Mô hình giáo dục không áp lực tại Phần Lan khiến nhiều trẻ em ao ước
Sự thành công của hệ thống giáo dục đã giúp Phần Lan nổi lên như một nhà lãnh đạo toàn cầu về giáo dục.
Vậy điều gì đã khiến nền giáo dục của quốc gia này vượt trội hơn so với nhiều nước khác? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên.
Vào một buổi chiều tháng 9 ấm áp tại sân chơi của trung tâm chăm sóc trẻ em Franzenia ở quận Kallio của Helsinki, một nhóm trẻ khoảng 4 và 5 tuổi đang chơi trò chơi đầy thích thú. “Bạn có muốn một cây kem không”, một bé gái hỏi bạn sau khi dựng xong quầy hàng đồ chơi đầy công phu trên bãi cát. Nhân viên mẫu giáo di chuyển xung quanh, trò chuyện, quan sát và ghi chép bằng văn bản.
Ảnh minh họa: Indiatoday
Với sỹ số 200 trẻ, Franzenia là trung tâm chăm sóc trẻ em lớn nhất tại Helsinki. Trung tâm này được cải tạo từ một tòa nhà cũ của trường đại học được xây dựng vào những năm 1930. Nhìn bề ngoài nó không có gì đặc biệt. Nhưng chính ở nơi này “phép màu” giáo dục của Phần Lan bắt đầu được hình thành. Franzenia có rất nhiều đồ chơi cho trẻ em và các bức tường xung quanh từ lâu đã trở thành những bức tranh ngộ nghĩnh do các em tô vẽ.
Phần Lan là quốc gia có hệ thống giáo dục đứng top đầu của châu Âu trong suốt nhiều năm qua. Người dân Phần Lan dù công nhận trường học sẽ là nơi giúp trẻ em thành công trong học tập, nhưng họ cũng cho rằng những năm đầu đời của trẻ cũng có vai trò quan trọng không kém trong việc thúc đẩy quá trình học tập tốt từ giai đoạn sớm hơn.
Nhập học muộn
Việc học hành của trẻ em trong những năm đầu đời tại Phần Lan bắt đầu khá muộn. Tại Franzenia cũng như nhiều trường mẫu giáo hay các trung tâm chăm sóc trẻ em ban ngày khác, trọng tâm không phải là toán, đọc hoặc viết (trẻ em không được hướng dẫn chính thức về những môn học này cho đến khi lên 7 tuổi và bắt đầu học tiểu học) mà là vui chơi sáng tạo. Điều này có thể gây ngạc nhiên cho các bậc cha mẹ ở những quốc gia khác vốn quan niệm giáo dục là một cuộc tranh đua. Ở Phần Lan, người dân thường có tư tưởng thoải mái hơn. Tiina Marjoniemi, người đứng đầu trung tâm Franzenia cho biết: “Chúng tôi tin rằng trẻ em dưới 7 tuổi chưa sẵn sàng đi học. Các em cần thời gian để chơi và hoạt động thể chất. Đó là thời gian cho sự sáng tạo”.
Mục tiêu chính của những năm đầu đời là nâng cao sức khỏe về tinh thần và thể chất của trẻ em. Nhà trẻ là nơi để giúp trẻ phát triển các thói quen xã hội tốt: chẳng hạn như học cách kết bạn và tôn trọng người khác, hoặc có thói quen ăn mặc gọn gàng và đẹp.
Chuyên gia giáo dục Phần Lan Pasi Sahlberg cho biết: “Trường mẫu giáo ở Phần Lan không tập trung vào việc chuẩn bị cho trẻ em đến trường về mặt học thuật. Thay vì đó, mục tiêu chính là đảm bảo trẻ em sẽ trở thành những công dân hạnh phúc và có trách nhiệm”.
