Mô hình trường học bán trú – điểm tựa cho học sinh vùng cao Sơn La
Do đặc điểm dân cư phân bố rải rác, nhiều trường học tại tỉnh Sơn La đã triển khai mô hình bán trú, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đảm bảo sĩ số tại các trường học vùng cao, vùng dân tộc thiểu số.
Học sinh Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mường Tè, huyện Vân Hồ ôn bài ngoài giờ lên lớp.
Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Tô Múa, huyện Vân Hồ đóng tại địa bàn vùng cao, khó khăn, học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Nhà trường hiện có 120 em được hưởng chế độ bán trú. Để đảm bảo điều kiện cho học sinh ăn, ở bán trú, nhà trường đã xây dựng phòng ăn và phòng ngủ thoáng mát vào mùa Hè, ấm áp vào mùa Đông. Em Lường Thùy Linh chia sẻ, nhà em cách trường hơn 8 km, từ khi học lớp 6 em đã ở bán trú, giúp em thuận tiện hơn trong học tập.
Thầy Ngô Tiến Thự, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở Tô Múa cho biết, Nhà trường rất quan tâm tới việc triển khai bán trú cho học sinh, đặc biệt là vấn đề đảm bảo khẩu phần ăn, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Để đảm bảo chất lượng bữa ăn, nhà trường đã lên thực đơn theo quy định, ký cam kết với cơ sở cấp thực phẩm. Trước đây, khi chưa có mô hình trường bán trú, học sinh tại huyện Vân Hồ thường phải học ở các điểm trường lẻ nằm ở các bản xa trung tâm, cơ sở vật chất không đảm bảo.
Giờ ăn trưa của học sinh bán trú Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Tô Múa, huyện Vân Hồ.
Ông Phạm Thanh Hải, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vân Hồ cho hay, việc thực hiện mô hình bán trú đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, góp phần giảm ty lệ học sinh bỏ học hàng năm. Để nâng cao chất lượng, ngành Giáo dục đã huy động nhiều tổ chức, cá nhân hỗ trợ các trường xây dựng cơ sở vật chất. Nhờ đó, nhiều công trình như bếp ăn, giếng khoan, công trình cấp nước, phòng ở… đã được xây dựng, tu sửa. Ngành Giáo dục huyện xác định trong những năm tới tiếp tục triển khai kêu gọi hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác nhau để huy động toàn xã hội chăm lo cho học sinh còn khó khăn.
Video đang HOT
Trường Trung học Cơ sở Chiềng Ngàm (huyện Thuận Châu) hiện có gần 160 học sinh được hưởng chế độ bán trú. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã thành lập Hội đồng thẩm định giá để lựa chọn các nhà cung ứng thực phẩm đảm bảo. Sau đó, thực hiện công tác kiểm duyệt ba bước để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Học sinh Trường Trung học cơ sở Chiềng Ngàm, huyện Thuận Châu ôn bài tại phòng ở sau giờ lên lớp.
Thầy Đỗ Long, Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Chiềng Ngàm thông tin, theo chế độ quy định, hàng tháng các em được hưởng 15 kg gạo và gần 600.000 đồng. Mức hỗ trợ này đã tương đối đảm bảo cho chi phí sinh hoạt hằng ngày của các em. Nhà trường thay thực đơn luân phiên trong tuần để nâng cao chất lượng bữa ăn. Bên cạnh đó, nhà trường cử các thầy cô giáo ngoài giờ dạy lên lớp, quản lý học sinh, hướng dẫn các em học bài và sinh hoạt hàng ngày.
Huyện Thuận Châu hiện có 24 trường tổ chức bán trú với trên 5.300 học sinh. Việc tổ chức bán trú cho học sinh ở những vùng đặc biệt khó khăn đã tạo điều kiện huy động trẻ em đến trường, nhiều năm đạt 100%; đồng thời góp phần tổ chức các hoạt động được toàn diện hơn, tăng cường chất lượng dạy và học tại điểm trường trung tâm.
Điểm tựa cho học trò vùng cao
Mô hình bán trú đã và đang là 'điểm tựa' để giữ 'chân' học trò ở vùng cao Nậm Nhùn với hành trình chinh phục tri thức.
