Mổ bụng chảo vệ tinh “Đĩa Thị Mặt Mẹt” của Starlink: toàn là chip do SpaceX tự sản xuất, có dàn ăng-ten tí hon hướng lên trời tự động dò vệ tinh để bắt sóng
Trong chảo là hàng loạt công nghệ tiên tiến cho thấy tiềm năng lớn của Starlink.
SpaceX đang đồng thời triển khai cả hai phần của dự án internet vệ tinh toàn cầu Starlink: họ cho phóng vệ tinh lên quỹ đạo thấp – hiện SpaceX đang vận hành 960 trong tổng số 4.000 vệ tinh dự kiến sẽ lên quỹ đạo, cùng lúc đó SpaceX gửi cho một số ít người đăng ký sử dụng dịch vụ ngụ tại khu vực Bắc Mỹ (cả miền Bắc nước Mỹ và Canada) bộ thiết bị chảo vệ tinh nhận internet từ quỹ đạo bắn xuống.
Dự kiến tới năm 2021, SpaceX sẽ mở rộng quy mô dự án Starlink ra toàn cầu. Họ đặt biệt danh cho chảo vệ tinh của mình là Dishy McFlatface, tạm dịch là Đĩa Thị Mặt Mẹt (“dish” là “đĩa”, thêm đuôi “y” vào cho đáng yêu thêm chút; “Mc” là tên đệm thường thấy trong cách đặt tên của phương Tây, tương tự như Văn hay Thị trong tiếng Việt; “Flatface” có thể hiểu là mặt mẹt, mặt phẳng lì).
Chảo vệ tinh bắt tín hiệu gửi về từ quỹ đạo.
Cách đây ít lâu, kỹ sư của SpaceX có thực hiện hỏi-đáp trên Reddit, và họ lý giải cách thức hoạt động của Đĩa Thị Mặt Mẹt như sau:
” Thực ra, hệ thống Starlink [mặt đất] không biết tới tự tồn tại của vệ tinh thời điểm nó được bật lên đâu; dàn vệ tinh trên cao cập nhật vị trí liên tục nên rất khó để có thể theo dõi được vị trí trong thời gian thực [...] Starlink có thể rà soát vùng trời chỉ trong vài mili-giây và định vị được vị trí vệ tinh, cho dù thiết bị đang bay với vận tốc 17.500 mph (28.000 km/h).
Khi phát hiện ra vị trí vệ tinh và hướng lòng chảo về phía đó, nó sẽ gửi đi yêu cầu đăng nhập mạng internet. Sau đó, đĩa vệ tinh có thể tải về lịch trình bay để biết được lần kết nối tới, nó có thể bắt tín hiệu từ vệ tinh nào và sẽ biết để hướng đĩa vệ tinh về phía đó khi cần kết nối “.
Anh YouTuber Ken Keiter là một trong những người may mắn đầu tiên có cơ hội đón Đĩa Thị Mặt Mẹt tới chơi nhà. Không để cơ hội đáng giá ngàn vàng này tuột khỏi tay, anh tháo tung thiết bị ra để xem bên trong có thứ ma thuật gì. Mà đúng thật, ở gần cuối video “mổ bụng”, anh nhận định: RF (tần số vô tuyến) là thứ ma thuật mà anh không hiểu nổi.
Dù vậy, Ken Keiter vẫn có kha khá kiến thức về đồ điện tử để hiểu về thành phần cấu tạo cũng như cơ chế hoạt động của một số bộ phận chính. Đây là những gì anh Keiter khám phá ra bên trong Mặt Mẹt:
Mặt sau của chảo vệ tinh.
Tháo nắp, ta sẽ thấy cơ thể bánh răng và hai động cơ nhỏ có khả năng điều hướng chảo vệ tinh, tìm kiếm kết nối với dàn vệ tinh trên quỹ đạo.
Đường thoát khí.
Cơ chế xoay của bánh răng.
Cáp PoE – Power over Ethernet vừa có khả năng cung cấp năng lượng cho chảo vệ tinh, lại vừa truyền được tín hiệu mạng.
Video đang HOT
Nhấc nắp nhựa lên, ta sẽ thấy đĩa nhận tín hiệu.
Anh Keiter bất ngờ trước độ mỏng của đĩa nhận tín hiệu.
Theo anh Keiter, J13 bên phải là cổng ethernet, J14 là cổng dẫn tín hiệu điều khiển mô-tơ xoay bánh răng.
Đĩa nhôm được đính chặt vào bảng mạch in PCB nên anh YouTuber phải dùng biện pháp mạnh mới gỡ được nó ra.
Ở mặt sau của đĩa nhôm, những chấm xanh là vật liệu tản nhiệt ngăn cách đĩa nhôm với chip nằm trên mạch in.
Đây là mặt sau của bảng mạch in, và cũng là mặt chứa một loạt những ăng-ten tí hon hướng lên Vũ trụ.
Kích cỡ của bảng mạch in: xấp xỉ 50cm ở phần “thon” nhất, gần 55cm ở phần rộng nhất. Đây là một trong những mạch in lớn nhất được lắp đặt trên đồ điện tử quy mô hộ gia đình.
Mặt sau của bảng mạch in.
Hai cổng J13 và J14.
Biến áp điều phối năng lượng PoE.
Bộ não của hệ thống.
Hai chip RAM.
Bộ nhớ eMMC.
Nguồn điện.
Chip nhận sóng GPS và bộ nhớ flash 2 megabyte.
Những phần còn lại bên rìa bảng mạch đều là nguồn điện.
Ở giữa là chip phân bố xung nhịp đồng hồ do chính SpaceX sản xuất dành riêng cho hệ thống Starlink.
