Mở quan tài Dương quý phi, đoàn khảo cổ sững sờ không tin vào mắt mình khi phát hiện bí mật chua xót về đại mỹ nhân
Nơi yên nghỉ của Dương quý phi – một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa ẩn chứa một câu hỏi gây tranh cãi gay gắt trong giới sử học.
Dương quý phi – sủng phi của vua Đường Huyền Tông là 1 trong tứ đại mỹ nhân vô cùng nổi tiếng của lịch sử Trung Quốc. Sở hữu nhan sắc tuyệt thế, nàng được cho chính là lý do khiến hoàng đế mải mê trong tửu sắc hoan lạc, bỏ bê việc triều chính và để người nhà Dương quý phi lộng quyền.
Thế nhưng hồng nhan bạc mệnh, kết cục của đại mỹ nhân trong lịch sử không hề tốt đẹp chút nào. Theo chính sử ghi lại, trên đường chạy loạn, Đường Huyền Tông đã phải ban chết cho sủng phi của mình theo lời khuyên của các cận thần nhằm dẹp yên phần nào sự tức giận của quân giặc. Bà mất năm 756, khi 38 tuổi.
Tranh vẽ Dương quý phi vào đầu thế kỷ 19
Hình ảnh một số nàng Dương quý phi trên màn ảnh thời hiện đại
Lăng mộ của Dương quý phi được đặt ở tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An khoảng 60km. Sau khi được phát hiện, nó đã trở thành điểm tham quan, du lịch, di sản văn hóa được rất nhiều du khách tới thăm hằng năm.
Ngôi mộ của đại mỹ nhân khuynh quốc khuynh thành chỉ được phát hiện và xác định chính xác trong thời hiện đại. Mộ có hình bán cầu, chiều cao 3 mét, toàn bộ được lát bằng loại gạch quý giá, tinh xảo. Tuy không được xây dựng bề thế, hoành tráng vì bị coi là gây họa cho đất nước, lăng mộ của nàng vẫn được tính là nghiêm trang.
Khu vực mộ Dương quý phi ngày nay
Là một nhân vật vô cùng nổi tiếng trong lịch sử, việc khai quật lăng mộ Dương quý phi tất nhiên là một công việc quan trọng đối với ngành khảo cổ Trung Quốc. Sau hàng chục năm nghiên cứu, tranh cãi, lên kế hoạch để đảm bảo sao cho không gây tổn hại đến lăng mộ, quan tài của Dương quý phi mới được đào lên và mở ra.
Trước hết, các chuyên gia có thể nhận thấy là hầu hết mọi vàng bạc, nữ trang và vật phẩm bồi táng với mỹ nhân dường như đều đã bị đạo tặc thời trước cướp sạch. Tuy nhiên đây cũng không phải điều quá lạ lẫm. Khi dò xuống sâu hơn, quan tài của Dương quý phi cũng được tìm thấy. Vào khoảnh khắc chiếc quan tài được mở ra, mọi người đều phải bất ngờ.
Bên trong quan tài ngàn năm của Dương quý phi chỉ chứa một số vụn quần áo sờn rách và một số mảnh vỡ lẻ tẻ, nhiều khả năng là từ trang sức hoặc châu báu chôn cùng. Dù tìm kiếm cách nào cũng không ai tìm thấy mảnh xương hay dấu hiệu của một thi thể đã phân hủy. Điều đó có nghĩa là hài cốt của Dương quý phi không hề có trong quan tài. Hóa ra lăng mộ bao lâu nay chỉ là “mộ gió” mà thôi.
Hài cốt Dương quý phi hóa ra không hề có trong quan tài
Có rất nhiều giả thiết được đặt ra để giải thích cho sự việc kỳ lạ này. Có khả năng thi thể của mỹ nhân đã bị kẻ xấu đánh cắp, hoặc đơn giản hơn nàng chưa từng được chôn cất ở đó. Thông tin mộ Dương quý phi không có hài cốt đã làm thổi bùng lên một cuộc tranh luận gay gắt trong giới khảo cổ Trung Quốc. Có một số nhà sử học lật lại lời phỏng đoán truyền miệng dân gian năm xưa rằng thực chất, Dương quý phi đã không chết trên đường chạy loạn mà bí mật chạy trốn sang Nhật Bản và sống nốt quãng đời còn lại của mình ở đó.
Dẫu vậy tất cả chỉ là những giả thiết và không ai biết số phận của thi thể đại mỹ nhân Dương quý phi sau khi qua đời ra sao. Nhiều khả năng đây sẽ là một bí ẩn lịch sử vĩnh viễn không có lời giải đáp.
Ngôi mộ mỹ nhân 200 năm tỏa ra hương thơm nức kỳ lạ khiến giới khảo cổ đau đầu: Có phải chính là nàng Hàm Hương trong lịch sử?
Xác ướp người phụ nữ được bảo quản hoàn hảo, làn da đàn hồi, sở hữu đường nét của một mỹ nhân khiến người ta liên tưởng ngay đến nàng Hàm Hương.
Trong bộ phim kinh điển "Hoàn Châu Cách Cách", Hàm Hương dù không phải nhân vật chính nhưng lại vô cùng nổi tiếng và để lại dấu ấn khó phai trong lòng khán giả bao thế hệ. Trong phim, Hàm Hương là một mỹ nhân đến từ xứ Hồi Cương (nay là Tân Cương, Trung Quốc). Hàm Hương không chỉ có nhan sắc tuyệt trần mà còn tỏa ra hương thơm tự nhiên quyến rũ lòng người. Mỗi khi nàng nhảy múa, hàng trăm cánh bướm sẽ dập dìu bay về, quấn lấy váy áo người đẹp.
