Các trường học vùng cao đang được ngành giáo dục địa phương quan tâm, chỉ đạo, huy động nguồn lực để đảm bảo đủ nguồn nước sinh hoạt cho học sinh.
Cứ đến thời điểm mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) hàng năm là lúc tình trạng thiếu nước tại các trường vùng cao càng trở nên trầm trọng, vậy hiện các địa phương, các trường đã cải thiện vấn đề này thế nào để đảm bảo môi trường sinh hoạt, học tập cho các em học sinh?
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về tình hình nước sinh hoạt tại các trường học trên địa bàn, bà Nguyễn Thị Đào – Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn cho biết:
“Hiện, các trường, điểm trường trên toàn huyện Tràng Định đã cơ bản khắc phục được việc thiếu nước, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, tổ chức bữa ăn bán trú,… của trường. Do thương thầy cô, thương các con, phụ huynh một số đơn vị cũng khoan đục giếng, dẫn được đường nước tự động vào trường”.
ADVERTISEMENT
Video đang HOT
Ảnh minh họa (Nguồn: Báo Tài nguyên và môi trường)
Theo bà Đào, tính đến tháng 10/2022, trên địa bàn chỉ còn 3 trường chưa thể khắc phục được tình trạng thiếu nước. Các đơn vị thiếu nước do nguyên nhân khách quan như các trường nằm trên đỉnh đồi khiến đường dẫn nước xa, vị trí của trường không có nguồn nước ngầm dù đã có kinh phí xã hội hóa hỗ trợ khoan giếng.
Bên cạnh đó, ngành giáo dục huyện Tràng Định cũng đã có những biện pháp để nhanh chóng giải quyết, bổ sung nguồn nước thiếu cho các trường như huy động nguồn ủng hộ từ các ban ngành, đoàn thể tại địa phương; huy động các trường tự tiết kiệm ngân sách; huy động công sức, kinh phí từ phía các phụ huynh học sinh.
Hơn nữa, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tràng Định cũng cùng các nhà trường chủ động thực hiện các giải pháp để từng bước giải quyết tình trạng thiếu nước, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhất là tại các trường vùng khó trên địa bàn.
Bà Đào cũng thông tin thêm, mặc dù nước sinh hoạt đã cơ bản được đáp ứng, tuy nhiên, các trường trên địa bàn còn đang thiếu nhiều trang thiết bị dạy học, thiếu phòng học Tin học – Ngoại ngữ,…
Một số điểm trường còn khó triển khai các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học do mạng internet chưa ổn định. Bên cạnh đó, bàn ghế của một số trường cũng xuống cấp, dù huyện có dành kinh phí để mua bổ sung nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được hết cho tất cả trường.
Cũng trao đổi về vấn đề trên, ông Châu Ngọc Vĩnh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết:
“Hiện địa bàn huyện Nam Giang có tổng 26 trường học các cấp, hầu hết các trường đều đã có đủ nước sinh hoạt. Tuy nhiên, về việc đảm bảo nguồn nước sạch, chất lượng, chỉ có hơn 55% số trường của địa bàn có hệ thống lọc nước. Do Nam Giang còn là huyện nghèo, nên các hệ thống lọc này chủ yếu đến từ nguồn từ thiện của các mạnh thường quân ủng hộ cho trường.
Các trường còn lại thì nguồn nước chủ yếu được dẫn về từ khe suối, mức độ nước tùy thuộc vào thời tiết, nếu thời tiết khô hạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc vệ sinh, ăn bán trú của trẻ,… Nguồn nước uống cũng do các thầy cô giáo tự chuẩn bị thêm bình lọc nhỏ, hoặc mang nước đi cho các con uống nên cũng khá vất vả”.
Theo ông Vĩnh, do 80% số người dân trên địa bàn là dân tộc thiểu số nên kinh tế của các gia đình cũng rất khó khăn, do vậy ông Vĩnh mong muốn rằng, ngành giáo dục nên quan tâm hơn đến việc tăng cường hệ thống lọc nước để mang đến nguồn nước sạch cho các em học sinh vùng cao được đảm bảo sức khỏe, phụ huynh yên tâm cho con tham gia học tập.
