Mô hình bài giảng “3 tốt” ở Trường Sĩ quan Chính trị
Những năm qua, các khoa giáo viên của Trường Sĩ quan Chính trị (SQCT) đã triển khai nhiều cách làm hay, mô hình tốt, đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy-học theo hướng tích cực, nỗ lực, sáng tạo trong từng bài giảng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Đến Khoa Công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT), Trường SQCT, chúng tôi được tham dự buổi giảng mẫu rút kinh nghiệm của giảng viên. Theo Đại tá, TS Nguyễn Văn Tượng, Chủ nhiệm khoa đây là hoạt động thường xuyên của khoa nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đồng thời thông qua đó để truyền thụ kinh nghiệm, bồi dưỡng phương pháp, kiến thức cho đội ngũ giảng viên trẻ. Cũng từ những buổi giảng mẫu, mô hình bài giảng “3 tốt” của khoa ngày càng hoàn thiện và mang lại hiệu quả thiết thực.
Đại tá, TS Phạm Quang Thanh, Bí thư Đảng ủy, Phó chủ nhiệm khoa CTĐ, CTCT chia sẻ: “Mô hình bài giảng “3 tốt” thực sự mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung, chất lượng đội ngũ giảng viên nói riêng. “3 tốt” ở đây là: Hồ sơ bài giảng tốt; nội dung bài giảng tốt; phương pháp giảng dạy tốt.
Theo đó, giảng viên biên soạn bài giảng theo đúng hướng dẫn của Cục Nhà trường (Bộ Tổng Tham mưu) từ bố cục, dung lượng, thể thức đến quy trình soạn bài. Để có bài giảng chất lượng, giảng viên phải tuân thủ đề cương bài giảng, chủ động cập nhật thông tin, kiến thức mới, nắm chắc đối tượng giảng dạy, định hướng tư tưởng tốt, sát đối tượng, lý luận phải gắn với thực tiễn cùng các số liệu cụ thể, trích nguồn dẫn chính xác, có câu hỏi phát vấn phù hợp với nội dung truyền thụ…”.
Một buổi giảng rút kinh nghiệm ở Khoa Công tác Đảng, công tác chính trị, Trường Sĩ quan Chính trị.
Đồng quan điểm với Đại tá, TS Phạm Quang Thanh, Đại tá, TS Tạ Minh Hưng, Chủ nhiệm bộ môn Công tác tổ chức, Khoa CTĐ, CTCT nêu kinh nghiệm: “Để có bài giảng hay, giờ giảng tốt, giảng viên phải chủ động làm mới nội dung bài giảng bằng những thông tin, hình ảnh sinh động, kinh nghiệm thực tiễn phong phú, nêu bật được những vấn đề quan trọng để học viên trao đổi, thảo luận, gợi mở tư duy sáng tạo của học viên, có phương pháp phù hợp, thuyết phục người học trên cơ sở lý luận khoa học, không được áp đặt một chiều”.
Video đang HOT
Mô hình bài giảng “3 tốt” không chỉ phát huy hiệu quả ở Khoa CTĐ, CTCT mà còn được tất cả các khoa giáo viên của Trường SQCT tổ chức thực hiện, thu được kết quả tích cực. Đặc biệt, nội dung “phương pháp giảng dạy tốt” đã được các khoa triển khai với nhiều cách làm sáng tạo.
Trên cơ sở lấy người học làm trung tâm, các khoa thực hiện đổi mới toàn diện phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, áp dụng công nghệ thông tin trong giảng bài, chuyển mạnh từ phương pháp dạy học truyền thống “thầy đọc, trò ghi” sang phương pháp dạy học tích cực: Thầy giảng những nội dung chính, gợi ý, hướng dẫn, học viên tích cực nghiên cứu, trao đổi, thảo luận…
Tại Khoa CTĐ, CTCT, hiện 100% giảng viên thực hành giảng bài thông qua phần mềm trình chiếu với những thông tin, hình ảnh, video clip sinh động trong phòng học chuyên dùng, thực hiện huấn luyện liên kết môn với Khoa Chiến thuật nhằm bảo đảm kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động của người lãnh đạo và người chỉ huy đơn vị, giúp học viên dễ hiểu, dễ nhớ và từng bước hình thành năng lực thực tiễn.
