Mổ xẻ vụ “sếp công ích” lĩnh lương khủng
Hành vi sử dụng quỹ lương của người lao động để chi trả tiền lương, tiền thưởng cho viên chức quản lý, các cá nhân liên quan có thể bị cách chức hoặc buộc thôi việc.
Giao kết lại hợp đồng và bồi hoàn tiền lương
Nhìn từ góc độ pháp luật về lao động, luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội luật gia TP.HCM) cho rằng, các công ty có mức lương khủng cho lãnh đạo được nhắc tới trong những ngày vừa qua, đã thực hiện sai các quy định về quản lý tiền lương được ban hành trong các văn bản luật trước đó. Luật sư Hậu phân tích: Theo Thông báo số 623/TB-VP ngày 26/08/2013 của Văn phòng UBND TP.HCM, Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị, Công ty TNHH MTV Công trình giao thông Sài Gòn đã sử dụng quỹ lương của người lao động để chi tiền lương, tiền thưởng cho viên chức quản lý. Như vậy, các công ty này đã thực hiện sai quy định về quản lý tiền lương theo quy định tại Nghị định 25/2010/NĐ-CP ngày 19/03/2010 về việc chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và quy định tại Thông tư 27/2010/TT-BLĐTBXH.
Ngoài ra, theo thông báo của UBND TP.HCM, Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị và Công ty TNHH MTV Công trình giao thông Sài Gòn có sai phạm, đó là: không tuân thủ đúng quy định về ký kết hợp đồng lao động theo quy định tại Bộ luật lao động 1994 được sửa đổi, bổ sung 2002. Theo đó, hai Công ty này đã ký kết hợp đồng lao động mùa vụ đối với người lao động thường xuyên và không ký hợp đồng lao động xác định thời hạn đối với người lao động đủ điều kiện ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu: “Hành vi sử dụng quỹ lương của người lao động để chi trả tiền lương, tiền thưởng cho viên chức quản lý, các cá nhân liên quan có thể bị cách chức hoặc buộc thôi việc”.
Theo luật sư Hậu, ngoài việc bị xử phạt hành chính về hành vi không ký đúng loại hợp đồng lao động, tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 47/2010/NĐ-CP ngày 06/05/2010 của Chính phủ Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động, hai công ty này buộc phải tiến hành giao kết đúng loại hợp đồng theo quy định của pháp luật lao động. Đối với hành vi sử dụng quỹ lương của người lao động để chi trả tiền lương, tiền thưởng cho viên chức quản lý, sau khi xác định được vi phạm cụ thể của từng cá nhân, bộ phận cụ thể, tùy theo tính chất mức độ vi phạm, tính chất nghiêm trọng mà có thể xử lý kỷ luật cá nhân liên quan theo quy định pháp luật về viên chức theo đó có thể khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc buộc thôi việc.
Video đang HOT
Theo luật sư Hậu, các công ty này buộc phải có trách nhiệm bồi hoàn bồi hoàn tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội và các chế độ khác cho người lao động theo quy định tại thỏa ước lao động tập thể và quy định pháp luật tương ứng với số tiền Công ty đã lấy từ quỹ lương thực hiện của người lao động để chi trả cho viên chức quản lý Công ty, theo quy định tại Điều 9 Thông tư 27/2010/TT-BLĐTBXH.
Cần xem lại cơ chế áp dụng cho doanh nghiệp công ích
Nhận định về vụ lương khủng của giám đốc các công ty công ích, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Anh, giảng viên trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, nói: “Nếu chỉ là công ty tư nhân thì không phải bàn, nhưng đây là các công ty công ích sử dụng ngân sách của Nhà nước. Hơn nữa, mức chênh lệch giữa thu nhập người lao động công nhân và cấp quản lý như vậy là quá đáng”.