Cũng theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Giang, theo Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 thì dự kiến trong giai đoạn 2021-2025, các trường nội trú, bán trú của các vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ được cải thiện hệ thống lọc nước để đảm bảo sinh hoạt.
Do đó, ông Vĩnh cũng hi vọng Đề án sớm được triển khai ở địa phương để các em học sinh yên tâm đến trường tham gia học tập mà không phải lo lắng các vấn đề khó khăn khác.
Mặc dù đã cơ bản đáp ứng được việc đủ nước sinh hoạt, tuy nhiên, để đảm bảo nguồn nước sạch vẫn là thách thức của nhiều đơn vị trường học. Theo thầy Đinh Anh Công, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Hướng Phùng, thuộc huyện Hướng Hóa, một huyện khó khăn về nước sinh hoạt của tỉnh Quảng Trị cho biết:
“Hiện Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Hướng Phùng vẫn đang sử dụng nước giếng khoan để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cho các em học sinh.
Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn nước sạch, an toàn cho các em thì tôi mong ngành giáo dục có thể quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho những trường vùng khó như chúng tôi để mang đến môi trường học tập tốt nhất cho các em, bởi huyện Hướng Hóa là một địa phương khó khăn, nên việc đề xuất tăng cường thêm kinh phí cũng gặp nhiều hạn chế.”.
Bên cạnh đó, thầy Công cũng cho biết thêm, dù chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đã triển khai được hai năm nhưng trường vẫn chưa có thiết bị dạy học theo chương trình mới mà chỉ đang sử dụng các trang thiết bị dạy và học của chương trình cũ.
Đặc biệt là tình trạng thiếu máy tính, hiện một lớp học của trường có 40 học sinh/lớp, tuy nhiên chỉ có 20 máy. Do đó, thầy Công cũng mong rằng, bên cạnh bổ sung nguồn nước sạch, trường cũng cần nhanh chóng được bổ sung đầy đủ các trang thiết bị học tập để công tác giảng dạy của giáo viên được đảm bảo, giúp chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 được diễn ra thuận lợi hơn.
Trường vùng cao gỡ khó với Chương trình mới lớp 10 Việc triển khai Chương trình GDPT 2018 với lớp 10 có nhiều điểm mới và khó. Đây cũng là trở ngại với học sinh vùng cao huyện Mường Tè (Lai Châu). Học sinh vùng cao Mường Tè gặp khó với Chương trình GDPT mới. Học sinh gặp khó Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 ở bậc THPT được xây dựng theo...
Tin mới nhất
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...
Chuyển đổi số trong giáo dục: Đã gắn mã định danh của gần 24 triệu hồ sơ học sinh
07:55:49 21/12/2022
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã số hóa, gắn mã định danh của gần 24 triệu hồ sơ học sinh, hơn 1,5 triệu hồ sơ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý
Nhiều khó khăn trong thực hiện chương trình, SGK mới
07:54:20 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , ngày 20/12, Đoàn ĐBQH tỉnh...
Nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên
07:54:03 21/12/2022
Năm 2022, Ban Giám hiệu trường tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện kịp thời các chủ trương của ảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên (HSSV); thực hiện phong trào thi đua dạy tốt học tố...
Giáo viên khốn khổ vì phụ huynh 'canh' camera
10:59:19 20/12/2022
Sao cô cho bé đứng sau cùng? , Cô ơi cái chân bé nó thò ra kìa , đó là nội dung những cuộc gọi điện thoại của phụ huynh khi họ vừa canh camera sáng chiều, vừa gọi liên tục cho cô giáo mầm non
Đừng để kỳ thi học sinh giỏi là sân chơi của một số thầy cô
07:49:02 20/12/2022
Khi tham gia ra đề thi học sinh giỏi, có giáo viên lưu ý trước cho học sinh của mình nội dung sẽ ra đề để ôn tập. Vậy tác dụng của chọn học sinh giỏi ở đâu?