Thượng sĩ Lê Huỳnh Đức, học viên Hệ 4, Trường SQCT cho biết: “Từ khi giảng viên áp dụng phương pháp dạy học tích cực giúp học viên nắm kiến thức nhanh hơn, việc áp dụng công nghệ thông tin vào bài giảng cũng làm bài giảng dễ hiểu, thêm sinh động, gợi mở sự tìm tòi, sáng tạo trong học viên”.
Bên cạnh mô hình bài giảng “3 tốt”, các khoa giáo viên còn có nhiều mô hình, cách làm thiết thực, như: “Bài giảng thanh niên”, “Giờ luyện tập kiểu mẫu”, “Seminar 3 tốt”…
Đại tá Chu Xuân Hải, Phó chủ nhiệm khoa Triết học, Trường SQCT cho rằng: “Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, người giảng viên phải nỗ lực, sáng tạo trong từng bài giảng, giờ học.
Ví dụ, trong thực hiện mô hình “Seminar 3 tốt”, giảng viên phải điều hành thảo luận linh hoạt, định hướng nhận thức và vận dụng thực tiễn, phát huy khả năng tư duy độc lập, sáng tạo cho học viên sát với chức trách, nhiệm vụ người chính trị viên, bí thư chi bộ đại đội theo mục tiêu đào tạo của nhà trường”.
Theo Thượng tá, TS Nguyễn Đỗ Phú, Trưởng ban Kế hoạch huấn luyện, Phòng Đào tạo, Trường SQCT, những cách làm, kinh nghiệm quý trong dạy-học sẽ tiếp tục được nhà trường phổ biến, nhân rộng nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo trong thời gian tới.
Coi trọng chất lượng đào tạo học viên mới
Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên Trường Sĩ quan Chính trị được Quân ủy T.Ư và Bộ Quốc phòng giao thực hiện nhiệm vụ đào tạo giai đoạn 1 đối với học viên năm thứ nhất.
ảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường cùng các cơ quan, đơn vị đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác chuẩn bị và thực hành huấn luyện đúng theo phương châm "cơ bản, thiết thực, vững chắc".
Học viên Trường Sĩ quan Chính trị (Bộ Quốc phòng) luyện tập nội dung huấn luyện môn địa hình quân sự tại thao trường.
Phát huy truyền thống của ngôi trường có bề dày truyền thống với 45 năm xây dựng, trưởng thành, ngay từ đầu năm học 2020 - 2021, ảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Sĩ quan Chính trị đã coi trọng nâng cao chất lượng đào tạo học viên mới bằng việc chủ động triển khai các công tác chuẩn bị cho nhiệm vụ đào tạo giai đoạn 1 đối với học viên năm thứ nhất, nhất là chuẩn bị về đội ngũ cán bộ các cấp.
Theo đó, ảng ủy nhà trường đã xác định rõ chủ trương, biện pháp lãnh đạo, các mục tiêu, yêu cầu, chỉ tiêu trong đào tạo và các khâu đột phá, đồng thời, phân công trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện cụ thể, phù hợp. ể chuẩn bị cho nhiệm vụ mới, nhà trường đã từng bước kiện toàn đội ngũ cán bộ. Lực lượng cán bộ tiểu đoàn, đại đội được lựa chọn đưa về hai đơn vị thực hiện nhiệm vụ đào tạo giai đoạn 1 là những đồng chí có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao và có nhiều kinh nghiệm.
Quá trình chuẩn bị, các đơn vị đã chú trọng tổ chức quán triệt, giáo dục sâu sắc mục tiêu, yêu cầu đào tạo; mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của nhiệm vụ đào tạo giai đoạn 1, chú trọng mục tiêu, phương châm, quan điểm, nguyên tắc các mối kết hợp trong huấn luyện, nhất là trong điều kiện tình hình dịch Covid-19 vẫn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp.
Thượng úy Lê Trường Quân, Chính trị viên ại đội 1, Tiểu đoàn 4 chia sẻ: "Tôi vinh dự khi được lựa chọn tham gia thực hiện nhiệm vụ đào tạo giai đoạn 1 đối với học viên năm thứ nhất. Nhận thức rõ đây là nhiệm vụ khó khăn, vì là lần đầu nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo giai đoạn 1 đối với học viên mới học năm thứ nhất; đội ngũ cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm..., song tập thể đơn vị luôn đoàn kết, với quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được cấp trên giao".
