dẫn và kế hoạch điều trị để loại bỏ vi khuẩn, bảo vệ sức khỏe bản thân.
Vì sao ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày?
Người Việt đang sử dụng gấp đôi lượng muối khuyến cáo. Chế độ ăn nhiều muối của người lớn, đặc biệt là người già có thể gây một số nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là ung thư dạ dày.
GS.TS Đào Văn Long, nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày, tuy nhiên các chuyên gia cũng chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân cụ thể, chỉ tìm ra yếu tố thuận lợi để phát triển căn bệnh này.
Trong đó khoảng 70% trường hợp mắc ung thư dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori); 10% ung thư dạ dày do di truyền khi người thân trong gia đình mắc bệnh...
Khoa học cũng đã chỉ ra được mối liên quan giữa lượng muối trong khẩu phần ăn và sự gia tăng vi khuẩn HP cũng như làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Theo 1 nghiên cứu trên 270.000 người cho thấy những người ăn nhiều muối sẽ tăng 68% nguy cơ ung thư dạ dày.
Vì sao ăn nhiều muối lại có nguy cơ bị ung thư dạ dày?
"Ăn nhiều muối sẽ làm cho vi khuẩn HP phát triển nhanh hơn và hoạt động mạnh hơn. Vi khuẩn HP, nhất là loại vi khuẩn mang gen CagA có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng, từ đó làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày", GS Long cho biết.
GS Long giải thích thêm, vi khuẩn HP là loại vi khuẩn sinh sống được ở trong môi trường axit đậm đặc như dạ dày con người. Vi khuẩn này có đến 200 loại khác nhau, không phải loại nào cũng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày cho người nhiễm. Thực tế, chỉ có những loại vi khuẩn mang gen CagA mới gây ra viêm loét dạ dày tá tràng.
Vi khuẩn này khi kết hợp với muối gây ra hiện tượng đứt gãy các AND của tế bào niêm mạc dạ dày, dẫn đến hiện tượng viêm loét, dị sản, loạn sản niêm mạc dạ dày, từ đó làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Tuy nhiên, vi khuẩn HP khi xâm nhập và tấn công vào dạ dày người thường không lập tức gây ra những cơn đau ngay lập tức mà theo thời gian, quá trình phá hủy niêm mạc dạ dày sẽ kéo dài trong nhiều năm liền. Do đó, nếu không có chế độ thăm khám định kỳ, rất có thể nhiều người đã bỏ qua "giai đoạn vàng tầm soát" để ngăn chặn những biến chứng bệnh lý nguy hiểm.
Sử dụng muối như thế nào là phù hợp?
Thông thường, trong thành phần các đồ ăn thức uống, hoa quả hàng ngày đều có chứa một hàm lượng muối nhất định. Do đó, theo GS.Long, nếu bổ sung thêm muối, ngưỡng cho phép nên là như sau:
- Người lớn không quá 6g/1 ngày;
- Trẻ em dưới 1 tuổi không sử dụng muối;
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: không quá 2g muối/1 ngày;
- Trẻ em từ 3-4 tuổi: không quá 3g muối/1 ngày,
- Trẻ em trên 11 tuổi có thể sử dụng như người lớn.
GS Long cũng khuyến cáo người có dấu hiệu, biểu hiện triệu chứng đau dạ dày cần đi khám, nội soi để phát hiện, điều trị bệnh.
Hiện nay có nhiều phương pháp nội soi phóng đại kết hợp nhuộm màu hình ảnh bằng công nghệ hiện đại nhất cho phép quan sát cấu trúc vi mạch và bề mặt tổn thương rõ ràng mà nội soi thường với ánh sáng trắng không thể có được, qua đó phát hiện sớm tổn thương, dấu hiệu ung thư dạ dày.
Loại gia vị hàng ngày người Việt ăn nhiều tăng 68% nguy cơ ung thư dạ dày Nghiên cứu trên 270.000 người cho thấy, những người ăn nhiều muối sẽ tăng 68% nguy cơ ung thư dạ dày. Muối là gia vị phổ biến nhất trong bữa ăn của mọi người dân trên thế giới. Tuy nhiên, Bộ Y tế cho biết, người Việt đang sử dụng gần gấp đôi lượng muối khuyến cáo. Hiện 1 người trưởng thành tiêu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

5 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe từ rau diếp

Chế độ dinh dưỡng với người mắc hội chứng Ganser

Cấp cứu thành công chuyên gia nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp

Loại quả Việt Nam xuất khẩu tỷ USD: Ngừa ung thư, tốt cho não

6 loại thực phẩm gây hại hệ tiêu hóa

6 tác dụng của nước vối với sức khỏe

Rối loạn mỡ máu đến mức nào thì cần dùng thuốc?

Bất ngờ với 8 lợi ích sức khỏe khi đứng làm việc

Phát triển kỹ thuật phục hồi chức năng chuyên sâu

Anti vắc-xin: Từ niềm tin mù quáng đến thảm họa sức khỏe

Bình Dương khẳng định không có ca tử vong mới do sởi

9 lợi ích sức khỏe khi ăn khoai lang
Có thể bạn quan tâm

Động đất tại Myanmar: Ít nhất 1.000 người thiệt mạng, trên 2.300 người bị thương
Thế giới
19:41:45 29/03/2025
Cường Đô La đưa con gái rượu đi xem trường cấp 1: Soi học phí mới thấy đúng chuẩn "trường nhà giàu"
Netizen
19:24:42 29/03/2025
Nam diễn viên cưới vợ là fan cứng 20 năm, sắp đón con đầu lòng ở tuổi 52
Sao việt
18:43:49 29/03/2025
Những con giáp yêu hết mình nhưng không hề lụy tình, nâng lên được nhưng lúc đặt xuống lại hết sức phũ phàng
Trắc nghiệm
18:11:56 29/03/2025
Tự làm mặt nạ từ 2 nguyên liệu dễ tìm trong bếp
Làm đẹp
18:03:09 29/03/2025
Đã có câu trả lời cho câu rap "Peter Pan thì có nghĩa là không bao giờ lớn được" trong bài diss của Pháo!
Nhạc việt
17:44:16 29/03/2025
Triệu Lộ Tư không nhận cát-xê trong show mới nhưng vẫn hứng chỉ trích
Sao châu á
17:33:06 29/03/2025
Cuối tuần làm nồi cháo sườn nghêu ngọt thơm, beo béo, sánh mịn ăn sướng cả miệng
Ẩm thực
17:12:55 29/03/2025
Xuất hiện 'hố tử thần' trên quốc lộ 3B sau tiếng động lớn
Tin nổi bật
17:10:27 29/03/2025
"Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" kết đẫm nước mắt, là phim gia đình đáng xem
Phim châu á
16:04:27 29/03/2025