Cho trẻ vui chơi là một công việc nghiêm túc, đặc biệt là với giáo viên vì điều đó giúp trẻ rèn luyện những kỹ năng quan trọng. Bà Marjoniemi nói: “Đó không chỉ là chơi một cách ngẫu nhiên, mà là chơi để học”.
Video đang HOT
David Whitebread, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Chơi trong Giáo dục, Phát triển & Học tập tại Đại học Cambridge nhận xét rằng, việc chơi trong giai đoạn này có thể giúp trẻ thành công trong quá trình học tập về sau. Sau khi tham gia vào một nhiệm vụ mà chúng yêu thích, cho dù là kể một câu chuyện hay xây dựng một tòa nhà, trẻ em sẽ có động lực để không ngừng hoàn thiện mình, cải thiện nhiệm vụ cũng như tăng cường thử thách. Chơi có tổ chức giúp trẻ phát triển khả năng chú ý, tính kiên trì, sự tập trung và khả năng giải quyết vấn đề.
“Chất lượng giáo dục mầm non càng tốt thì kết quả về sau của các em càng tốt, cả về mặt tình cảm, xã hội và thành tích học tập”, ông Whitebread nhấn mạnh.
Trẻ em tại Phần Lan có rất nhiều thời gian vui chơi, giải trí. Ảnh minh họa: Riitta Supperi
Không có trường chuyên, lớp chọn
Sự thành công của hệ thống giáo dục đã giúp Phần Lan nổi lên như một nhà lãnh đạo toàn cầu về giáo dục. Các bài kiểm tra của Pisa cho thấy, học sinh Phần Lan đạt được điểm trong các môn toán, khoa học và đọc hiểu cao nhất thế giới.
Thành công này đến từ một hệ thống được xây dựng khác biệt với xu hướng giao dục phổ biến ở các nước phát triển từng được áp dụng trong nhũng năm 1980 và 1990. Được thúc đẩy bởi cam kết bình đẳng (cả về mặt đạo đức lẫn kinh tế), Phần Lan cấm việc chọn trường và chỉ áp dụng các kỳ thi chính thức khi trẻ được 18 tuổi, cũng như cấm phân biệt học sinh dựa trên năng lực. Sự cạnh tranh, việc lựa chọn, tư nhân hóa giáo dục và bảng thành tích không tồn tại. Phần Lan cũng cung cấp những bữa ăn miễn phí cho học sinh, trong khi điều này chỉ được áp dụng cho những học sinh nhỏ tuổi ở Anh.
Giảm tải căng thẳng cho phụ huynh
Những yếu tố khiến phụ huynh lo lắng nhất như: con cái có được vào “trường tốt” không, có nằm trong top đầu hay đạt được điểm SATS cao hay không, hầu như không có ở Phần Lan. Sự khác biệt về kết quả giáo dục giữa các trường tại các khu vực là tương đối nhỏ, vì thế phụ huynh hiếm khi gửi con cái đi học ở những trường nằm xa nhà. Với phương pháp tiếp cận chú trọng chất lượng hơn số lượng, học sinh tại Phần Lan có giờ học ngắn hơn và bài tập về nhà cũng ít hơn. Việc dạy thêm và học thêm rất ít khi xảy ra. Trẻ em Phần Lan nhìn chung hạnh phúc và ít căng thẳng hơn so với các trẻ em ở những quốc gia khác.
Trao quyền nhiều hơn cho giáo viên và học sinh
Phần Lan trao quyền nhiều hơn cho giáo viên và học sinh để thiết kế việc học và dạy. Giáo viên được trả lương cao, được đào tạo bài bản. Để có thể tham gia giảng dạy, giáo viên phải hoàn thành khóa đào tạo chuyên viên trong 5 năm. Họ được phụ huynh tôn trọng và được các chính trị gia quý trọng và tin tưởng. Chương trình giảng dạy được các trường chuyên nghiệp chọn lọc với tiêu chuẩn khắt khe. Nếu một giáo viên không thực hiện tốt, hiệu trưởng phải có trách nhiệm thực hiện biện pháp nào đó để khắc phục điều này.
