Mổ cấp cứu song thai bị hội chứng truyền máu hiếm gặp
Bệnh viện Tâm Anh mổ thành công song thai 14 tuần bị truyền máu kèm thai chậm tăng trưởng, là một trong những kỳ tích ngành y học bào thai Việt Nam.
Thai phụ Ngô Thị Linh Trâm (25 tuổi) nhập viện Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hà Nội hồi tháng 1 khi thai mới 14 tuần 5 ngày, chẩn đoán bị hội chứng truyền máu song thai giai đoạn 3, tình trạng rất nặng. Thai chậm tăng trưởng (IUGR) với một thai gần như không còn sự sống. Điều này đồng nghĩa với việc một thai sẽ ngừng tim chỉ trong vòng 24 giờ, thai còn lại cũng đối diện với nguy cơ tử vong.
Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê – bác sĩ cao cấp khoa Sản Bệnh viện đa khoa Tâm Anh (Hà Nội) cho biết, thông thường, hội chứng truyền máu xuất hiện ở tuần thai thứ 16. Nếu hội chứng xuất hiện trước giai đoạn này, thai nhi tử vong gần như 100%, các bác sĩ cũng thường chỉ định chấm dứt thai kỳ. Lịch sử y học bào thai ghi nhận rất ít ca phẫu thuật truyền máu song thai thành công ở tuần thai 14, 15 tuần do thai còn bé nên phẫu trường chật hẹp, khó quan sát, nguy cơ ối vỡ non rất cao, nếu không khéo léo sẽ thất bại ngay lập tức vì sản phụ vỡ ối và sảy thai cao. Khi đó, tỷ lệ cứu được thai là rất thấp.
Bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê cùng êkip hội chẩn với chuyên gia nước ngoài trong trường hợp đặc biệt này.
Tuy nhiên, gia đình bệnh nhân mong được thực hiện phẫu thuật để cứu lấy dù chỉ một thai hoặc ít nhất cũng không ân hận vì không bỏ qua cơ hội mong manh cuối cùng.
Tình thế của bệnh nhân rất nguy cấp. Êkip nhanh chóng hội chẩn với bác sĩ Julien Stirnemann – một trong những phẫu thuật gia nội soi thai nhi hàng đầu ở Pháp, từng phẫu thuật khe hở cột sống thai nhi và hàng nghìn ca phẫu thuật nội soi điều trị truyền máu song thai tại Pháp.
“Nếu không phẫu thuật điều trị hội chứng truyền máu cho thai phụ, chắc chắn sẽ mất cả hai thai nhi. Nếu phẫu thuật thành công có thể cứu được một em bé”, bác sĩ Lê nhớ lại chia sẻ từ ông Julien Stirnemann.
“Còn nước còn tát, không thể để hai sinh linh bé bỏng chết dần, chúng tôi quyết định mổ khẩn cấp để cứu thai nhi dù hy vọng chỉ 20-30%”, Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê – người trực tiếp phẫu thuật kể lại.
Để thực hiện phẫu thuật này, chuyên gia cần có kiến thức vững chắc về sản khoa, kỹ thuật siêu âm, đặc biệt là kỹ thuật phẫu thuật trong buồng tử cung. Bệnh viện phải có phương tiện máy móc hiện đại, bộ thiết bị nội soi chuyên dụng trong y học bào thai, phòng mổ vô trùng tuyệt đối. Hội tụ cả 3 yếu tố quan trọng này, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh đã phẫu thuật thành công hơn 200 ca truyền máu song thai và tiếp tục thành công với ca mổ cấp cứu cho sản phụ Trâm. Hơn 3 giờ phẫu thuật, kết quả ban đầu cho thấy một thai được cứu sống. Chỉ sau vài giờ, siêu âm kiểm tra cho thấy tuần hoàn thai nhi phát triển, nước ối trở về mức độ an toàn.
“Đây là ca phẫu thuật ‘hoàn hảo’ với thời gian giữ thai sau phẫu thuật hội chứng truyền máu song thai đến 20 tuần trong khi trên thế giới thời gian giữ thai trung bình sau phẫu thuật chỉ 12 tuần”, bác sĩ Hiền Lê chia sẻ.
Bé ra đời khỏe mạnh sau phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh.
Ngày 21/5, sản phụ hạ sinh bé trai 1,8 kg, mẹ tròn con vuông ở tuần thai 34, đã đánh dấu kỳ tích mới về kỹ thuật y học bào thai phức tạp với thành công của ca phẫu thuật ở tuần thai rất sớm, thế giới hiếm gặp và ít chuyên gia thực hiện.
“Bệnh viện Tâm Anh một lần nữa xác lập kỳ tích trong lĩnh vực y học bào thai, đó là phẫu thuật thành công ca truyền máu song thai với tuổi thai nhỏ nhất tại Việt Nam”, bác sĩ Lê cho biết.