Học sinh ở điểm bản Huổi Chát được hỗ trợ bữa trưa.
"Ấm bụng" đến trường
18 giờ mỗi ngày, hồi trống báo hiệu giờ ăn cơm lại vang lên từ Trường Tiểu học xã Nậm Manh, huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu). Từng tốp học sinh lần lượt xếp hàng, tiến về khu vực nhà ăn bán trú. Các em nhanh chóng ngồi vào vị trí quen thuộc, như được "mặc định" từ trước.
Sau khẩu hiệu đồng thanh cùng các bạn "Con mời thầy cô ăn cơm, tớ mời các bạn ăn cơm", em Giàng A Linh, lớp 3B hào hứng với phần ăn của mình. Nhà Linh ở bản Nậm Nàn. Gia đình thuộc diện khó khăn nên bữa no, bữa đói. Nhờ đến trường, em không phải lo đói, mà còn thường xuyên có những bữa cơm đủ cả rau và thịt.
Thầy Phạm Quốc Bảo, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, trước đây nhiều phụ huynh chưa đồng thuận cho con đến trường vì muốn có người phụ giúp việc nương rẫy. Nhưng đến nay, tư tưởng này đã hạn chế đi nhiều. Bà con bắt đầu quan tâm hơn đến việc học của con em.
Năm học này, trường có 498 học sinh, trong đó có 301 em ở nội trú. Ngay từ đầu năm học, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đã đạt 100% và duy trì trên 98% đi học chuyên cần. "Có được kết quả này, bên cạnh nỗ lực của tập thể cán bộ giáo viên thì không thể không nhắc đến lợi ích từ mô hình trường bán trú", thầy Bảo nói.
Cũng theo thầy Bảo, nhà trường có 4 điểm bản, học sinh không được hưởng chế độ bán trú. Để đảm bảo bữa ăn cho các em, trường đã huy động mọi nguồn lực xã hội hóa. Từ sự hỗ trợ này, hiện có 50 học sinh tại 2 điểm (Huổi Chát và Nậm Nàn) được duy trì bữa ăn trưa.
Tại điểm trường Huổi Chát có 2 lớp với 40 học sinh. Thầy Trần Đức Thịnh được giao phụ trách lớp 2 với 19 em. Đều đặn mỗi ngày, thầy dậy từ tờ mờ sáng để di chuyển đến chợ huyện, nhận thực phẩm phục vụ nấu ăn trưa cho học sinh. "Hàng ngày các em đi học thì mang theo cơm. Còn thức ăn trường hỗ trợ. Ở đây có 3 thầy cô, cứ rảnh hoặc hết tiết lại tranh thủ thay nhau làm đầu bếp", thầy Thịnh chia sẻ.
Cũng tại Nậm Manh, gia đình em Sùng A Minh, lớp 9A, Trường PTDTBT THCS có tới 4 anh chị em cùng đang theo học. Trong đó, 3 người đang học tại THCS, còn 1 em nhỏ học tiểu học. Minh tâm sự, kinh tế khó khăn nên nhiều lần 4 anh em đứng trước nguy cơ nghỉ học. "Thầy cô phải vận động nhiều lắm thì bọn em mới tiếp tục được đi học. Đến trường không chỉ học chữ, chúng em còn được ăn no 3 bữa mỗi ngày", Minh bộc bạch.
Ngôi nhà thứ 2
Nhờ sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, mới đây thầy và trò Trường PTDTBT THCS Hua Bum được giảng dạy, học tập trong ngôi trường mới khang trang, đầy đủ tiện nghi. Đặc biệt, dãy nhà bán trú kiên cố, sạch đẹp giúp học sinh có điều kiện tốt hơn để sinh hoạt, ngủ, nghỉ mỗi ngày.
Đã hơn 2 năm nay, căn phòng bán trú trở thành ngôi nhà thứ hai của em Tẩn Ú Mẩy và các bạn cùng phòng. Nhà Mẩy ở bản Nậm Tảng, cách trường hơn 80km. Từ ngày theo học tại trường, Mẩy và các bạn được ăn, ngủ tại chỗ nên giảm bớt khó khăn, cách trở về giao thông. Em chỉ về nhà vào dịp lễ, Tết hoặc cuối tuần, thời gian còn lại tập trung cho việc học.
Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Minh cho biết: "Trường thành lập một tổ quản lý để kèm cặp, hướng dẫn và hỗ trợ các em bán trú. Từ kỹ năng nhỏ nhất như vệ sinh cá nhân, phòng ở, cho đến theo dõi, nắm bắt tính cách, khó khăn mà từng em gặp phải. Từ đó, có biện pháp động viên, giúp đỡ cụ thể. Đa phần các em sau một, hai tháng đều quen và tự giác mọi việc".
Năm học này, huyện Nậm Nhùn có 30 trường, với 413 lớp, trên 9.000 học sinh. Trong đó, có 14 trường hoạt động theo mô hình PTDTBT, với trên 5.300 trò được hỗ trợ tiền ăn, gạo theo các nghị định, chính sách. Ông Trần Quang Tráng, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết, nhờ thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ, những năm qua tỷ lệ huy động học sinh ra lớp tại địa phương luôn duy trì ở mức cao.
"Ngay đầu năm học, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp, nhất là tại các trường PTDTBT đạt gần 100%. Tình trạng học sinh bỏ học giảm, tỷ lệ chuyên cần cũng được duy trì thường xuyên ở mức cao" - ông Trần Quang Tráng thông tin.
Còn theo đánh giá của ông Vũ Tiến Hóa, Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn, mô hình Trường PTDTBT đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó. Đây có thể xem là "điểm tựa" để học sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu, xa yên tâm đến trường, học chữ.
"Các con xuống trường học tập chúng tôi rất yên tâm. Mỗi tuần đón về, thấy con biết nhiều hơn, mạnh dạn hơn, tôi vui lắm. Nên dù bận đến đâu, vợ chồng tôi cũng sắp xếp công việc để đưa con xuống trường học đầy đủ", ông Giàng A Phua, bản Huổi Chát chia sẻ.
Cô giáo hết lòng với giáo dục vùng khó Gần 20 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Sinh Khoa, Trường THCS thị trấn Ba Chẽ, luôn tận tâm với học trò, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong dạy học. Với mong muốn thúc đẩy phát triển giáo dục ở huyện miền núi Ba Chẽ, cô giáo Khoa đã có nhiều sáng kiến trong giảng dạy và đặc...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cách làm món ngon từ 4 loại rau được mệnh danh 'vua chống táo bón'
Ẩm thực
05:51:36 29/04/2025
Đoàn chuyên gia IAEA tới Iran đàm phán kỹ thuật
Thế giới
05:31:09 29/04/2025
Nghi ngờ vì con trai không giống mình, tôi lén đi xét nghiệm ADN thì phát hiện ra 2 bí mật động trời, càng thương nỗi khổ tâm của vợ
Góc tâm tình
05:28:39 29/04/2025
Thám Tử Kiên: Kỳ Án Không Đầu - Phim trinh thám Việt đủ sức khiến Conan gọi bằng điện thoại
Phim việt
23:55:05 28/04/2025
Mỹ nhân Việt sở hữu biệt thự 40 tỷ, làm chủ 4 công ty, xuất hiện vài giây ở Lật Mặt 8 vẫn bùng nổ visual
Hậu trường phim
23:50:00 28/04/2025
Khoảnh khắc cực đẹp của Tăng Thanh Hà trong dịp đại lễ 30/4
Sao việt
23:44:18 28/04/2025
Phim Netflix mới 'Weak Hero Class 2': Quy mô 'khủng' nhưng nội dung 'nhàm'
Phim châu á
23:37:10 28/04/2025
Park Hyung Sik: Vươn đến đỉnh cao nhờ chọn đúng 'nền văn minh'
Sao châu á
23:31:23 28/04/2025
Mai Tuấn 'Mưa bụi' tiết lộ về cuộc sống khi lui về làm thầy giáo dạy Toán
Nhạc việt
23:19:21 28/04/2025
Jennifer Garner sánh vai bên người yêu sau tin đồn tái hợp Ben Affleck
Sao âu mỹ
23:11:16 28/04/2025