Mở cửa thị trường trái cây
Cuối tuần trước, trái xoài VN chính thức xâm nhập thị trường Mỹ. Đây là cơ hội lớn để rau quả VN mở rộng thị trường trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng của ngành đang chậm lại do gặp khó khăn ở thị trường Trung Quốc.
Trái cây VN trên đất Mỹ
ẢNH: CÔNG TY CHÁNH THU CUNG CẤP
Giá cao vẫn được đón nhận tích cực
Trước xoài đã có thanh long, chôm chôm, nhãn, vải và vú sữa được phép xuất khẩu vào Mỹ. Các ngành chức năng và doanh nghiệp cũng đang tích cực hoàn tất “visa” cho trái bưởi thâm nhập thị trường cao cấp này.
Ông Nguyễn Đình Tùng(Tổng giám đốc Công ty Vina T&T, chuyên xuất khẩu trái cây)
Bà Ngô Tường Vy, Phó giám đốc Công ty TNHH XNK trái cây Chánh Thu, đơn vị đầu tiên của VN xuất khẩu xoài sang Mỹ, cho biết: Giá xoài VN đến tay người tiêu dùng Mỹ từ 10 – 14,2 USD/kg, cao hơn nhiều so với các loại xoài từ các nước khác.
“Tuy nhiên, khi lô hàng đầu tiên của chúng tôi đặt chân lên đất Mỹ đã được người tiêu dùng đón nhận rất tốt. Tín hiệu rất tích cực nên chúng tôi đang chuẩn bị xuất các lô hàng tiếp theo”, bà Vy khoe và phân tích dù giá thành cao nhưng xoài VN thật sự có sự khác biệt so với nhiều loại xoài khác trên thị trường Mỹ hiện nay. Chính vì vậy, xoài Việt vẫn sẽ có đối tượng khách hàng riêng của mình.
Tuy nhiên, bà Vy thừa nhận giá cả thật sự cũng là một vấn đề quan trọng bởi sự chênh lệch đó cũng làm phân khúc khách hàng ngắn lại. Giải thích lý do khiến xoài VN qua Mỹ bị đội giá, theo bà Vy, xoài cát Hòa Lộc và xoài cát Chu bắt buộc phải đi máy bay chứ không thể đi tàu vì thời gian vận chuyển hơn 3 tuần, hàng sẽ bị hư hỏng. Vì vậy, giá thành cũng tăng thêm so với xoài từ các nước Nam Mỹ. Công ty này vẫn đang tìm cách để có thể kéo dài phân khúc khách hàng cho trái xoài VN, cũng như một số loại trái cây khác.
Video đang HOT
Theo Bộ Công thương, sức tiêu thụ trái cây nhiệt đới ở Mỹ ngày càng tăng. Đối với trái xoài, số liệu thống kê cho thấy, năm 2005, bình quân mỗi người Mỹ tiêu thụ nửa ký xoài mỗi năm; 10 năm sau con số này đã tăng lên gần 1,3 kg/người/năm. Nguồn cung xoài cho Mỹ đến chủ yếu từ Mexico chiếm gần 66% thị phần, Peru (hơn 10%), Ecuador (gần 10%), còn lại là Guatemala, Brazil, Haiti…
Thời điểm nhập khẩu cao điểm từ tháng 4 – 7, giá xoài nhập khẩu bán trên thị trường Mỹ hiện khoảng 2 USD/kg, chỉ bằng 1/3 – 1/4 so với mức giá xoài Việt. Dù mức chênh lệch khá lớn các nhà xuất khẩu đều tự tin xoài VN sẽ có khả năng cạnh tranh rất tốt so với xoài các nước do có chất lượng tốt, tỷ lệ ngọt cao.
Cách làm mới cho cả thị trường Trung Quốc
GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam, đánh giá cao kết quả trên. Theo ông Bửu, xuất được trái xoài tươi đi Mỹ là kết quả thành công của việc tổ chức sản xuất theo mô hình mới. Lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức sản xuất theo hướng tạo điều kiện cho nông dân liên kết lại với nhau và liên kết với doanh nghiệp. Nhờ vậy, người dân thực hiện các quy trình sản xuất sạch, an toàn theo yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường.
Mở thêm được một cánh cửa là tín hiệu đáng mừng cho nông sản Việt. Tuy nhiên, thị trường lớn và tiềm năng nhất đối với VN vẫn là Trung Quốc. GS Bùi Chí Bửu phân tích Trung Quốc có khoảng 1,3 tỉ dân, nhưng thời gian qua họ mất hơn 5 triệu ha đất nông nghiệp để phục vụ đô thị hóa và sản xuất công nghiệp. Nhu cầu tiêu thụ lương thực, thực phẩm của họ rất cao. Đặc biệt, trong chiến lược của mình, Trung Quốc vẫn coi các nước vùng Đông Nam Á như Myanmar, Thái Lan hay VN là vùng cung cấp lương thực, thực phẩm cho họ.