Mức chênh lệch giữa thu nhập của công nhân và lãnh đạo tại Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị là quá lớn
Cũng theo tiến sĩ Hoàng Anh, sự việc đã kéo dài hàng năm nhưng đến giờ mới bị phát hiện, nhiều người nói do việc quản lý tài chính ở các công ty này lỏng lẻo là khó chấp nhận. Bởi theo tiến sĩ Hoàng Anh, các công ty Nhà nước thường quản lý rất chặt chẽ, muốn xin kinh phí thì phải có giấy tờ hẳn hoi, rồi thông qua hàng loạt người chịu trách nhiệm ký nhận. Vấn đề nằm ở chỗ những người chịu trách nhiệm ký nhận. Nếu có sự bắt tay nhau giữa những người này, chắc chắn sẽ xảy ra tiêu cực.
“Qua vụ việc này, tôi thấy có hai vấn đề cần rút ra, đó là cần cải tiến chế độ kế toán và việc bổ nhiệm nhân sự trong bộ máy quản lý các công ty Nhà nước. Ví dụ, ở Mỹ mỗi lần chi kinh phí chỉ cần một loại giấy tờ, thậm chí không cần đóng dấu nhưng không bao giờ xảy ra tiêu cực, còn ở Việt Nam mình thì ngược lại. Đồng thời, phải xem lại cách bổ nhiệm nhân sự trong các công ty, tránh một người làm lãnh đạo thì có các nhân viên đều là thân thích. Như vậy thì việc quản lý mới chặt chẽ không chỉ về hình thức mà còn có chất lượng thật sự”, tiến sĩ Hoàng Anh nhận định.
Phân tích trên góc độ pháp luật, tiến sĩ Đoàn Thị Phương Diệp, giảng viên Khoa Luật, ĐH Kinh tế Luật, ĐHQG TP.HCM, cho rằng, Luật Lao động không chi phối việc trả lương ở các đơn vị sự nghiệp Nhà nước. Còn theo quy định của Luật Lao động áp dụng ở các doanh nghiệp, lương được xác định tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Đối với trường hợp đặc biệt này, tiến sĩ Phương Diệp cho rằng nếu chỉ áp dụng Luật Lao động, không thể xử lý được, cần phải xem các quy chế đặc thù áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động công ích vừa có thu vừa có hỗ trợ của Nhà nước.
“Nếu việc trả lương cho những người lao động bình thường đã phù hợp với quy định của luật thì không thể nói đến việc chia lại sau khi thu hồi số tiền lương khủng, vì trên thực tế quy định của chúng ta về trả lương đã có sự không phù hợp (lương tối thiểu chung 1.150.000đ, sau đó thêm phụ cấp độc hại cũng không đáng là bao…)”, tiến sĩ Phương Diệp nói.
Theo Minh Vương (Khampha.vn)
Lương GĐ 2,6 tỷ/năm: Thanh tra nguồn thu
"Khi nghe lương giám đốc công ty nhà nước 2,6 tỷ đồng/năm tôi thấy vô lý. Đoàn thanh tra cần phải kiểm tra toàn bộ nguồn thu đó đúng sai, xem thế nào để xử lý nghiêm người đứng đầu nếu có sai phạm", ông Đặng Như Lợi, nguyên Vụ trưởng Tiền lương tiền công - Bộ Lao Động Thương binh Xã hội chia sẻ.
Sau khi báo chí thông tin việc hàng loạt công ty Nhà nước chi lương lãnh đạo cao bất thường, với mức lương của giám đốc là 2,6 tỷ đồng/1 năm. Ông Trần Trọng Huệ, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Chiếu sáng công cộng TP HCM giải thích rằng, doanh nghiệp của ông khác với đơn vị hành chính nhận lương từ ngân sách, thu nhập của người lao động phụ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh. Do công ty ông đã làm đúng quy chế lương thỏa thuận với công nhân và điều đó là hợp lý.
Tuy nhiên, theo ông Lợi, đây là những doanh nghiệp công ích, nguồn thu khá ít, hiệu quả kinh doanh cũng không thể có chuyện lãi lớn nên không có thể lương của Giám đốc cao vọt lên như vậy.
