Mô hình Đại học chuẩn Hàn Quốc ngay tại Việt Nam
Là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam trong thời gian qua đồng thời cũng là một trong những quốc gia có nền giáo dục phát triển tại khu vực châu Á, Hàn Quốc đang là điểm đến trong hành trình học tập của đông đảo sinh viên Việt Nam.
Cùng với việc du học Hàn Quốc, các mô hình hợp tác đào tạo với các trường đại học và đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp Hàn ngay tại Việt Nam cũng trở thành giải pháp học tập hiệu quả với chi phí hợp lý, đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay. Trong đó, mô hình Đại học chuẩn Hàn Quốc do Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) đào tạo với sự đồng hành của các đối tác Hàn Quốc đang được xem là lựa chọn ưu tiên của những bạn trẻ mong muốn khẳng định bản thân trong các doanh nghiệp Hàn.
Mô hình Đại học chuẩn Hàn Quốc tại HUTECH – lựa chọn để chinh phục doanh nghiệp Hàn
Chương trình và phương pháp đào tạo từ Hàn Quốc: Khởi đầu vững chắc cho sinh viên
Năm 2021, hệ đại học chuẩn Hàn Quốc đào tạo 11 ngành gồm Ngôn ngữ Hàn Quốc, Kinh doanh quốc tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Marketing, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Công nghệ thông tin, Đông phương học (chuyên ngành Hàn Quốc học), Tài chính – Ngân hàng, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Đây đều là những ngành có nhu cầu nhân lực hàng đầu ở các doanh nghiệp Hàn Quốc và tại Việt Nam.
Các ngành đào tạo gắn với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp Hàn hiện nay
Ở tất cả các ngành đào tạo, sinh viên đều được chú trọng phát triển khả năng vận dụng hiểu biết chuyên môn vào giải quyết vấn đề thực tiễn, theo tinh thần giáo dục Hàn Quốc ‘hiểu biết là sức mạnh’. Chương trình và phương pháp đào tạo được tham khảo từ 19 trường đại học uy tín tại Hàn Quốc như ĐH Quốc gia Chungbuk, ĐH Quốc gia Jeju, ĐH Kyungsung, ĐH Hannam, ĐH Chosun,… Cùng với quá trình học tập và vận dụng, sinh viên cũng có dịp trau dồi năng lực sáng tạo thông qua trải nghiệm tham gia các dự án thực tế.
Tiếng Hàn tương đương Topik 3, nâng cao lợi thế khi ứng tuyển vào doanh nghiệp Hàn
Cùng với giá trị kiến thức, sinh viên hệ Đại học chuẩn Hàn Quốc còn có lợi thế về ngoại ngữ khi được đào tạo tiếng Hàn bài bản ngay trong chương trình chính khóa. Với sự đồng hành của các tổ chức giáo dục Hàn Quốc như KOICA, KF,… sinh viên được đào tạo tiếng Hàn ngay từ cơ bản với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, xây dựng nền tảng ngôn ngữ vững chắc (mà không yêu cầu phải biết tiếng trước khi xét tuyển).
Video đang HOT
Sinh viên được đào tạo tiếng Hàn từ căn bản
Việc tiếp cận văn hóa Hàn Quốc ngay từ trên giảng đường cũng giúp sinh viên nâng cao đáng kể hiểu biết văn hóa – thông qua các chuyên đề giới thiệu trang phục truyền thống, âm nhạc & nghệ thuật Hàn, văn hóa ứng xử hay các hoạt động giao lưu quốc tế với sinh viên, nghệ nhân, doanh nhân Hàn Quốc. Với hiểu biết văn hóa đa dạng và khả năng tiếng Hàn nhất định đạt trình độ tương đương Topik II – bậc 3 (Topik 3), sinh viên có thể tự tin tham gia các chương trình gặp gỡ doanh nghiệp, phỏng vấn tuyển dụng hoặc chuyển tiếp học tập tại Hàn Quốc.