Đây là thứ tạo nên ma thuật RF – tần số vô tuyến. Bảng mạch gồm nhiều khối ghép lại với nhau, mỗi khối có một IC lớn ở giữa và 8 IC nhỏ bao xung quanh. Chúng đều là chip do SpaceX thiết kế.
Trên đây là một số yếu tố làm nên “ma thuật” của hệ thống Starlink. Elon Musk hứa hẹn một mạng internet phủ toàn cầu với tốc độ ổn định, và chúng ta đã nghe được những lời khen có cánh những người trải nghiệm đầu tiên. Rõ ràng ta có lý do để háo hức mong ngóng thứ internet “từ trên trời rơi xuống” này.
Internet 'trên trời phát xuống' của Elon Musk đạt tốc độ nhanh không ngờ, bất chấp thời tiết khắc nghiệt
Những hình ảnh và video được đăng tải trên Reddit cũng cho thấy, các thiết bị đầu cuối của Starlink vẫn hoạt động bình thường ngoài trời trong điều kiện gió lớn, tuyết rơi dày và nhiệt độ ở mức đóng băng
Dịch vụ internet vệ tinh Starlink của SpaceX đạt tốc độ truy cập cực nhanh, ngay cả trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đây chính là khẳng định của một số thành viên của MXH Reddit, sau khi những người dùng này tham gia chương trình thử nghiệm "Better Than Nothing Beta" của Starlink tại Mỹ.
Trong một email được gửi vào ngày 26/10, SpaceX khẳng định tất cả người dùng tham gia đợt thử nghiệm của Starlink sẽ đạt tốc độ truy cập trung bình Internet giao động từ 50 đến 150 Mbps. Tuy nhiên, hầu hết người dùng tham gia đợt thử nghiệm đều đạt được tốc độ tải xuống thực tế nhanh hơn nhiều so với mốc 150 Mps. Cá biệt, một người dùng ở Seattle thậm chí còn đạt được tốc độ tải xuống lên tới 208.63 Mbps.
Mặc dù chảo thu phát sóng Internet của Starlink bị đóng băng, thiết bị vẫn hoạt động hoàn toàn bình thường
Theo chia sẻ của một người dùng Reddit hiện sinh sống tại miền Bắc nước Mỹ, tốc độ truy cập Internet của Starlink còn nhanh hơn bình thường, trong bối cảnh nhiệt độ tại khu vực này hiện chỉ mức -11 độ C.
"Tốc độ truy cập Internet của tôi sáng nay đạt trung bình hơn 175 Mb/giây, cao hơn mức 150 - 160 Mb/giây" trước đó", tài khoản Reddit tên Mauvorn01 cho biết.
Những hình ảnh và video được đăng tải trên Reddit cũng cho thấy, các thiết bị đầu cuối của Starlink vẫn hoạt động bình thường ngoài trời trong điều kiện gió lớn, tuyết rơi dày và nhiệt độ ở mức đóng băng. Theo đó, nhiệt độ bề mặt của chảo thu phát sóng của thiết bị này đạt khoảng 1 đến 4 độ C. Đây là mức nhiệt đủ để tuyết tan chảy khi rơi vào, giúp thiết bị vẫn có thể thu phát tín hiệu Internet từ vệ tinh một cách bình thường.
Nhiệt độ bề mặt chảo thu phát sóng đủ để tuyết tan chảy.
Tuy nhiên, vẫn có một số ít người dùng gặp phải tình trạng truy cập Internet khó khăn khi tuyết bắt đầu rơi dày đặc, che lấp chảo thu phát sóng.
"Tốc độ truy cập Internet chắc chắn sẽ đạt độ trễ cao và tốc độ chậm hơn khi tuyết rơi quá dày, che phủ chảo thu phát, hay khi gió thổi mạnh. Tuy nhiên tốc độ truy cập dần tốt hơn khi thời tiết bớt khắc nghiệt", một người dùng Reddit chia sẻ với trang Business Insider. Cũng theo người dùng này, trong điều kiện thời tiết xấu, tốc độ tải xuống của Starlink có thể giảm xuống 20 đến 30 Mbps, trong khi tốc độ tải lên đạt 3 đến 4 Mbps.
Mặc dù vậy, tốc độ truy cập Internet như trên "vẫn là một giấc mơ với những người hiện đang sinh sống tại các khu vực không có nhiều các sự lựa chọn về mạng Internet", theo nhận xét của tài khoản DaddyBidoux.
Trước đó, một thử nghiệm được thực hiện bởi kênh Youtube Adventures With Kramer cho thấy chảo thu phát của Starlink có thể chống chọi được sức gió lên tới 280 km/h. Cụ thể, ngay cả khi bị một chiếc máy thổi lá rọi thẳng vào, tốc độ truy cập Internet của Starlink vẫn giữ nguyên ở mức 110 đến 120 Mb/giây. Đáng chú ý, kể cả khi bị xê dịch bởi gió mạnh, chảo thu phát của thiết bị này vẫn tự động điều chỉnh hướng để luôn thẳng hàng với vệ tinh trên quỹ đạo.
Starlink đạt tốc độ hơn 150 Mb/giây dù thời tiết khắc nghiệt Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của SpaceX vẫn duy trì tốc độ hơn 150 Mb/giây trong điều kiện gió mạnh, bề mặt thiết bị đầu cuối bị đóng băng. Trên Reddit, những người đang thử nghiệm "Better Than Nothing Beta" của SpaceX cho biết tốc độ truyền tải dữ liệu Internet của Starlink vẫn đạt kỳ vọng. Thậm chí, trong một số...