Mở lại phiên xử Vinasun kiện Grab
TAND TP.HCM dự kiến ngày 7.3 tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam ( Vinasun) với Công ty TNHH Grab Taxi Việt Nam.
Một tháng trước, sau phần tranh luận quyết liệt của hai hãng vận tải, HĐXX quay lại phần xét hỏi. Cho rằng cần thu thập, bổ sung nhiều tài liệu chứng cứ quan trọng trước khi đưa ra phán quyết, tòa dừng phiên xử.
Hàng trăm tài xế Vinasun đến tòa theo dõi phiên xử. Ảnh: Hải Duyên
Trong đơn kiện, Taxi Vinasun cho rằng, Grab đã lợi dụng việc Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành Quyết định 24 ngày 7.1.2016 về Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng còn gọi là Đề án 24 để thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh vận tải taxi, gây náo loạn thị trường.
Theo nguyên đơn, Grab chỉ đăng ký cung cấp ứng dụng công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải, nhưng trên thực tế đơn vị này cung cấp dịch vụ vận tải và hoạt động như doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi – lĩnh vực cùng ngành nghề với Vinasun. Đặc biệt, Grab còn thực hiện nhiều hành vi vi phạm trong pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại nghiêm trọng về doanh thu, lợi nhuận cho Vinasun.
Trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017 Vinasun đã bị thiệt hại gần 76 tỷ đồng, trong đó do Grab gây ra là gần 42 tỷ. Do đó, phía Vinasun yêu cầu tòa buộc Grab phải bồi thường số tiền này ngay sau khi bản án có hiệu lực.
Phía Grab cho rằng, họ có vi phạm pháp luật hay không, có làm đúng Đề án 24 hay không… thì Bộ GTVT mới là cơ quan có thẩm quyền xử lý. Và việc này Vinasun chưa cung cấp được bằng chứng. Nếu cho rằng hoạt động của Grab gây thiệt hại, VinaSun phải khiếu nại quyết định cho phép đề án thí điểm lên Bộ trưởng GTVT hoặc khiếu kiện hành chính, chứ không phải vụ kiện này.
Video đang HOT
Bị đơn cũng phản bác quan điểm cho rằng Grab vi phạm về cạnh tranh, khuyến mại tràn lan… Bởi nếu có, Bộ Công thương đã phạt họ.
Đối với số tiền thiệt hại Vinasun yêu cầu bồi thường, Grab cho rằng nguyên đơn dựa trên báo cáo nghiên cứu thị trường chưa được cơ quan có thẩm quyền thừa nhận nên không được coi là căn cứ để xác định thiệt hại. VinaSun phải chứng minh Grab có hành vi vi phạm pháp luật, Vinasun có thiệt hại thực tế và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại. Do đó, phía Grab đề nghị tòa bác yêu cầu của phía nguyên đơn và đình chỉ giải quyết vụ án.
Tài xế Vinasun đông nghẹt tại phiên xử vụ kiện Grab Sáng 6.2, TAND TP.HCM xét xử vụ Vinasun kiện Grab. Rất đông tài xế Vinasun tập trung bên trong và quanh khu vực phòng xử. Nguồn: Zing
Theo Hải Duyên (VNE)
Đại diện Grab nói gì sau vụ kiện đòi đền bù hơn 40 tỷ đồng?
Đại diện hãng GrabTaxi nói trước khi hết thời hạn thí điểm, hãng này chủ động xin gia hạn và được Bộ GTVT cho phép. Nếu Vinasun cho rằng họ vi phạm thì khiếu nại lên cơ quan trên.
Tài xế Vinasun đông nghẹt tại phiên xử vụ kiện Grab Sáng 6.2, TAND TP.HCM xét xử vụ Vinasun kiện Grab. Rất đông tài xế Vinasun tập trung bên trong và quanh khu vực phòng xử.
Ngày 6.2, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam.
Đại diện Vinasun tại tòa là ông Trương Đình Quý (Phó tổng giám đốc Vinasun), đại diện theo ủy quyền của GrabTaxi là ông Mã Bửu Thịnh.
Tại tòa, phía nguyên đơn cho rằng trước khi GrabTaxi vào Việt Nam, việc kinh doanh của Vinasun rất thuận lợi, lợi nhuận liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, khi GrabTaxi vào, Vinasun kinh doanh thua lỗ.