Theo bác sĩ Lê, hơn 2 năm về trước, tất cả những trường hợp song thai bị hội chứng truyền máu phải sang nước ngoài để điều trị, tốn kém tiền bạc, thời gian, lại thường không hiệu quả do có quá nhiều rào cản để thai phụ có thể được phẫu thuật kịp thời, như khoảng cách địa lý, chi phí đắt đỏ, rào cản ngôn ngữ…. Nhưng hiện nay, các bác sĩ tại Việt Nam đã có thể làm chủ kỹ thuật này.
Y học bào thai là một chuyên ngành mới trên thế giới, có thể chẩn đoán phát hiện và điều trị bệnh lý thai nhi trong bụng mẹ, là kỳ tích của nền y học hiện đại, giúp hồi sinh những thai nhi đang phải đối mặt với tử thần bằng kỹ thuật vô cùng tinh vi, phức tạp.
“Trong tương lai, chúng tôi tiếp tục có thêm nhiều kỹ thuật tiên tiến điều trị ca đặc biệt hơn, như dẫn lưu bàng quang thai để cứu hai quả thận có nguy cơ bị mất chức năng sau khi trẻ chào đời, dẫn lưu màng phổi để tránh nguy cơ thiểu sản phổi, chọc hút dẫn lưu bàng quang, thiểu sản phổi, điều trị hội chứng truyền máu cho thai lớn bằng giảm thể tích nước ối…, xa hơn nữa sẽ vươn đến phẫu thuật điều trị nứt đốt sống”, Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê cho biết.
Hội chứng truyền máu song thai là hai hoặc nhiều thai nhi chỉ có chung một bánh nhau, thường gặp trong song thai cùng trứng có sự phân chia trễ. Sự thông nối giữa mạch máu của hai thai nhi ở trong bánh nhau khiến máu của một thai sẽ truyền cho thai còn lại. Thai cho máu sẽ kém phát triển, thiếu ối, yếu ớt, teo tóp dần đi. Thai nhận máu do lượng máu quá nhiều sẽ phát triển nhanh dẫn đến suy tim, phù thai, đa ối, bàng quang căng to, đa niệu…
Hội chứng chia làm 5 giai đoạn, ở giai đoạn 3 song thai gặp nguy hiểm, giai đoạn 4 rơi vào nguy kịch, còn giai đoạn 5 thì một hoặc cả 2 bé bị chết lưu. Nếu một trong hai thai chết lưu thì thai còn lại sẽ tử vong trong bụng mẹ.
Chỉ có một cách duy nhất điều trị hội chứng truyền máu song thai, đó là phẫu thuật nội soi thai nhi hay phẫu thuật laser trong buồng tử cung – tức dùng tia laser cắt đứt các mạch máu thông nối giúp mỗi thai phát triển riêng lẻ, không phụ thuộc vào thai kia. Phương pháp phẫu thuật này có độ khó cao vì tất cả các thao tác phải thực hiện trong tử cung của người mẹ.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
Phát hiện, điều trị sớm và thành công biến chứng thai kỳ ở Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hà Nội.
Một thai phụ được phẫu thuật bắt con, lấy khối u nặng hơn 6kg
Ngày 7/4, Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đã phẫu thuật thành công bắt con và lấy khối u nặng hơn 6kg cho một thai phụ.
Thông tin ban đầu cho biết, ngày 2/4, chị L.T.N.S. (SN 1988, trú tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đã được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh để sinh con. Qúa trình thăm khám, các bác sĩ xác định, thai phụ đủ tháng chuyển dạ và có khối u xơ tử cung lớn. Ngay sau đó, chị S. được chỉ định phẫu thuật lấy thai và cắt bỏ khối u.
Khối u xơ tử cung nặng hơn 6kg được lấy ra từ thai phụ S.
Ca phẫu thuật kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ, em bé chào đời nặng 3kg, đồng thời các bác sĩ đã loại bỏ được khối u xơ tử cung có khối lượng hơn 6kg.
Theo các bác sĩ, u xơ tử cung là một bệnh lý rất phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Phần lớn các u xơ tử cung ít thay đổi kích thước trong thời kỳ mang thai, nhưng u xơ lớn hoặc đa nhân xơ có thể gây ra những biến chứng như sẩy thai, sinh non, nhau bong non, thai chậm tăng trưởng...
Đến ngày 7/4, chị S. đã được các bác sĩ cho xuất viện vì sức khỏe đã ổn định.
Xứ Thanh
Lần đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu ứng dụng phương pháp mới chữa vô sinh Bộ Y tế vừa trao Quyết định Phê duyệt Đề tài Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ứng dụng phương pháp mới chữa vô sinh, hiếm muộn. Theo đó, lần đầu tiên Bộ Y tế cấp phép nghiên cứu ứng dụng phương pháp "Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân" trong điều trị nội mạc tử cung mỏng, mang đến phương pháp điều...