Mở đường bay quốc tế đón khách du lịch: Bao giờ mới thông qua?
1 tháng kể từ khi Thủ tướng cho phép mở bay thương mại quốc tế định kỳ, các hãng mới chỉ được bay 3 chuyến đón khách và đồng bào hồi hương từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong 1 tháng qua, các chuyến bay khác bị hoãn, kiều bào phải chờ vì các bộ, địa phương còn bàn quy trình, địa điểm, phí cách ly.
Sang Hàn Quốc lao động theo thời vụ, visa của anh Phạm Quang Nam (Vĩnh Phúc) đã hết hạn từ tháng 8 vừa qua. Do quá nhiều người đăng ký về Việt Nam trên chuyến bay “giải cứu” nên anh Nam và nhiều người khác trông chờ được bay thương mại. Bởi thế, đầu tháng 9, thông tin Việt Nam mở lại đường bay quốc tế với Hàn Quốc – 1 trong 6 quốc gia, vùng lãnh thổ kiểm soát dịch COVID-19 tốt – khiến anh Nam và rất nhiều người Việt khác vô cùng háo hức.
Thế nhưng việc các chuyến bay thương mại quốc tế bị tạm hoãn vô thời hạn để cơ quan chức năng xây dựng quy trình cách ly thống nhất áp dụng cho toàn quốc đã khiến anh Nam thất vọng.
Video đang HOT
Nhiều lao động ở nước ngoài mong chờ những chuyến bay thương mại quốc tế được mở trở lại. (Ảnh minh hoạ)
Nhìn nhận về việc chuyến bay thương mại quốc tế tạm hoãn đến nay vẫn chưa thể bay do thiếu quy trình cách ly thống nhất, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết không đồng tình với cách làm của các cơ quan quản lý.
Theo ông Long, quy trình cách ly, cách ly ở đâu, mức phí thế nào là trách nhiệm của chính quyền. Việc này lẽ ra phải hoàn tất trước 15/9, thời điểm Thủ tướng cho phép bay chuyến thương mại quốc tế đầu tiên. Thế nhưng hôm 30/9, hãng Vietjet còn phải chủ động đi tìm, giới thiệu các khách sạn với mức giá khác nhau cho khách lựa chọn, cách ly.
Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, đợt đầu bay thương mại, đối tượng ưu tiên bay là những người có hộ chiếu ngoại giao, công vụ, chuyên gia, kỹ thuật, nhà quản lý và người Việt có nhu cầu hồi hương. Các trường hợp trên đều có điều kiện, có nhu cầu và hài lòng với việc được cách ly ở khách sạn. Nhưng, bên cạnh đó, nhiều người Việt khác lại có điều kiện kinh tế không dư giả. Tính riêng ở Hàn Quốc có hơn 200.000 người Việt định cư và khoảng 60.000 du học sinh. Nhiều người có nhu cầu về nước. Nếu được bố trí cách ly ở khu tập trung của nhà nước với chi phí thấp thì sẽ phù hợp hơn với lao động Việt Nam.
Tính từ thời điểm Chính phủ quyết định mở lại đường bay đến nay đã 1 tháng, mới chỉ thực hiện được 2 chuyến bay chở khách từ Hàn Quốc với gần 300 hành khách về nước. Tuần qua, Bộ GTVT mới lại có văn bản gửi UBND TP Hà Nội và UBND TP.HCM lấy ý kiến đối với lịch khai thác các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ giữa Việt Nam và các nước. Mới đây, UBND TP.HCM đưa ra quy trình và các địa điểm cách ly. Trên cơ sở đó, Cục Hàng không Việt Nam mới xem xét, cấp phép bay cho các hãng hàng không trong thời gian tới.
“Điều này ảnh hưởng đến hãng hàng không và gây mất niềm tin trong nhân dân, đặc biệt với những người đang mòn mỏi chờ hồi hương”, ông Long đặt vấn đề.
PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch thì e ngại sự chậm trễ trên có thể làm lỡ cơ hội phục hồi hàng không, du lịch và lớn hơn là phát triển kinh tế.
Trên thế giới, dù dịch còn phức tạp nhưng Thái lan đã chớp cơ hội triển khai gói tour du lịch cách ly 14 ngày, tới các thành phố du lịch, trong đó có gói giá chỉ khoảng 5.300 USD/người. Chẳng hạn, đảo Phuket được đón khách quốc tế theo quy trình “an toàn và khép kín”. Khách du lịch sẽ ở lại Phuket ít nhất 30 ngày, với 14 ngày đầu cách ly tại khu nghỉ mát với bãi biển ngập nắng và các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp.
Để phục hồi hàng không, du lịch, theo TS Lương Hoài Nam, không còn cách nào khác là chúng ta cũng phải tạo ra các vùng/điểm du lịch an toàn. Muốn vậy, cơ quan quản lý phải phối hợp xây dựng ngay các quy định, quy trình đón khách, cách ly, kiểm soát dịch. Quy trình đón khách du lịch phức tạp, cần sự phối hợp nhiều phía hơn quy trình bay thương mại thông thường nên cần vào cuộc ngay. Nếu không, khi Chính phủ nhấn nút thông qua bay đón khách du lịch, các hãng hàng không, doanh nghiệp du lịch và hành khách có thể sẽ lại phải chờ thêm vài tháng.
Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm ở mức 3,8%
Ở kịch bản cơ sở (khả năng cao), dịch Covid-19 sẽ không tái phát trong nước trong khoảng thời gian còn lại của năm và hoạt động kinh tế nội địa dần trở lại bình thường. Tăng trưởng kinh tế cả năm ở mức 3,8%.
Đó là một trong những dự báo mà các tác giả Báo cáo kinh tế vĩ mô quý 2 và 6 tháng đầu năm đưa ra. Bản báo cáo được Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) công bố sáng 21/7, tại Hà Nội.
Tuy nhiên, Báo cáo nêu trên cũng đưa ra một kịch bản bất lợi hơn, dù khả năng xảy ra thấp, theo đó tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ ở mức 2,2%; dù dịch bệnh vẫn được khống chế hoàn toàn trong khoảng thời gian còn lại của năm.
Ở kịch bản này, bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng trên thế giới tái bùng phát mạnh, các nước phải kéo dài thời gian phong toả sang quý 4-2020 dẫn đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng và không có khả năng hồi phục trong năm 2020, kéo theo đó là sản xuất trong nước tăng trưởng yếu, các ngành khai khoáng phục vụ công nghiệp có khả năng thu hẹp.
Dịch vụ lưu trú và ăn uống không có động lực hồi phục do thiếu khách du lịch nước ngoài, trong khi nhu cầu trong nước đối với loại hình dịch vụ này cũng hạn chế do tình hình kinh tế kém khả quan, ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng...
Big-Trends: Chiến lược mua và nắm giữ vẫn mang lại hiệu quả Các nhà đầu tư khá ngỡ ngàng khi thị trường lại có biến động tăng điểm bứt phá trong tuần giao dịch vừa qua. Tuần giao dịch mà nhiều người "kỳ vọng" vào diễn biến điều chỉnh để "vào hàng". Bất ngờ không chỉ đến từ thanh khoản tham gia vào thị trường mà bất ngờ về việc tăng điểm mạnh của không...