Có rất ít giáo viên và học sinh trong các trường học ở Phần Lan. Bên cạnh đó, học sinh thường gắn bó cùng một giáo viên trong thời gian tối đa 6 năm. Điều này giúp giáo viên có thể đảm nhận vai trò của một người cố vấn, thậm chí là một thành viên trong gia đình, giúp xây dựng sự tin tưởng, gắn kết và tôn trọng lẫn nhau giữa cả hai phía.
Nhu cầu và phong cách học tập của mỗi cá nhân thường khác nhau. Với thời gian gắn bó lâu như vậy, một giáo viên có thể xác định được nhu cầu riêng của mỗi học sinh và lập thời khóa biểu cũng như quan tâm đến sự tiến họ giúp các em đạt được mục tiêu. Không có sự truyền đạt lại cho giáo viên kế tiếp bởi vì không có bất cứ một khuôn mẫu nào.
Học sinh đến lớp muộn và tan học sớm
Thức dậy sớm, bắt xe buýt hoặc sử dụng phương tiện cá nhân, tham gia các buổi học ngoại khóa vào sáng sớm và sau giờ học là nỗi ám ảnh đối với một học sinh. Chưa kể, ở nhiều nơi, học sinh phải bắt đầu vào học trong khoảng thời gian 6 đến 8h sáng khi các em vẫn còn ngái ngủ.
Học sinh ở Phần Lan thường bắt đầu đi học từ 9h đến 9h45 sáng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thời gian vào học quá sớm có thể có hại đối với thể chất, sức khỏe và sự trưởng thành của học sinh. Các trường học ở Phần Lan bắt đầu một ngày mới muộn hơn và thường kết thúc vào lúc 14h đến 14h45 chiều. Hệ thống giáo dục tại quốc gia này không nhằm truyền tải và nhồi nhét thông tin cho học sinh mà là tạo ra một môi trường học tập phù hợp và ít áp lực. Học sinh có nhiều thời gian để ăn uống, tận hưởng các hoạt động vui chơi và thư giãn.
Môi trường này cũng rất cần thiết với giao viên. Tại các trường học ở Phần Lan có những phòng dành riêng cho giáo viên – nơi họ có thể nằm nghỉ và thư giãn, chuẩn bị cho một ngày mới hoặc chỉ đơn giản là giao lưu với đồng nghiệp.
Hợp tác không cạnh tranh
Trong khi Mỹ và nhiều quốc gia khác coi hệ thống giáo dục là một cuộc cạnh tranh lớn, thì người Phần Lan lại nhìn nhận điều đó theo cách khác. Nhà văn Samuli Paronen từng nói rằng: “Những người chiến thắng thực sự không cạnh tranh”. Và có lẽ chính thái độ này đã khiến Phần Lan đứng top về giáo dục trên thế giới. Nền giáo dục của Phần Lan không bị ảnh hưởng bởi bệnh thành tích. Không có danh sách các trường học hoặc giáo viên có thành tích tốt nhất. Đó không phải là một môi trường cạnh tranh mà trái lại lấy hợp tác làm tiêu chuẩn./.
TH SCHOOL quyết tâm mang mô hình giáo dục 80 - 20 về với xứ Nghệ
Sau hợp tác chính thức giữa Hệ thống Trường TH School và Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TH School đã tổ chức thành công Hội thảo Chương trình THPT Cambridge Anh Quốc - Chìa khóa vàng giúp học sinh hội nhập tại thành phố Vinh vào ngày 26/3; với sự tham dự của đông đảo phụ huynh và học sinh quan tâm.
Hội thảo diễn ra thành công với sự tham gia của đông đảo phụ huynh, học sinh.
Hội thảo thu hút gần 100 phụ huynh, giáo viên và học sinh trung học tại TP. Vinh đến tham dự, đặc biệt là từ các trường THCS uy tín trên địa bàn như Trường THCS Đặng Thai Mai, Hưng Dũng, Hưng Bình, Lê Mao.
