Mở thêmtrường thành viên: Tiền đề của đại học đa ngành
Những năm gần đây, việc mở thêm nhiều trường đại học (ĐH) trong các ĐH lớn đang là xu thế.
Đây là tiền đề để chuẩn bị thành lập ĐH đa ngành, nếu thành công sẽ hình thành một mô hình quản trị ĐH mới ở Việt Nam.
Ảnh minh họa.
Hướng tới đại học đa ngành
ĐH Quốc gia Hà Nội vừa thành lập thêm Trường Quốc tế, Trường Quản trị và Kinh doanh trên cơ sở tổ chức lại hai khoa tương ứng.
Theo quyết định, hai trường nói trên là đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học; tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch; được tổ chức và hoạt động theo các quy định của pháp luật, quy chế về tổ chức và hoạt động của ĐH Quốc gia và các cơ sở giáo dục ĐH thành viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành; và quy chế về tổ chức và hoạt động của trường do Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội ban hành. Như vậy, hiện ĐH Quốc gia Hà Nội có 8 trường ĐH thành viên do Thủ tướng ký quyết định thành lập, 2 trường kể trên do Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội ký quyết định thành lập; 2 khoa trực thuộc, 7 viện nghiên cứu, 2 trung tâm đào tạo và nghiên cứu, 16 đơn vị phục vụ.
Trước đó ít lâu, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã công bố quyết định thành lập 3 trường gồm: Trường Cơ khí (trên cơ sở tổ chức lại Viện Cơ khí, Viện Cơ khí động lực và Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt – Lạnh); Trường Điện – Điện tử (trên cơ sở tổ chức lại Viện Điện, Viện Điện tử Viễn thông và Viện Nghiên cứu quốc tế về thông tin đa phương tiện, truyền thông và ứng dụng và Trường Công nghệ thông tin và Truyền thông (trên cơ sở tổ chức lại Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông).
Video đang HOT
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: Đây là hướng phát triển Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thành ĐH Bách khoa Hà Nội. Việc thành lập trường thuộc trường sẽ tăng quyền tự chủ cho các đơn vị. Tuy nhiên, khác với các trường ĐH thành viên trực thuộc ĐH Quốc gia hay ĐH vùng, những trường thuộc Trường ĐH Bách khoa không có tư cách pháp nhân, nên việc cấp bằng tốt nghiệp vẫn do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thực hiện.
Theo kế hoạch trong vòng 5 năm tới, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ định hướng trở thành ĐH. Trong cơ cấu sẽ có ít nhất 3 trường thành viên là Trường Kinh tế, Trường Kinh doanh và Trường Khoa học công nghệ. Theo PGS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân: Trước khi thực hiện tự chủ, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã đào tạo đa ngành. Xu thế phát triển đa ngành càng được củng cố khi nhà trường thuộc nhóm trường đầu tiên được hưởng cơ chế tự chủ toàn diện, nhất là về đào tạo, học thuật.
Tự chủ, nâng “chất” trong đào tạo
Theo các chuyên gia giáo dục, việc phát triển từ trường ĐH thành ĐH là chủ trương đúng và là xu hướng tất yếu. Khi đó, người học sẽ được hưởng nhiều lợi ích và cơ sở giáo dục ĐH sẽ giải quyết được nhiều mục tiêu lớn. Tuy nhiên, để trường ĐH trở thành ĐH không thể tùy tiện, mà cần đáp ứng các tiêu chí và điều kiện cụ thể.
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng: Trở thành ĐH đa lĩnh vực, tính hiệu quả sẽ cao hơn, phát huy được sức mạnh tổng hợp từ nguồn lực giảng viên cho đến cơ sở vật chất… Từ đó, nâng cao chất lượng đào tạo và tăng quy mô đào tạo, đáp ứng theo yêu cầu của xã hội. Việc phát triển từ trường ĐH thành ĐH sẽ giải quyết được nhiều mục tiêu lớn. Trên thế giới, những trường ĐH được xếp thứ hạng cao đều trở thành ĐH đa lĩnh vực.
Theo ông Khuyến, có hai con đường để phát triển thành ĐH đa lĩnh vực: Hợp nhất các trường chuyên ngành lại với nhau; sau đó tổ chức sắp xếp lại thành ĐH đa lĩnh vực. Cách khác, từ bản thân các trường đó phát triển thành ĐH đa lĩnh vực. Trở thành ĐH đa lĩnh vực, mô hình quản trị sẽ hiệu quả, hệ thống vận hành trơn tru hơn, đồng thời sẽ tối ưu hóa nguồn lực; do đó, người học hưởng lợi cả trực tiếp và gián tiếp.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn phân tích, có 3 yếu tố cơ bản và điều kiện để tạo ra xu hướng thành lập trường trong trường. Đó là xu hướng trao quyền và phân cấp trách nhiệm với mô hình quản lý linh hoạt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học; đổi mới mô hình để nghiên cứu, sáng tạo hơn trong giáo dục; và xu hướng mở rộng lĩnh vực của các trường ĐH lớn. Xu hướng thành lập trường trong trường sẽ có tác động tốt vì khi phân cấp, phân quyền nhiều hơn, vai trò chủ động sáng tạo ở cấp dưới tăng lên, tạo động lực phát triển tới từng giảng viên.
Dẫu thế, trước xu thế nhiều trường ĐH của Việt Nam đang hướng tới trở thành ĐH đa ngành, đa lĩnh vực, TS Phạm Hiệp – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển giáo dục Edlab Asia cho rằng, ĐH đa ngành, đa lĩnh vực là phương tiện, không phải là mục tiêu để các trường phấn đấu. Chất lượng nghiên cứu, tỷ lệ việc làm sinh viên… mới là mục tiêu cần nâng tầm giá trị.
Nghị định 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH có nêu điều kiện để chuyển trường ĐH thành ĐH: Trường ĐH đã được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở GDĐH bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp; Có ít nhất 3 trường thuộc trường ĐH được thành lập theo quy định tại Khoản 4 Điều này; có ít nhất 10 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; quy mô đào tạo chính quy trên 15.000 người; Có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp đối với trường ĐH công lập; có sự đồng thuận của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với trường ĐH tư thục, trường ĐH tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Đại học Quốc gia Hà Nội thành lập Trường Quốc tế và Trường Quản trị và Kinh doanh
Thực hiện Nghị quyết số 3768/NQ-HĐ ngày 24.11.2021 của Hội đồng Đại học Quốc gia Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng Nguyễn Kim Sơn ký, ngày 1.12.2021 Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân đã ký ban hành quyết định thành lập Trường Quốc tế và Trường Quản trị và Kinh doanh trên cơ sở tổ chức lại Khoa Quốc tế và Khoa Quản trị và Kinh doanh.
Theo các quyết định, Trường Quốc tế (VNU-IS) và Trường Quản trị và Kinh doanh (VNU-HSB) là đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học; tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, có con dấu và tài khoản riêng để giao dịch; được tổ chức và hoạt động theo các quy định của pháp luật có liên quan, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành và Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.
Như vậy, hiện nay Đại học Quốc gia Hà Nội có 8 trường đại học thành viên (do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập), 2 trường (do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ký quyết định thành lập), 2 khoa trực thuộc, 7 viện nghiên cứu, 2 trung tâm đào tạo và nghiên cứu, 16 đơn vị phục vụ.
Việc thành lập Trường trên cơ sở điều chỉnh, sắp xếp phát triển các khoa trực thuộc sẽ giúp Đại học Quốc gia Hà Nội sử dụng và phát huy hiệu quả nguồn lực từ lợi thế của mô hình đại học cũng như tạo điều kiện để thu hút các nguồn lực về nhân sự, tài chính từ bên ngoài; tiếp tục hoàn thiện mô hình đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trên nền tảng phát triển các hạt nhân có năng lực thực hiện tốt các chính sách thí điểm về đào tạo, nghiên cứu khoa học, liên kết và hội nhập quốc tế, đặc biệt là có khả năng tự chủ về tài chính.
