Mơ ước có ánh điện của cặp vợ chồng giáo viên mầm non nơi thâm sơn cùng cốc
Mong ước của cặp vợ chồng giáo viên mầm non ở U Pa Tết thật đơn giản, mong có cái ánh sáng vào ban đêm để soạn bài đỡ vất vả.
Buổi sáng sớm những cơn mưa phùn và sương mù phủ dày đặc đến mức người đi sau nhiều khi không nhìn thấy người đi trước mình dù chỉ cách nhau chưa đến 10 mét.
Con đường ngoằn ngoèo như sợi chỉ vắt giữa những quả đồi từ trung tâm điểm bản Nậm Ngà ( xã Tà Tổng, Mường Tè, Lai Châu) vào U Pa Tết như sợi chỉ mảnh vắt qua từng quả đồi, con suối để đi vào.
Một vị cán bộ của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Tè cho biết, trước đây dân không có đường, họ sống biệt lập không giao du với thế giới bên ngoài. Các thầy cô giáo phải men theo đuôi trâu để vào bản mở lớp.
Sau này, chính quyền đã mở một con đường mòn để dẫn vào điểm bản heo hút giữa rừng sâu này.
Có đường, các thầy cô giáo không còn phải vượt đồi, vượt núi đi mở lớp nữa.
Nhưng con đường từ Nậm Ngà vào đến U Pa Tết vẫn là hành trình thử thách và gian khó với bất cứ ai.
Đường vào điểm bản U Pa Tết. Ảnh LC
Đã có những thầy cô giáo bị trơn, trượt gãy chân khi đến công tác, kểm tra tại U Pa Tết.
Đường gian khó là vậy, nhưng như một sự đền trả của thiên nhiên, khi cũng có những cung đường đủ lãng mạn để xoa dịu bớt nỗi vất vả của các thầy cô giáo.
Những ngày cuối năm, trời phây phẩy rét, đường vào U Pa Tết cũng bớt nhọc nhằn hơn khi tay lái cứng có thể phi xe máy một mạch vào đến điểm bản.
Suốt chặng đường cũng có những chỗ có thể nghỉ một chút. Trên những triền đồi, triền nương của người dân, gió vẫn chạy dọc những triền cỏ may vàng đang thay sắc áo.
Trên những khúc cua quanh đồi, không còn lúa, cỏ dại bung mình những bông tím rực rỡ như phút tình gửi lại cho mùa xuân sắp tới, động viên các thầy cô giáo vào trong U Pa Tết gieo chữ trước khi hoá gió về với thiên nhiên…
Những con dốc lượn qua những khe nước đổ về suối Nậm Ngà… tất cả lặng lẽ như khép mình lại, chuẩn bị cho một đợt giao mùa đổi sắc với thiên nhiên.
Nằm bình yên trong thung lũng, mái trường cạnh suối Nậm Ngà vang lên tiếng ê a của học trò, những bài hát quen thuộc: “Ai hỏi cháu cháu học trường nào đây, bé thì xinh lại múa hát thật hay…”
Tiếng dóc rách của suối, tiếng hát của học trò trong lòng núi phát vỡ không gian yên cả của vùng sơn cước này.
Lớp học của thầy giáo Đao Văn Thích và cô giáo Chim Thị Mừng. Ảnh: LC
Điểm trường U Pa Tết của trường Mầm non Tà Tổng nằm giữa bản. Phụ trách điểm trường này là thầy giáo Đao Văn Thích (Sinh năm 1986) và cô Chim Thị Mừng (Sinh năm 1991).
Cả 2 vợ chồng thầy Thích và cô Mừng xung phong vào cắm ở bản khó đã được 3 năm.
Điểm bản có 55 học sinh, độ tuổi từ 2 – 5 tuổi, các con cũng đều là dân tộc Mông.
Ở bản U Pa Tết tiếng phổ thông cần như chỉ được cất lên trong lớp Mầm non và lớp tiểu học.
Thấy khách lạ, thầy Thích tất tả sắp xếp lại lớp học để thầy tiếp khách.
Thầy Thích và cô Mừng cùng ở chung xã Bum Nưa, thầy Thích đi học trước, duyên số thế nào lại chọn là giáo viên mầm non, rồi kéo theo cô bạn thuở “thanh mai trúc mã” chọn theo nghề, để rồi cả 2 vợ chồng tình nguyện xung phong đưa nhau đến chốn “thâm sơn, cùng cốc” như U Pa Tết này cùng nhau gieo chữ.
