Mở tiệm thuốc online, Amazon gây cơn chấn động ngành dược phẩm toàn cầu
Hơn hai năm sau khi mua lại dịch vụ giao thuốc theo đơn Pillpack trị giá 753 triệu USD, Amazon cuối cùng đã ra mắt Amazon Pharmacy, dịch vụ đặt và vận chuyển thuốc theo đơn trên nền tảng trực tuyến và di động.
Bằng cách sử dụng hồ sơ hiệu thuốc – một công cụ trực tuyến, miễn phí cho các dược sĩ để duy trì tất cả thông tin chuyên môn của họ ở một nơi được bảo mật, khách hàng có thể thêm thông tin bảo hiểm của mình, quản lý đơn thuốc và chọn các tùy chọn thanh toán thông qua dịch vụ của Amazon.
Nhằm mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, không chỉ giới hạn ở bán dược phẩm, người dùng còn được cung cấp các công cụ “trợ giúp tự phục vụ” trên cổng thông tin của Amazon và họ cũng có tùy chọn nói chuyện với các dược sĩ qua điện thoại để được tư vấn: “Các dược sĩ thân thiện và am hiểu luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi về thuốc 24/7.”
Sau khi tung ra dòng thuốc không kê đơn của riêng mình vào năm 2019, đây được cho là bước tiến mạnh nhất của Amazon vào lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe cho đến nay, một lĩnh vực có thể mở ra nguồn doanh thu rất lớn mới cho công ty, đặc biệt là khi đại dịch COVID- 19 buộc người tiêu dùng theo hướng chăm sóc sức khỏe từ xa và sử dụng các kênh trực tuyến cho mọi nhu cầu mua sắm của họ.
Thật vậy, đây không chỉ là sự mở rộng liên tục của Amazon với tư cách là cửa hàng một điểm đến dành cho thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Đối với nhiều người tiêu dùng tại Mỹ, mua sắm tại hiệu thuốc và mua sắm hàng tạp hóa gắn liền với nhau: Trong những thập kỷ gần đây, nhiều hiệu thuốc độc lập đã chuyển sang giống như các cửa hàng bán thực phẩm, trong khi những cửa hàng bán thực phẩm cũng có quầy thuốc.
Video đang HOT
Tương tự như lĩnh vực thực phẩm, chiến lược dược phẩm của Amazon cũng phản ảnh sự năng nổ và tham vọng của họ: mở rộng các thương hiệu của chính mình cũng như những thương hiệu mà họ đã mua. Điều này mang đến cho khách hàng trải nghiệm hoàn thiện hơn, nơi người mua sắm có thể thay thế các nhu cầu mua sắm của họ bằng cách chỉ sử dụng Amazon.
Mặc dù hiện tại, Amazon Pharmacy có vẻ mới chỉ ra mắt tại Mỹ, nhưng đó là một cơ hội toàn cầu. Dịch vụ hiệu thuốc trực tuyến được dự đoán sẽ đạt doanh thu 131 tỷ USD vào năm 2025 trên toàn thế giới. Trong khi đó, thuốc kê đơn được ước tính là ngành công nghiệp trị giá 904 tỷ USD trong năm nay, tăng lên gần 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2025.
Ngoài dịch vụ Amazon Pharmacy cơ bản, Amazon đang triển khai các tính năng đặc biệt dành cho thành viên Prime: những người đăng ký hạng thành viên cao cấp của Amazon có thể nhận được giao hàng trong hai ngày miễn phí không giới hạn đối với các đơn đặt hàng trên Amazon.
Thành viên Prime cũng có thể tiết kiệm tiền mua thuốc khi họ thanh toán không có bảo hiểm trên Amazon Pharmacy – và nhận được mức chiết khấu tương tự tại 50.000 hiệu thuốc tham gia khác trên toàn quốc. Lợi ích tiết kiệm theo đơn thuốc của Amazon Prime có thể giúp các thành viên giảm giá tới 80% đối với thuốc thông thường và 40% đối với thuốc có thương hiệu khi thanh toán mà không có bảo hiểm.
Các thành viên Prime có thể truy cập khoản tiết kiệm theo đơn thuốc của họ khi thanh toán và tất cả khách hàng của Amazon sẽ có thể mua thuốc có hoặc không có thương hiệu, các dạng, liều lượng khác nhau và đặt thuốc trực tuyến.
Amazon cũng cho phép khách hàng so sánh giá giữa bảo hiểm đồng thanh toán của họ, không có bảo hiểm hoặc với khoản tiết kiệm có sẵn thông qua gói tiết kiệm theo đơn thuốc của Prime để chọn phương án thấp nhất. Amazon cũng đang bố trí nhân viên phục vụ hiệu thuốc 24/7 để khách hàng có thể nhận được những giải đáp về thuốc của họ.
Vào thời điểm hiện tại, công ty mới chỉ giới hạn chương trình thí điểm cho nhân viên, nhưng theo TechCrunch, tính chất công khai cao của phương pháp tiếp cận và số lượng phát triển sản phẩm bao gồm ứng dụng ban đầu, trải nghiệm người dùng và thương hiệu, có thể thấy rằng Amazon đang nhắm tới thị trường Mỹ như một cơ hội mở rộng tiềm năng.
Các công ty lớn chỉ trích việc giảm phí hoa hồng xuống 15% của App Store, cho rằng Apple quá bất công
Epic và Spotify cho rằng động thái của Apple chỉ nhằm làm xoa dịu dư luận và các nhà quản lý, thực tế không hề giúp các nhà phát triển.
Ngày hôm qua, Apple đã bất ngờ tuyên bố sẽ cắt giảm phí hoa hồng của App Store từ 30% xuống còn 15%, tuy nhiên sẽ chỉ áp dụng cho các nhà phát triển có mức doanh thu hàng năm dưới 1 triệu USD. Apple cho rằng chương trình này sẽ giúp hỗ trợ các nhà phát triển nhỏ và mới. Đồng thời cũng là một động thái xoa dịu, khi mà mức phí 30% của App Store bị các nhà phát triển phản đối.
Tuy nhiên động thái của Apple không hề làm xoa dịu các công ty lớn, như Epic Games và Spotify, vốn đang đối đầu với Apple trong thời gian gần đây. Epic Games và Spotify cho rằng việc cắt giảm phí hoa hồng của Apple chỉ càng làm khẳng định quan điểm của họ về việc App Store quá bất công.
Theo công ty phân tích Sensor Tower, chương trình cắt giảm phí hoa hồng này sẽ áp dụng cho khoảng 98% nhà phát triển iOS, mà những nhà phát triển này chỉ đóng góp vỏn vẹn 5% trong tổng doanh thu App Store năm 2019. Trong khi đó, những công ty phản đối mức phí 30% của Apple chủ yếu là những công ty lớn, lại nằm ngoài chương trình cắt giảm của Apple.
Apple nói rằng việc cắt giảm mức phí từ 30% xuống 15% sẽ giúp ích rất lớn cho các nhà phát triển ứng dụng nhỏ và các nhà phát triển độc lập mới tham gia vào nền tảng App Store, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh Covid-19 khó khăn. Nhưng Epic và Spotify lại cho rằng hành động này không hề vĩ đại như Apple nói, thay vào đó đây chỉ là động thái nhằm xoa dịu dư luận và các nhà quản lý, trong khi không làm ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của App Store.
CEO Tim Sweeney của Epic cho biết: "Đây sẽ là điều đáng mừng, nếu đây không phải là một hành động có tính toán của Apple nhằm chia rẽ các nhà phát triển ứng dụng và duy trì sự độc quyền của mình, Apple lại một lần nữa phá vỡ lời hứa đối xử bình đẳng đối với tất cả các nhà phát triển".
"Bằng cách đưa ra mức ưu đãi 15% cho một vài kẻ ăn cướp như Amazon, và bây giờ là những nhà phát triển nhỏ lẻ, Apple hy vọng sẽ loại bỏ được những lời chỉ trích để thoát khỏi sự phong tỏa cạnh tranh đối với mức thu phí 30% cho hầu hết các giao dịch khác trên App Store. Người tiêu dùng vẫn sẽ phải trả giá cao vì mức thuế vô lý mà Apple đưa ra", ông Sweeney tiếp tục.
Trước Tiểu ban Chống độc quyền của Hạ viện, CEO Tim Cook từng khẳng định rằng các chính sách và quy tắc của App Store được áp dụng cho tất cả các nhà phát triển. Vì lẽ đó, Epic và Spotify cùng cho rằng chính sách mới tách biệt các nhà phát triển có mức doanh thu dưới 1 triệu USD với các nhà phát triển kiếm được nhiều tiền hơn, là phá hoại việc đảm bảo App Store như một sân chơi công bằng cho tất cả mọi người.
Match Group, công ty mẹ của ứng dụng Tinder, gọi chương trình giảm phí hoa hồng cho các nhà phát triển nhỏ của Apple là bằng chứng cho hành vi chống cạnh tranh và độc quyền. "Apple tự ý phân loại các nhà phát triển để áp đặt các quy tắc riêng. Thật vô lý khi bạn kiếm được nhiều tiền hơn thì mức phí lại tăng gấp đôi".
Ông Biden có dừng chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung? Tổng thống đắc cử Joe Biden có thể đưa ra nhiều chiến lược hơn với Trung Quốc và các vấn đề liên quan đến nhập cư. Theo Financial Times , trong trường hợp ông Joe Biden chính thức trở thành Tổng thống Mỹ và chuyển đến Nhà Trắng vào tháng 1/2021, ngành công nghệ toàn cầu sẽ có cơ hội được "thở phào...