Hướng nghiệp sớm để gỡ khó tuyển sinh
07:48:36 20/12/2022
Nhiều năm qua, một số ngành nghề như khoa học cơ bản, y tế công cộng, dịch vụ xã hội, khoa học tự nhiên, thủy sản hay môi trường… rất khát nhân lực nhưng lại vô cùng khó tuyển sinh
Chậm tiến độ mua sắm thiết bị dạy học, GĐ Sở Giáo dục Vũng Tàu nêu vướng mắc
07:48:18 20/12/2022
Trang thiết bị các trường hiện có cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy học nên việc chậm trong mua sắm các thiết bị bổ sung không ảnh hưởng quá nhiều
Lớp học chữ miễn phí giữa Sài thành của 'bà giáo'
07:48:00 20/12/2022
Suốt 9 năm qua, lớp học chữ miễn phí do cô Nguyễn Thị Anh (SN 1951), trú tại phường 5 (Quận 6, TPHCM) đã giúp nhiều trẻ em nghèo, khuyết tật
Huy chương bạc Olympic Tin học Châu Á - TBD kể chuyện vượt qua áp lực
07:47:38 20/12/2022
Trần Khôi Nguyên - HS lớp 12 Tin, Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội xuất sắc giành Huy chương bạc Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương 2022
Vòng xoáy dạy thêm, học thêm: tiền học thêm vài môn/tháng bằng học phí cả năm
07:47:08 20/12/2022
Vòng xoáy dạy thêm, học thêm như một ma trận từ năm này sang năm khác, kéo theo rất nhiều tiền bạc của phụ huynh và thời gian của học sinh phổ thông
Thầy say mê đổi mới dạy học, viết báo
07:02:00 19/12/2022
Thầy là một tấm gương sáng về đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên cứu. Trong gần 7 năm dạy học, thầy đã viết được trên 700 bài báo, trong đó có 100 bài nghiên cứu về đổi mới phương pháp giảng dạy
Dạy học tích cực – giải pháp đột phá góp phần đổi mới căn bản, toàn diện ở các trường đại học
06:11:29 19/12/2022
Dạy học hướng vào người học, lấy người học làm trung tâm là luận điểm then chốt của dạy học hiện đại và cũng chính là bản chất của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Luật Nhà giáo tiếp thêm động lực cho giáo viên miền núi cống hiến
06:09:45 19/12/2022
Nhiều giáo viên bày tỏ, nếu Luật Nhà giáo được thông qua, sẽ là điểm tựa, tiếp thêm động lực cho giáo viên miền núi yên tâm công tác và cống hiến
TP HCM: GV cốt cán bức xúc vì đi bồi dưỡng CTGDPT 2018 mãi chưa được nhận chế độ
06:07:27 19/12/2022
Giáo viên tiểu học cốt cán tại Thành phố Hồ Chí Minh than chưa được nhận chế độ bồi dưỡng tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018
Nữ sinh Hà Tĩnh chia sẻ bí quyết giành học bổng toàn phần Châu Âu
06:05:39 19/12/2022
Đỗ Hoàng Mai Linh (sinh năm 2003, Hà Tĩnh) xuất sắc giành học bổng toàn phần của Chính phủ Hungary. Đầu tháng 8/2022, Đỗ Hoàng Mai Linh (sinh năm 2003, Hà Tĩnh) giành học bổng toàn phần của Chính phủ Hungary. Hiện nữ sinh đang theo học ...
Cô giáo thắp sáng tương lai cho trẻ tự kỷ
06:03:59 19/12/2022
Tại khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc, cô giáo Wang Xinhui ngày đêm miệt mài chăm lo và điều trị cho trẻ mắc chứng tự kỷ để các em có thể hòa nhập
Phong trào khuyến học huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam tiếp sức hàng nghìn học sinh, sinh viên học tốt
06:01:39 19/12/2022
Với những hỗ trợ thiết thực, phần thưởng kịp thời, Hội Khuyến học – Cựu giáo chức huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam đã tiếp sức hộc sinh, sinh viên học tốt, góp phần khơi dậy truyền thống hiếu học, thúc đẩy sự phát triển ngành giáo dục – đà...
Hợp tác trong lĩnh vực quốc tế hóa giáo dục giữa 7 trường kỹ thuật
05:01:42 19/12/2022
Vừa qua, nhóm 7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác trong lĩnh vực Quốc tế hóa giáo dục với nội dung Kiểm định quốc tế và bảo đảm chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo tạo nhân lực chất lượng quốc tế