Ngoài ra, theo Vinasun, hoạt động kinh doanh của Grab đã vi phạm đề án. Theo đó, ông Quý cho rằng theo đề án 24 quy định chỉ thí điểm đối với 5 địa phương, tuy nhiên GrabTaxi đã thực hiện vượt ra ngoài số lượng cho phép, triển khai ở cả các tỉnh như Bình Dương, Lâm Đồng, Vũng Tàu...
Đại diện Vinasun chỉ ra việc đóng thuế của Grab cũng vi phạm: "Vốn điều lệ của Grab là 20 tỷ nhưng chỉ đóng thuế 9,5 tỷ trong khi số lượng xe vượt hơn Vinasun rất nhiều", ông Quý nêu. Trong khi đó, Vinasun trình bày doanh nghiệp mình hoạt động minh bạch, công khai, tuy số lượng xe ít hơn nhưng đã nộp vào ngân sách Nhà nước 1.200 tỷ.
Ông Trương Đình Quý, Phó tổng giám đốc Vinasun. Ảnh: Hoài Thanh
Vinasun cũng cho rằng GrabTaxi đã vi phạm các chính sách về khuyến mãi. "Theo quy định của pháp luật, khuyến mãi không được vượt quá 90 ngày trong 1 năm, mỗi lần không vượt quá 45.000 đồng. Tuy nhiên, số lần khuyến mãi không đăng ký của GrabTaxi vượt hơn nhiều so với số đăng ký, kể cả khuyến mãi 0 đồng", đại diện Vinasun nói.
Trả lời tại tòa, GrabTaxi khẳng định việc đưa ứng dụng dịch vụ công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho khách đi lại dễ dàng, tạo cạnh tranh giữa các hãng truyền thống. Những hãng này phải đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển doanh nghiệp trong đó có Vinasun.
GrabTaxi cũng trình bày trước khi hết thời hạn thí điểm, hãng này đã chủ động xin gia hạn và được Bộ GTVT cho phép. Vì vậy, Grab cho rằng nếu Vinasun cho rằng Grab vi phạm thì cần khiếu nại lên Bộ GTVT.
"Nếu không được chấp thuận gia hạn thì chúng tôi cũng sẽ tuân thủ theo pháp luật thôi", ông Thịnh cho biết.
Ông Mã Bửu Thịnh, đại diện theo ủy quyền của Grab tại tòa. Ảnh: Hoài Thanh
Về ngành nghề kinh doanh, đại diện GrabTaxi cho biết ngành nghề đăng ký của hãng là đăng ký kinh doanh phần mềm theo "Quyết định 24" của Bộ GTVT. Trên thực tế, GrabTaxi thực hiện cung cấp phần mềm cho đơn vị kinh doanh vận tải và đúng pháp luật.
Trả lời Zing.vn sau phiên xử, luật sư Nguyễn Văn Đức (bảo vệ quyền lợi cho Vinasun) cho biết: "Mặc dù né tránh rất nhiều câu hỏi nhưng GrabTaxi cũng phải thừa nhận một số vi phạm ở đề án 24. Việc khởi kiện của Vinasun là có căn cứ. Mong HĐXX sẽ có phán quyết công bằng".
Phiên tòa kết thúc phần xét hỏi và sẽ tiếp tục vào chiều 7.2.
Vinasun kiện Grab đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với khoản lợi nhuận bị sụt giảm hơn 40 tỷ đồng trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017. Trong đơn kiện, Vinasun cho rằng khoản lợi nhuận bị sụt giảm là do hoạt động kinh doanh trái pháp luật ở Việt Nam của Grab gây ra.
Theo Hoài Thanh (Zing)
Grab hầu tòa vì bị Vinasun kiện phá giá Vinasun kiện Grab vì phá giá, vi phạm luật cạnh tranh thương mại. Phía nguyên đơn cho biết sẽ cung cấp 20 video cho tòa án. Tài xế Vinasun đông nghẹt tại phiên xử vụ kiện Grab Sáng 6.2, TAND TP.HCM xét xử vụ Vinasun kiện Grab. Rất đông tài xế Vinasun tập trung bên trong và quanh khu vực phòng xử. Sáng...