Nàng Hàm Hương trong bộ phim "Hoàn Châu Cách Cách" do diễn viên quá cố Lưu Đan thủ vai
Tháng 3/2001, một đội công nhân đang thi công công trình tại huyện Nãng Sơn, tỉnh An Huy đã vô tình đào được một ngôi mộ cổ. Khi các nhà khảo cổ đến nơi, mọi người đều sửng sốt vì sự kỳ lạ của cỗ quan tài. Nó không hề có mùi thối rữa, khó chịu thường thấy mà thậm chí còn tỏa hương thơm ngát ra xung quanh. Chính vì chi tiết này mà dư luận lúc bấy giờ đã dấy lên nghi vấn đây phải chăng chính là nơi chôn cất của nàng Hàm Hương được mọi người yêu mến.
Chiếc quan tài 200 năm tỏa hương thơm kỳ lạ như phép màu
Chiếc quan tài gỗ chứa thi thể được gia công cầu kỳ từ gỗ trinh nam - loài cây đặc hữu vô cùng quý hiếm tại Trung Quốc. Bên trong quan tài, người ta thấy một thi thể phụ nữ còn được bảo quản khá nguyên vẹn. Mỹ nhân có mái tóc đen búi cao, các cơ mặt vẫn còn linh hoạt.
"Cô ấy trông rất xinh đẹp. Khi mở quan tài ra, mọi người đều thấy giống một thiếu nữ đang ngủ, làn da khi chạm vào vẫn còn độ đàn hồi nhất định" - chuyên gia Vương Thiệu Cường, trưởng nhóm khảo cổ cho biết.
Thi thể được ướp xác hoàn hảo của mỹ nhân bí ẩn
Dựa theo y phục mang trên người, các nhà khảo cổ nhận định chủ mộ là một cô gái thời nhà Thanh (1636 - 1912). Xác ướp cao khoảng 164cm, nặng 44kg, dáng người mảnh khảnh, gương mặt trái xoan, chân bó "gót sen ba tấc", móng tay móng chân sơn đỏ. Đây chắc hẳn là một mỹ nhân "sắc nước hương trời" của Đại Thanh. Đồ tùy táng trong lăng cũng vô cùng phong phú với trang sức vàng bạc, chuỗi tràng hạt đá quý, còn có những đồng xu từ thời Hoàng đế Khang Hi. Vậy nên chắc chắn chủ mộ là một người quyền quý, có thân phận không hề tầm thường.
Tin đồn về ngôi mộ Hàm Hương đã khiến dư luận bấy giờ vô cùng tò mò. Nhưng liệu đây có đúng là Hương phi hay không thì các nhà khảo cổ phải nghiên cứu một thời gian dài mới có thể xác định.
Khi mộ cổ được khai quật, đã có rất nhiều tin đồn xôn xao rằng đây chính là Hàm Hương
Khi đối chiếu với sử sách, các nhà nghiên cứu cho rằng nhân vật Hàm Hương hay Hương phi được lấy cảm hứng từ Dung phi - một người thiếp rất được vua Càn Long sủng ái. Dung phi là con nhà quý tộc người Hồi Cương, được gả cho vua Càn Long để xây dựng mối quan hệ hảo hữu giữa hai quốc gia. Bà sở hữu nhan sắc xinh đẹp, thanh tú và có tài ca múa nên được Hoàng đế yêu thương. Còn chi tiết thần thoại ra hương thơm trời sinh thì được coi là do dân gian, thi ca hư cấu nên mà thôi.
Hàm Hương được lấy cảm hứng từ Dung phi - sủng phi của Càn Long
Kết quả nghiên cứu đã cho biết đây khó có thể là lăng mộ Hàm Hương như mọi người nghĩ. Lý do là vì Dung phi qua đời ở tuổi 54, trong khi đó xác ướp được chôn cất khi khoảng 30 tuổi. Thêm vào đó, dựa vào xuất thân Tân Cương cũng như thân thế làm vợ vua Càn Long, việc chôn cất Dung phi ở khu vực tỉnh An Huy là không hợp lý.
Danh tính thực sự của ngôi mộ tỏa hương thơm đến nay vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên các nhà khoa học đã lý giải được vì sao lại có hương thơm đặc biệt này. Thi thể này đã được chôn cất vào mùa đông, trước khi hạ huyệt toàn thân cô gái được phủ một lớp xạ hương để sát trùng và ướp xác. Ngoài ra, chất liệu gỗ của quan tài rất tốt, niêm phong rất chắc chắn. Sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau đã khiến cho tử thi không bị thối rữa và bốc mùi theo lẽ thường.
Chuyện tình bi thảm của đại mỹ nhân Trung Hoa Năm 17 tuổi nàng nổi danh khắp vùng về tài sắc lại tinh thông cầm kỳ thi họa, có thể vừa múa vừa hát nhịp nhàng, ai thấy đều cho là tiên nữ hạ phàm. Hoa đẹp rồi cũng héo,Cỏ dại lại thường tươi. Dương Ngọc Hoàn còn có đạo hiệu Thái Chân (sinh khoảng năm 719) là con gái của một gia...