Thầy Đao Văn Thích đang ổn định lớp mầm non. Ảnh: LC
Để cùng nhau về một bản, các thầy, cô cũng đã phải xa nhau một thời gian khá dài.
Vào nghề từ năm 2011, thầy giáo mầm non Đao Văn Thích lên công tác tại xã Ka Lăng cùng huyện Mường Tè, cùng thời gian đó, cô Mừng là nữ sinh của trường sư phạm.
Ra nghề, họ kết hôn rồi cùng nhau lên những miền cao dạy học, năm 2017 cùng đưa nhau về U Pa Tết. Thầy cô đã có với nhau 2 mặt con, các con đều ở với ông bà, hiềm một nỗi trong bản không có sóng, đường về thì xa nên các thầy cô phải đi dò sóng.
Cũng vì không liên lạc thường xuyên, việc dò sóng khó khăn, cô Mừng bảo, có hôm các con giận dỗi vì mãi không thấy bố mẹ gọi về. Trong bản không có điện, việc tìm ánh sáng, sạc điện thoại khó khăn. Ở trong U Pa Tết, thứ được tiết kiệm nhất là điện.
Lớp học của cô Chim Thị Mừng, lớp của cô Mừng được đánh giá cao, hoàn thành xuất sắc 100% chỉ tiêu đảm bảo chất lượng giáo dục. Ảnh: LC
Điện không có nên bất cứ thời gian nào, ai đi ra Nậm Ngà là hai thầy cô đều nhờ đi xin…điện. Từ sạc điện thoại dự phòng, sạc bóng tích điện… các thầy cô đều nhờ, hoặc có việc ra Nậm Ngà thì tranh thủ.
Kể về những ngày đầu vào U Pa Tết, cô Mừng kể may là có chồng đi cùng nên cũng đỡ bởi hai vợ chồng vào đúng mùa mưa, xe máy phải để lại ở Nậm Ngà, đi bộ mất 5 tiếng đồng hồ mới vào được trong bản.
Trên đường đi, cả hai vợ chồng đều ngã mấy lần, thế rồi chồng động viên vợ, vợ động viên chồng, cả hai cùng nhau ở lại cắm bản, dạy học nơi vùng khó.
Khi hỏi về nguyện vọng, cô Mừng bảo: “Chúng em ở đây chỉ mong có ánh sáng thôi, kể có đèn chạy bằng pin mặt trời thì dân trong bản cũng đỡ khổ. Thầy cô giáo cũng đỡ lọ mọ soạn bài khi đêm về. Nhiều đêm chúng em soạn bài bên bếp lửa, tàn lửa cháy cả vào trang giáo án”.
Nói về chất lượng dạy học trong điểm bản U Pa Tết, thầy giáo Đao Văn San, Hiệu phó trường Mầm non Tà Tổng cho biết: “Dù công tác trong vùng khó nhưng chất lượng tại điểm bản U Pa Tết luôn đạt yêu cầu 100%.
Hai vợ chồng thầy Thích và cô Mừng cùng các “con” của mình.
Chất lượng khảo sát trẻ 5 tuổi đều đạt. Sắp tới trường cũng có đề nghị lên cấp trên tiến hành khen thưởng cho cô Mừng”.
Nói về các cặp vợ chồng mầm non ở Tà Tổng, cô giáo Đỗ Lan Hương – Hiệu trưởng trường Mầm non Tà Tổng cho biết, những cặp vợ chồng thầy cô giáo mầm non ở trường họ đều xung phong đi những điểm xa, ở những điểm xa ấy, các thầy cô đã góp phần vào ổn định công tác giáo dục tại địa phương”.
Toàn cảnh lớp mầm non U Pa Tết. Ảnh: LC
Thầy Thích sửa từng đôi dép cho các con. Ảnh: LC
Khu trữ nước của các thầy cô giáo được làm tạm. Ảnh: LC
Sân trường mầm non gọn gàng. Ảnh: LC
Cơ sở vật chất của các thầy cô còn vô cùng thiếu thốn. Ảnh: LC
Cô giáo trẻ đam mê sự nghiệp 'trồng người' ở vùng khó
"Mỗi ngày được nhìn thấy các em học sinh đến lớp đông đủ là niềm vui và là động lực to lớn để tôi tiếp tục gắn bó với nghề", cô giáo Đinh Thị Hồng Linh, sinh năm 1993, người dân tộc Hrê, giáo viên Trường mầm non An Dũng, huyện An Lão (Bình Định) chia sẻ.
Vừa qua, cô Hồng Linh là một trong 63 gương thầy cô giáo tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020.