“Chính vì vậy, chúng ta không có gì phải sợ họ mà trong làm ăn cần phải khôn khéo. Họ cũng bị áp lực dư luận trong nước “mang tiếng là nền kinh tế lớn thứ hai nhưng lại dễ tính nhất thế giới”. Đó là lý do giờ đây họ ngày càng khó tính hơn”, GS Bửu nói và cho rằng thời gian qua, chúng ta không tổ chức được sản xuất, phụ thuộc vào buôn bán tiểu ngạch, rồi để thương lái vào tận ruộng vườn thu gom… Những điều này làm sản xuất vốn tự phát lại càng rối loạn. Nay theo xu hướng, Trung Quốc cũng đòi hỏi quy hoạch vùng trồng, truy xuất nguồn gốc… Đây là cơ hội tốt để chúng ta tổ chức lại từ sản xuất đến tiêu thụ và làm ăn chính ngạch với họ.
Đồng tình với quan điểm trên, bà Ngô Tường Vy thừa nhận thị trường Mỹ rất tiềm năng, nhưng khoảng cách rất xa. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc khả năng tiêu thụ số lượng lớn mà thực sự chúng ta chưa khai thác hết. Dù là sản xuất, xuất khẩu đi thị trường nào cũng phải đảm bảo sản phẩm sạch, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng.
Theo TNO
"Lật tẩy" chiêu móc túi khách hàng của các siêu thị, đọc ngay để không "cháy túi"
Khi đi siêu thị điều quan trọng nhất bạn phải tập trung vào những thứ cần mua, còn những mặt hàng không định mua thì tuyệt đối tránh xa.
Xếp những thứ liên quan đến nhau ở cạnh nhau
Có lẽ bạn nghĩ đây chỉ đơn thuần là một cách sắp xếp để khách hàng tiện mua đồ. Không đâu, họ có lí do cả đấy. Chính vì sự tiện lợi đó mà bạn hãy mua thêm những món đồ không cần thiết. Ví dụ như trứng sẽ được sắp rất gần sữa. Quầy rau củ và trái cây cũng sát bên... Vô tình bạn chọn mua nhiều thứ hơn bạn nghĩ rất nhiều.
Nhu yếu phẩm thường đặt cuối siêu thị
Bạn sẽ chẳng bao giờ nhận ra rằng, tại sao siêu thị lại để những đồ nhu yếu phẩm, đồ ăn, sữa, trứng... ở góc tường và thường nằm cuối siêu thị? Lí do là để bạn phải đi qua hết siêu thị, sẽ tăng cơ hội bạn bị bắt mắt bởi một hàng hóa nào đó khác.
Các mặt hàng liên quan luôn được xếp gần nhau khiến các bà nội trợ hay mua thêm quá đà
Kẹo và bim bim luôn nằm trong tầm tay của trẻ
Thật khó để trách lũ trẻ con cứ hay vòi mua quà khi cùng mẹ đi siêu thị. Con nít mà, lại còn y như "mỡ bày trước miệng mèo" thế kia. Bạn sẽ không thể nào ngăn cản con mình chọn một gói bim bim mà bé yêu thích, mà bắt buộc phải rút hầu bao.
Quầy thanh toán luôn có kẹo ngon
Nếu bạn để ý, bạn sẽ thấy các siêu thị hay để các loại bánh kẹo ngon, những món đồ nho nhỏ ở quầy thanh toán. Và khi bạn tính tiền, bạn sẽ lại dễ dàng... mua thêm những món đồ vừa nhỏ, vừa xinh, vừa ngon này dù không thực sự cần.
Thử đồ miễn phí và bạn sẽ mua đồ thật
Những đồ ăn thử khiến bạn tin rằng sản phẩm này hoàn toàn mới lạ, mùi vị rất riêng và hẳn là đẳng cấp. 100% những lần ăn thử đều mang lại cảm giác rất tuyệt vời. Và bạn sẵn sàng trả tiền.
Bim Bim luôn để trong tầm tay của trẻ
Thẻ giảm giá thực ra không có giá trị gì
Thẻ giảm giá, thẻ khách hàng, thẻ vàng, thẻ bạc,... tất cả đều không thực sự mang lại quyền lợi được chiết khấu nếu bạn chỉ mua hàng với số lượng bình thường. Bạn chỉ có thể được hưởng chiết khấu nếu mua thật nhiều, thật nhiều hàng. Và như thế, các siêu thị buộc bạn phải mua nhiều và cho bạn chút giảm giá thực sự không còn mấy giá trị nữa.
Đơn giá được ghi theo cách khiến bạn nhầm lẫn
Chẳng hạn, 1 kg táo có giá 60.000 đồng, họ sẽ không ghi giá như thế. Thay vào đó, họ sẽ treo giá 15.000 đồng cho 250 gram. Cách ghi này khiến bạn cảm thấy mức giá rẻ hơn.
Không hề có một chiếc đồng hồ nào trong siêu thị
Không hề có một chiếc đồng hồ nào trong siêu thị và bạn có thể quá bận bịu, tập trung sự chú ý vào những món hàng đẹp đẽ, tuyệt vời trên kệ mà quên mất rằng mình đã ở trong này quá lâu với hàng đống thứ trong giỏ.
Đông Thảo (T/H)
Theo phunutoday.vn
Nhộn nhịp 'chợ online' ở chung cư Từ quần áo, đồ ăn đến nhà cửa, xe hơi và cả những đồ dùng xài rồi đều được rao bán nhộn nhịp và giao dịch rất hiệu quả trong group cư dân ở hầu hết chung cư tại TP.HCM. Hầu hết khu căn hộ tại TP HCM đều có group cư dân trên mạng xã hội Facebook, Zalo, Viber... Ban đầu chỉ...