"Tôi rất bất ngờ về con số lương 2,6 tỷ đồng/năm của Giám đốc Công ty thoát nước đô thị và 2,2 tỷ đồng/năm của Giám đốc công ty chiếu sáng công cộng. Tôi nghĩ trách nhiệm này là thuộc về thành phố và đơn vị này cần phải có đoàn thanh tra về nguồn thu trên xem đúng sai thế nào để xử lý nghiêm người đứng đầu nếu như có sai phạm", ông Lợi cho biết.
Công việc nặng nhọc, nhưng lương của công nhân lại không đủ ăn
Theo ông Lợi, đoàn thanh tra cũng cần phải làm rõ nguồn thu lấy ở đâu ra? căn cứ vào đâu mà lương giám đốc lại tăng cao như thế?. Không thể có chuyện doanh nghiệp công ích nhà nước mà lương giám đốc lại cao vọt trong khi lương công nhân lại thấp.
Nói về thu nhập của Giám đốc Công ty TNHH MTV thoát nước đô thị cao gấp 41 lần thu nhập của lao động mùa vụ. Ông Lợi cho rằng điều này càng bất hợp lý, bởi nếu như theo quy định cũ về việc chi trả tiền lương thì lương của lãnh đạo có tăng thì cũng chỉ gấp khoảng 6 lần. Nếu như lương đạt 5 triệu thì khi nhân hệ số, mức lương lãnh đạo cũng chỉ tầm 25 đến 30 triệu đồng là cao.
"Nếu như doanh nghiệp tư nhân cấp nước bán thì còn có nguồn thu đằng này là doanh nghiệp công ích nhà nước thì không có nhiều nguồn thu và lãi lớn đến vậy. Chẳng hạn, doanh nghiệp công ích có nguồn thu khác từ các hoạt động kinh doanh thì cũng phải chia lợi nhuận đều cho công nhân nên không thể có chuyện lãnh đạo lương cao đến 200 triệu/ tháng", ông Lợi cho hay.
Ông Lợi cho biết thêm, các doanh nghiệp công ích nhà nước, hệ số hưởng lương của cán bộ nhân viên thường có quy chế phân phối tiền lương cụ thể và phải được ban chấp hành công đoàn ở đơn vị công ty thông qua. Đại diện công đoàn sẽ cùng với lãnh đạo đơn vị ghi vào thoả ước dựa trên quy định của nhà nước về việc trả lương cho cán bộ, công nhân. Do vậy, việc lương lãnh đạo tăng vọt, bất hợp lý cần phải được làm rõ.
Trước đó, văn phòng UBND TP.HCM đã ra thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà về việc hàng loạt công ty nhà nước chi lương lãnh đạo cao bất thường và buộc các đơn vị này phải thu hồi toàn bộ số tiền lương chi sai cho UBND TP trước ngày 15/9.
Cụ thể, lương Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị, trong năm 2012, là 2,6 tỉ đồng/năm (hơn 200 triệu đồng/tháng; Giám đốc Công ty TNHH MTV Chiếu sáng công cộng TP.HCM là 2,2 tỷ đồng; Giám đốc Công ty TNHH MTV Công trình giao thông Sài Gòn 856 triệu đồng/năm. Con số này đã khiến nhiều người bất ngờ, đặc biệt là đối với doanh nghiệp công ích nhà nước.
Theo Đức Nguyễn (Khampha.vn)
Lương GĐ thoát nước gấp 13 lần Thủ tướng Trong khi lương mức lương của Thủ tướng khoảng 17 triệu đồng/tháng, thì lương của một số lãnh đạo công ty thoát nước tại TP. Hồ Chí Minh trên 2 tỷ đồng/năm. Trả lời PV Khampha.vn về mức lương của Thủ tướng Chính phủ và mức lương "khủng" bất thường lên tới hơn 2 tỷ đồng/năm một số lãnh đạo doanh nghiệp công...