Một tiết học sôi nổi của cô Linh cùng các em học sinh. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Theo cô Đinh Thị Hồng Linh, để có được thanh công như ngay hôm nay, cô đã trải qua những năm tháng đầy gian khó. Gia đình có 8 anh chị em, bố mẹ phải làm việc vất vả nuôi cô khôn lớn. Năm 2011, biết tin mình đỗ vao trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương I (Ha Nội), chuyên nganh mầm non, Hồng Linh vừa vui, vừa thấp thỏm lo lắng. Bởi gia cảnh khó khăn, liệu có thể đi đến đích của ước mơ?
Ra Hà Nội, thời gian đầu, Hồng Linh chật vật với cuộc sống xa nha. Mọi thư đều mới me, bơ ngơ nhưng sau rồi dần quen, cô gái trẻ thích nghi và bắt nhịp với cuộc sống nơi đây. Sống xa nha, xa bố me, người thân nhưng bù lại, Hồng Linh được học tập va trải nghiệm ở môi trường mới, gặp những người bạn cùng chi hướng, được thầy, cô khai sáng tâm tri. Đó la điều hạnh phúc vô cùng.
Để trang trải cuộc sống, có tiền đóng học phi, Hồng Linh vưa đi học vưa lam thêm vao những ngay cuối tuần. "Lắm lúc mệt rã rời nhưng lại thấy mình may mắn, tự hao vì sự cố gắng cua bản thân, quan trọng hơn là tôi đã tự kiếm tiền để đơ một phần giúp bố me ơ nha", Linh chia sẻ.
Hồng Linh luôn cố gắng học tập để không phụ lòng bố me. Nganh học mầm non tương chưng dễ nhưng cang học, cô gái 9X càng nhận ra không hề đơn giản. Theo đuổi sự nghiệp này, đòi hỏi những cô giáo mầm non tương lai phải quy tre, yêu nghề, kiên nhẫn, biết kiềm chế, có tinh thần trách nhiệm cao và hết sưc bao dung. Bao nhiêu lần tương chưng phải dưng lại nhưng rồi Hồng Linh đã quyết tâm để chạm tới ước mơ cua mình.
"Nghi đến những đưa tre trong lang nhem nhuốc, chỉ quân quanh với bếp lửa hay leo đeo theo bố me lên nương... tôi thương mà cang cố gắng vươn lên", cô Linh xúc động.
Nhớ lại ngày đầu tiên về quê thực tập tại trường Mầm non An Lão, khi bước vao công trường, nữ sinh sư phạm khi ấy vưa hồi hộp, vưa lo lắng nhưng thấy các em nhỏ ơ đây rất dễ thương, gần gũi khiến cô càng yêu nghề giáo.
Năm 2013, tốt nghiệp ra trường, Hồng Linh được Phòng Giáo dục va Đao tạo huyện An Lão, tỉnh Bình Định bố tri công tác tại trường Mẫu giáo An Dũng, xã An Dũng - nơi cô giáo người Hrê sinh ra va lớn lên. Vậy là Hồng Linh chính thức được dạy những con chữ đầu tiên cho đồng bao mình.
An Dũng la một xã miền núi đặc biệt khó khăn cua huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Người dân nơi đây phần lớn là người dân tộc Hrê, chu yếu làm nông, trình độ dân tri thấp. Địa hình quanh co, người dân sống dọc theo hai bên bờ sông va dưới chân núi. Giao thông đi lại không thuận tiện, có sông nhưng không có cầu. Đến mùa mưa, học sinh ơ bên kia sông phải nghỉ học vì không có cầu qua lại. Có những hôm, cha me các em đi lam xa không về kịp để đón con, cô Linh phải cõng tưng em qua sông để trơ về nhà.
"Do người dân ở đây thường phải đi làm ăn xa, để con ở nhà với ông bà (là những người cao tuổi) nên các em không được đến trường. Vì vậy tôi và các thầy, cô giáo phải vào tận nhà đón các em đến lớp và chiều lại đưa các em về", cô Linh chia sẻ.
Trường học không đu phòng nên nha trường phải mượn nha văn hóa thôn cho giáo viên dạy học. Trong thời gian gần đây, theo quy hoạch cua tỉnh, An Dũng la vùng năm trong dự án hồ chưa nước Đồng Mít. Các hộ dân phải di dời đi nơi khác. Điều đó ảnh hương rất lớn tâm ly phụ huynh va việc học cua học sinh... Đặc biệt, trong năm vưa rồi, dự án bắt đầu xây dựng thì càng thêm khó khăn cho nha trường và nhân dân.