Có mặt tại Khu B Trường Sĩ quan Chính trị những ngày này, tôi cảm nhận rõ không khí nghiêm túc trong từng bài giảng của mỗi giảng viên. Tại các thao trường huấn luyện, lực lượng học viên năm thứ nhất đã dần bắt nhịp được với môi trường mới và tích cực tham gia thực hiện các nội dung huấn luyện. Tại thao trường huấn luyện nội dung bắn súng, sau khi được giảng viên hướng dẫn, các học viên trẻ của Tiểu đoàn 4 nhanh chóng bước vào tổ chức tập luyện từng yếu lĩnh, động tác bắn súng Tiểu liên AK bài 1.
Quá trình luyện tập, đội ngũ cán bộ, giảng viên thường xuyên bám sát bộ đội, hướng dẫn cặn kẽ, tỉ mỉ từng yếu lĩnh, động tác từ tư thế nằm bắn, lấy điểm ngắm đến từ từ tăng cò, kết thúc phát bắn... Vừa đưa tay lau nhanh những giọt mồ hôi trên trán, Binh nhì ỗ Xuân Dũng, học viên Tiểu đoàn 4, chia sẻ: "Tuy mới bước vào huấn luyện, nhưng tôi thấy các thầy có phương pháp huấn luyện rất cụ thể, dễ hiểu. Những nội dung khó, các thầy hướng dẫn kỹ để học viên nắm và luyện tập thuần thục động tác.
Chính sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và phương pháp truyền đạt dễ nhớ, dễ hiểu của các thầy đã giúp tôi nắm chắc những kiến thức cơ bản; biết cách xác định mục tiêu, lấy và giữ đường ngắm ổn định. Thời gian tới, tôi sẽ tích cực học tập, rèn luyện, phấn đấu giành kết quả cao nhất trong huấn luyện và thực hành bắn đạn thật".
Theo ại tá Doãn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Khoa Quân sự chung, cán bộ, giảng viên trong khoa luôn quán triệt phương châm huấn luyện "cơ bản, thiết thực, vững chắc" theo hướng lấy người học làm trung tâm, phát huy tính chủ động của người học, gắn lý thuyết với thực hành, lấy thực hành làm chính; tích cực bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng hoạt động thực tiễn và phương pháp tư duy sáng tạo, độc lập của học viên. ồng thời, kết hợp nhuần nhuyễn trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động thực tiễn với rèn luyện bản lĩnh, ý chí của học viên trong thực hiện nhiệm vụ.
Với công tác chuẩn bị chu đáo và tinh thần trách nhiệm của các lực lượng sư phạm, đến nay, sau tháng đầu tiên bước vào huấn luyện, toàn bộ các khoa mục huấn luyện của học viên năm thứ nhất tại Trường Sĩ quan Chính trị đã được thực hiện đúng yêu cầu; bảo đảm chất lượng và an toàn tuyệt đối về người, phương tiện; học viên đều ổn định tư tưởng, tham gia đầy đủ các khoa mục huấn luyện.
Thiếu tướng, PGS, TS Nguyễn Hùng Oanh, Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Chính trị cho biết, xác định đào tạo giai đoạn 1 là nhiệm vụ mới, đánh dấu bước tiến mới trong hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường, cho nên ảng ủy, Ban Giám hiệu đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện mọi mặt công tác chuẩn bị và thực hành huấn luyện. Quá trình thực hiện các nội dung huấn luyện đều được cập nhật, báo cáo hằng tuần để các lực lượng kịp thời rút kinh nghiệm và điều chỉnh, bổ sung; qua đó góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện.
Việc được giao nhiệm vụ đào tạo giai đoạn 1 năm học 2020 - 2021 đã đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt động giáo dục và đào tạo của Trường Sĩ quan Chính trị. Tiếp tục phát huy những kết quả của tháng đầu thực hành huấn luyện gắn với phương châm "cơ bản, thiết thực, vững chắc" sẽ là cơ sở quan trọng để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ, xứng đáng với sự tin tưởng của Quân ủy T.Ư và Bộ Quốc phòng.
Đảng viên học sinh yêu màu xanh tình nguyện và màu xanh quân ngũ Là người con của miền sơn cước Tây Bắc Nghệ An, thấu hiểu cuộc sống nơi đây nên từ nhỏ, tôi đã mong muốn được học tập, trưởng thành để sớm trở về xây dựng quê hương. Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Quế Phong, vùng biên cương của Tổ quốc, người dân ở đây chủ yếu là đồng bào dân...