Nhiều hoạt động giao lưu văn hóa Hàn Quốc thú vị ngay tại HUTECH
Nhiều cơ hội học tập và làm việc tại Hàn Quốc cho sinh viên ‘chuẩn Hàn’
Sở hữu lợi thế kiến thức và ngôn ngữ, sinh viên hệ Đại học chuẩn Hàn Quốc tại HUTECH dễ dàng nắm bắt cơ hội nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến trong các doanh nghiệp Hàn trong và ngoài nước. Các bạn còn được ‘tiếp sức’ với mô hình hợp tác doanh nghiệp chặt chẽ tại HUTECH, trong đó bao gồm nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc như Samsung Việt Nam, Lotte Việt Nam, ShinhanBank hay các tổ chức nghề nghiệp Hàn Quốc như Văn phòng Thành phố Daegu, Hội Thương mại Công nghiệp Gyeongbuk TP. Daegu, Hiệp hội Thương mại và công nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham),…
Đại diện HUTECH ký kết hợp tác với Văn phòng Thành phố Daegu
Một lựa chọn hấp dẫn khác dành cho sinh viên hệ Đại học chuẩn Hàn Quốc là chuyển tiếp học tập và nhận bằng của trường đại học Hàn Quốc, tại những ‘điểm đến’ uy tín như ĐH Nam Seoul, ĐH Yeungnam, ĐH Myong-ji, ĐH Kyung-sung, ĐH Pai Chai… với học bổng lên đến 50%. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến khó lường như hiện nay, lựa chọn học tập chuẩn Hàn ngay tại Việt Nam để dễ dàng chuyển tiếp ở thời điểm thích hợp chính là giải pháp hiệu quả để hiện thực hóa giấc mơ du học, nhận bằng cấp từ Hàn Quốc mà không phải gián đoạn lịch trình học tập.
Năm 2021, hệ Đại học chuẩn Hàn Quốc tại HUTECH xét tuyển theo 04 phương thức:
1/ Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021: 18-20 điểm
2/ Xét tuyển kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) 2021 đợt 2 của ĐH Quốc gia TP.HCM: 650-720 điểm. Nhận hồ sơ đến 30/9.
3/ Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 môn năm lớp 12: Từ 18 điểm trở lên
4/ Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 học kỳ (lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12): Từ 18 điểm trở lên.
Các phương thức xét tuyển học bạ nhận hồ sơ đợt 8 đến 31/8, đợt 9 đến 10/9.
Bước ra thế giới để làm chủ công nghệ
Đều còn rất trẻ và là những 'bàn tay vàng' trong các kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, sau khi tiếp tục giành huy chương ở các kỳ thi quốc tế, họ trở về và tiếp tục huấn luyện tay nghề cho các thế hệ đàn em.
Trương Thế Diệu (phải) mang về chiếc huy chương bạc cho VN tại Kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới năm 2019 - NVCC
SÁNH NGANG CÁC QUỐC GIA CÓ KỸ NĂNG VÀ CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN
Trương Thế Diệu, cựu sinh viên Trường CĐ Bách khoa Hà Nội, là người đạt thành tích cao nhất trong các kỳ thi kỹ năng nghề thế giới từ trước đến nay của Việt Nam. Để giành được chiếc huy chương bạc quý giá cho Việt Nam tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới được tổ chức tại Kazan, CHLB Nga năm 2019 ở nghề phay CNC, Diệu đã phải thi đấu trong căng thẳng nhiều giờ liền với đại diện của 31 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đạt kết quả 726 điểm, Diệu chỉ cách huy chương vàng 4 điểm, và ngang tài ngang sức với đại diện đến từ Hàn Quốc, Nhật - 2 quốc gia rất mạnh về kỹ năng nghề và có nền công nghệ vô cùng phát triển so với Việt Nam.
Trong khi đó, Nguyễn Duy Thanh, cựu sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, chính là người đầu tiên giành được huy chương tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới vào năm 2015 ở nghề giải pháp phần mềm công nghệ thông tin. Nguyễn Trần Bá Phước, cựu sinh viên Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng đạt huy chương đồng nghề giải pháp phần mềm công nghệ thông tin tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới năm 2017.
Nguyễn Thái Phương tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới - NVCC
Còn Nguyễn Thái Phương, cựu sinh viên Trường CĐ Kỹ nghệ 2, năm 2019 là thí sinh nghề công nghệ nước duy nhất của Việt Nam tham dự kỳ thi tay nghề thế giới và đạt chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc.
Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Văn Quân, cùng là sinh viên Trường CĐ Cơ điện Hà Nội cũng đạt chứng chỉ này ở nghề cơ điện tử trong cuộc thi cùng năm với Phương. Đỗ Công Nguyên, sinh viên Trường CĐ Du lịch Hà Nội, đạt huy chương vàng ASEAN nghề nấu ăn.Nguyễn Văn Long và Nguyễn Văn Thiết, sinh viên Trường CĐ nghề công nghệ cao Hà Nội, cùng đạt huy chương vàng ASEAN nghề tự động hoá công nghiệp...
Tiến sĩ Nguyễn Chí Trường, Vụ trưởng Vụ Kỹ năng nghề (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB-XH), là chuyên gia đưa các đoàn thí sinh Việt Nam tham dự các kỳ thi tay nghề ASEAN và thế giới từ những lần đầu tiên, cho biết: "Lần đầu tiên Việt Nam tham dự Kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN năm 2000 và luôn xếp ở nhóm 4 quốc gia có thành tích cao nhất. Kể từ năm 2010 đến nay, chúng ta thuộc tốp 3 quốc gia luôn đứng đầu khu vực. Ở kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới, Việt Nam bắt đầu tham dự từ năm 2007 và đã giành được nhiều chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc, 2 huy chương đồng, 1 huy chương bạc.
Như vậy, xét về thành tích dự thi kỹ năng nghề, trình độ thí sinh Việt Nam đứng đầu khu vực và không hề thua kém các nước tiên tiến trên thế giới. Điều này khẳng định, thế hệ trẻ Việt Nam không chỉ giỏi và xuất sắc về lý thuyết thể hiện ở các cuộc thi Olympic quốc tế về toán, lý, hóa mà còn giỏi về khả năng sáng tạo, linh hoạt và vận dụng một cách chuyên nghiệp các kiến thức ở trình độ cao vào thực tiễn sản xuất với công nghệ tiên tiến bậc nhất khu vực và thế giới".
THAM GIA VÀO CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Theo ông Trường, hiện các thí sinh từng đạt huy chương tại các kỳ thi khu vực và thế giới trở về đều có một nền tảng rất tốt, chuyên nghiệp, chuyên môn cao, linh hoạt và sáng tạo trong công việc, phát huy tốt nghề nghiệp của mình.
Bên cạnh đó, nhiều "bàn tay vàng" đã trở thành giáo viên nòng cốt tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và ĐH, được ban tổ chức thi kỹ năng nghề Việt Nam mời tham gia biên soạn, làm giám khảo tại các kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, làm chuyên gia huấn luyện của Việt Nam tại các kỳ thi kỹ năng nghề ASEAN và thế giới.
Chia sẻ về những lợi thế của mình nhờ có kinh nghiệm từng tham gia các kỳ thi kỹ năng nghề quốc gia, khu vực và thế giới với với những thành tích cao, Trương Thế Diệu bày tỏ: "Tấm huy chương bạc chính là động lực để em tiếp tục học hỏi, tìm tòi trong lĩnh vực phay CNC để làm chủ được công việc và có thêm kiến thức đào tạo cho các thí sinh tương lai, với mục tiêu giúp các em có thể giành thành tích cao hơn thành tích bản thân em năm 2019 vừa rồi".
Còn Nguyễn Duy Thanh luôn tự nhủ: "Máy móc, công nghệ luôn phát triển và thay đổi không ngừng, những gì của hôm nay, ngay ngày mai đã có thể lỗi thời, nên em luôn nghĩ mình phải thường xuyên học hỏi, nắm bắt cái mới, không tự mãn với những thành công đã đạt được. Càng trẻ thì chúng ta càng phải có ý thức hoà vào dòng chảy của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và nỗ lực làm chủ các kỹ năng nghề, nếu không sẽ bị tụt hậu và đào thải".
Thợ giỏi thời @ Trương Thế Diệu - người dám chấp nhận chuyện không cố vào bằng được đại học, mà sẵn sàng đi học trường nghề, để làm nghề, nhưng nhất định phải học nghề giỏi, để làm thợ giỏi. Chuyện học trò xứ Nghệ đỗ Thủ khoa đầu vào hay đầu ra bậc đại học, vô địch cuộc thi "Đường lên đỉnh Olimpia" hay về...