Dù nhiều trở ngại là vậy nhưng cô Hồng Linh và học trò chưa bao giờ tư bo mà vẫn nỗ lực dạy tốt, học tốt. Ngoai các hoạt động dạy học, cô và trò tham gia các cuộc thi do ngành tô chưc như: "Be năng động cùng Aerobic cấp huyện", "Be yêu tiếng Việt cấp huyện"... Trong nhiều năm liên tiếp, các em đều đoạt giải cao. Học trò ở đây la người dân tộc thiểu số nhưng rất mạnh dạn, tự tin khi được tham gia và thi tài với các bạn trường khác trong huyện.
Trong quá trình công tác tại trường, với học sinh, cô Linh luôn tận tâm hướng dẫn, dạy bảo cho các em. Trong chuyên môn, cô luôn cố gắng học hoi, tìm tòi những tài liệu bô ich để bô sung kiến thưc. Cô tham gia các cuộc thi như: Giáo viên dạy gioi cấp trường, giáo viên dạy gioi cấp huyện đều đoạt giải.
Cô Đinh Thị Hồng Linh còn tham gia các cuộc thao giảng do trường tô chưc, đặc biệt là thao giảng cụm để các trường bạn cùng đến tham dự, trao đôi học tập chuyên môn. Năm học vưa qua, cô giáo 9X đã tham gia cuộc thi "Tìm hiểu đề án tăng cường tiếng Việt cho tre mầm non và tre tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020" đạt giải Ba...
"Tôi rất vui mưng vì sự cố gắng cua bản thân được ghi nhận va góp phần đem lại lợi ích cho bản thân cũng như ngành sư phạm", cô giáo Linh bày tỏ. Có thể khẳng định, Hồng Linh là thế hệ thầy giáo, cô giáo có tinh thần xung kích, không ngại khó khăn gian khổ vì học sinh thân yêu.
Đó là thế hệ thầy cô giáo có tinh thần khai phóng, luôn tiếp nhận cái mới trong giáo dục, không ngừng cập nhật thông tin và áp dụng công nghệ trong việc dạy và học. Cô đã có những sáng kiến, mô hình, công trình nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy học sinh; gợi mở tư duy, kể chuyện thực tế cuộc sống, rèn luyện kỹ năng sống cho các em học sinh vùng sâu vùng xa.
Cô giáo trẻ dạy ở điểm trường xa nhất tại vùng cao biên giới Hơn 3 năm trong nghề, tuổi trẻ của cô giáo Giàng Thị Mỷ (sinh năm 1995) gắn bó với các em học sinh mầm non người H'Mông thuộc xã vùng cao biên giới huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Năm 2017, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Cộng đồng Lai Châu, Giàng Thị Mỷ (sinh năm 1995) thi đỗ viên chức và nhận...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Con đường hoa cải đẹp như tranh ở Suối Giàng
Du lịch
07:54:59 23/02/2025
Những lợi ích bất ngờ từ nước vo gạo
Sức khỏe
07:50:18 23/02/2025
Cặp vợ chồng sản xuất hơn 300 tấn cà phê giả bán ra thị trường
Pháp luật
07:42:36 23/02/2025
Lo ngại về tác động của tai nghe chống ồn đối với khả năng nghe
Thế giới
07:38:55 23/02/2025
Lại xuất hiện deal nhân phẩm cho game thủ, sở hữu ngay bom tấn hay nhất năm 2025 với giá hơn 100k
Mọt game
07:14:34 23/02/2025
Nam shipper chở người mẹ đi tìm con giữa đêm: "Tôi giúp bằng cả tấm lòng"
Netizen
07:03:52 23/02/2025
Loại củ bán đầy chợ giá chỉ khoảng 25.000 đồng/kg nhưng cực tốt cho phổi, đem làm món ăn sáng thế này siêu ngon
Ẩm thực
07:00:14 23/02/2025
Điểm trùng khớp gây sốc của đôi "Tiểu Long Nữ - Dương Quá" và Song Song
Sao châu á
06:14:25 23/02/2025
Lộ danh tính sao nam Vbiz sẽ thay thế Trấn Thành, Trường Giang?
Tv show
06:09:25 23/02/2025
Phim Hàn mới chiếu đã "hot hòn họt" khắp MXH: Cặp chính ân ái quá cháy nhưng sau đó là plot-twist gây sốc toàn tập
Phim châu á
05:55:47 23/02/2025