Trường Quản trị và Kinh doanh hiện là thương hiệu có uy tín trong đào tạo về kinh doanh và quản trị liên ngành
Khoa Quản trị và Kinh doanh, nay là Trường Quản trị và Kinh doanh, được thành lập ngày 13.7.1995. Đến nay, VNU-HSB là thương hiệu có uy tín hàng đầu tại Việt Nam trong đào tạo về kinh doanh và quản trị liên ngành. VNU-HSB dẫn đầu Việt Nam với các chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, các khóa đào tạo quản trị điều hành và các hoạt động tư vấn cho cả khu vực công và tư với hơn 13.000 cựu học viên, trong số đó nhiều người đang giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan chính phủ và các công ty thương mại lớn.
VNU-HSB được biết tới là một tổ chức đào tạo đầu tiên ở Việt Nam được nhận ISO cho tất cả hoạt động tư vấn và đào tạo từ năm 1996. Hiện nay VNU-HSB có quan hệ hợp tác nghiên cứu và đào tạo với nhiều nhà khoa học xuất sắc, nhiều trường đại học nổi tiếng thế giới như: ĐH Queensland (Úc), Trường Ipag (CH Pháp), ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore), ĐHQG Singapore (NUS)... Các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế được tăng cường bao gồm việc tổ chức thăm quan thực tế, trao đổi giảng viên, học viên và chuyên gia trong nhiều chương trình đào tạo liên ngành. Các học viên có nhiều cơ hội được tham gia các chương trình chất lượng từ MBA, MNS đến các khóa đào tạo quản trị điều hành và các khóa học ngắn hạn ở nước ngoài.
VNU-HSB đang sở hữu bản quyền đối với 5 nhóm chương trình: HSB-MBA (Thạc sĩ Quản trị kinh doanh); MNS (Cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ quản trị an ninh phi truyền thống); MET (Cử nhân Quản trị Doanh nghiệp và Công nghệ); DMS (Tiến sĩ Quản trị và phát triển bền vững); MOTE (Cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ quản trị công nghệ và doanh nghiệp).
Trường Quốc tế là một trong những đơn vị trong Đại học Quốc gia Hà Nội sớm triển khai nhiều mô hình đào tạo đặc sắc
Trong khi đó, Khoa Quốc tế, nay là Trường Quốc tế, được thành lập ngày 24.7.2002. Đến nay, Trường Quốc tế đã phát triển quan hệ hợp tác với gần 40 trường đại học, tổ chức giáo dục, khoa học và công nghệ trên thế giới, tại Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Malaysia, Đài Loan - Trung Quốc... Trường có quy mô đào tạo trên 4.000 người học đến từ trên 12 quốc gia, vùng lãnh thổ và 5 châu lục; đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ, giảng viên giỏi (100% giảng viên chuyên ngành đều tốt nghiệp ở nước ngoài), tâm huyết và luôn mong muốn tạo giá trị cho người học và cộng đồng.
VNU-IS là một trong những đơn vị trong Đại học Quốc gia Hà Nội sớm triển khai nhiều mô hình đào tạo đặc sắc như: liên kết quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng, chương trình chất lượng cao theo đặc thù đơn vị được giảng dạy toàn bộ bằng tiếng Anh, chương trình đồng cấp bằng với các đối tác nước ngoài... Các ngành nghề hợp tác đào tạo trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Kinh tế, kinh doanh, quản trị, tài chính, quản lý, kỹ thuật công nghệ, khoa học dữ liệu, du lịch, khách sạn...
VNU-IS đào tạo người học đến từ trên 12 quốc gia, vùng lãnh thổ và 5 châu lục
VNU-IS được Đại học Quốc gia Hà Nội giao triển khai Chương trình thu hút học giả quốc tế (bao gồm cả học giả là người Việt Nam ở nước ngoài) về dẫn dắt, chủ trì các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Trường đã thành lập 11 nhóm nghiên cứu gồm các lĩnh vực công nghệ, kinh tế, quản lý, tài chính, marketing, khoa học dữ liệu, quang tử, AI, IoTs, học máy, y sinh...
Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH): 45 năm - những thành quả đáng tự hào Trong 45 năm xây dựng và phát triển (27.10.1976 - 27.10.2021), Trường ĐH Kinh Tế TP. HCM tự hào đánh dấu vị trí quan trọng trên bản đồ giáo dục ĐH VN, từng bước khẳng định danh tiếng học thuật trên thế giới. UEH không chỉ là một trong các trường đại học trọng điểm quốc gia, mà còn là một đơn vị...