Phát biểu tại hội thảo, Ông Đào Công Lợi - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đánh giá cao mô hình 80-20 được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép tại TH School. Mô hình 80-20 kết hợp chương trình Quốc tế Cambridge với tinh hoa Việt Nam học (tập trung vào tiếng Việt, Văn học, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục Công dân).
Chương trình học chuẩn quốc tế kết hợp tinh hoa Việt Nam học của TH School.
Thầy Stephen West - Tổng Hiệu trưởng Hệ thống trường TH School đã trực tiếp tham gia giúp phụ huynh và học sinh có cái nhìn tổng quan về phương pháp học tập, tầm quan trọng của các môn học trong chương trình A-Level và chứng chỉ quốc tế mà học sinh nhận được khi tốt nghiệp. Trong thời lượng có hạn của hội thảo, các thầy, cô của TH School đã tranh thủ thời gian nghỉ giải lao để trả lời các câu hỏi của người tham dự. Phong cách năng động, tận tâm, lắng nghe của đội ngũ giáo viên quốc tế và Việt Nam trường TH School ghi điểm trong mắt phụ huynh và học sinh xứ Nghệ.
Chiều cùng ngày, TH School cơ sở Vinh đã tổ chức thi cấp học bổng cho các học sinh có nguyện vọng. Được biết, giá trị học bổng trao tặng cho các em lên đến 50% học phí. Bài thi học bổng tập trung vào kỹ năng tư duy logic, kỹ năng viết bằng tiếng Anh và phần phỏng vấn với đại diện của trường.
Được dẫn dắt bởi Tập đoàn TH - niềm tự hào của thương hiệu Việt, TH School cơ sở Vinh sẽ là cơ sở thứ 3 của Hệ thống TH School. Trước đó, từ năm 2017, 2 cơ sở đang hoạt động tại chùa Bộc (học bán trú, Mầm non - THPT) và Hòa Lạc (học bán trú và nội trú, từ THCS-THPT) đã đào tạo hàng ngàn học sinh. TH School cơ sở Vinh sẽ tuyển sinh học sinh lớp 10-12 từ năm học 2022-2023.
Thầy Stephen West - Tổng Hiệu trưởng Hệ thống trường TH trực tiếp thông tin đến phụ huynh và học sinh quan tâm.
Qua 6 năm hoạt động và phát triển, TH School tạo cơ hội để học sinh được tiếp cận với một nền giáo dục của thời đại, xây dựng từ chương trình học chuẩn nguyên bản quốc tế, kết hợp chương trình Việt Nam học được thu gọn một cách khoa học nhất. Mô hình 80 - 20 tiên phong được nghiên cứu kỹ càng để giúp các em được củng cố và nuôi dưỡng tư duy toàn cầu, trong khi vẫn trân trọng tình yêu và niềm tự hào về bản sắc Việt Nam.
Hàng năm, khoảng 35% học sinh cuối cấp được cấp học bổng từ các trường đại học quốc tế. Học sinh TH School không chỉ theo học các môn học bằng tiếng Anh, mà còn được định hướng gìn giữ bản sắc Việt thông qua các bài giảng về lịch sử, địa lý, tham gia hoạt động văn hóa, học nhạc cụ truyền thống, làm gốm...
Chú trọng vào cả phát triển thể lực và trí lực, chương trình học và hoạt động ngoại khóa đa dạng của TH School giúp học sinh trở thành những công dân toàn diện.
Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng: Cơ cấu hệ thống giáo dục còn nhiều việc phải điều chỉnh Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng cho rằng, việc xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân cần bám vào các tiêu chí: Công bằng, chất lượng, hiệu quả và thống nhất. (Phần 1) LTS: Những định hướng cơ bản của Nghị quyết Trung ương 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp...