“Mở bài thi” IELTS trên máy tính tại Việt Nam
Chiều 22/1 tại Hà Nội, Tổ chức Giáo dục IDP Việt Nam (viết tắt IDP) và Học viện đào tạo Sydney đã chính thức ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, đối tác bài thi IELTS trên máy tính tại Việt Nam.
Đại diện Học viện Đào tạo Sydney và Tổ chức Giáo dục IDP ký hợp tác chiến lược.
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ; ông Nguyễn Quang Tuấn – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội tham dự.
Các đại biểu về dự lễ ký kết hợp tác.
Phát biểu tại buổi lễ bà Bùi Thị Thu Hương – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Giáo dục Sydney đánh giá cao IDP về chất lượng, cơ sở vật chất và hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực giáo dục.
Video đang HOT
“IDP là tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới do 38 trường Đại học Úc thành lập năm 1969 và hiện có 100 văn phòng tại 32 quốc gia. Có mặt tại Việt Nam năm 1996, IDP luôn giữ vị trí dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ tư vấn du học, phát triển giáo dục. Đặc biệt, là đơn vị khảo thí, đồng sở hữu kỳ thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS) tại Việt Nam…”, bà Hương thông tin.
Trong suốt 25 năm hoạt động tại Việt Nam, IDP đã và đang hỗ trợ các trường phổ thông, đại học trên nhiều tỉnh thành ở Việt Nam trong các hoạt động: tập huấn giảng viên, hội thảo về cách thức làm bài thi IELTS, thi thử IELTS.
“Chúng tôi đánh giá cao cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy IELTS của IDP. IDP không chỉ tổ chức các kỳ thi IELTS cho thí sinh mà còn tổ chức hàng loạt các hội thạo, nói, viết tiếng Anh, tư vấn du học…”, bà Hương nói.
Tập đoàn Giáo dục Sydney được thành lập từ năm 2012 – là một trong những tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam.
Bà Bùi Thị Thu Hương – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Giáo dục Sydney phát biểu.
Học viện đào tạo Sydney, đơn vị thành viên Tập đoàn Sydney Group đã hợp tác với nhiều trường Đại học, Sở GD&ĐT, các các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế tại Việt Nam tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao tiếng Anh chuẩn đầu ra quốc tế, đào tạo giảng viên nguồn (Kỹ năng sư phạm lấy chứng chỉ quốc tế) cũng như các chương trình ngắn hạn, kỹ năng quản trị kinh doanh cho các cán bộ của doanh nghiệp và tổ chức.
Việc hợp tác giữa IDP và Học viện đào tạo Sydney hướng tới các kế hoạch mang tính chiến lược nhằm phát triển phong trào dạy và học tiếng Anh trong các trường Đại học, Cao đẳng và trường THPT.
Theo đó, các bên khai thác tối đa tiềm năng, phát huy lợi thế của mỗi bên để phát triển phong trào dạy IELTS, học IELTS và thi IELTS trên giấy và đặc biệt trên máy tính.
Bộ GD-ĐT lên tiếng vụ 'Giáo viên IELTS 8.0 vẫn chưa đủ điều kiện dạy ở Việt Nam'
Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT vừa có công văn gởi Sở LĐ-TB&XH Hà Nội liên quan việc cấp phép lao động cho người nước ngoài có chứng chỉ tiếng Anh IELTS và CELTA mà báo Tuổi Trẻ đã phản ánh.
Công văn trả lời chiều 21-12 của Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT về việc sử dụng các chứng chỉ ngoại ngữ, giảng dạy tiếng Anh quốc tế - Ảnh: M.G.
Chiều 21-12, cục trưởng Cục quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT Mai Văn Trinh ký công văn trả lời gửi Sở LĐ-TB&XH Hà Nội liên quan các chứng chỉ làm điều kiện cấp phép lao động cho giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh tại các trung tâm ngoại ngữ.
Ảnh minh họa
Theo Bộ GD-ĐT, thời gian qua Bộ GD-ĐT nhận được công văn của bốn đơn vị chuyên giảng dạy tiếng Anh tại Hà Nội phản ánh việc giáo viên tiếng Anh là người nước ngoài có điểm thi IELTS, chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh quốc tế nhưng không được cấp phép lao động.
Đây là nội dung Báo Tuổi Trẻ đã phản ánh trong bài viết "Giáo viên có điểm IELTS 8.0 vẫn chưa đủ điều kiện dạy ở Việt Nam!"
Công văn trả lời của Bộ GD-ĐT cho rằng khái niệm "giáo viên là người bản ngữ" trong thông tư 21/2018 của Bộ GD-ĐT được hiểu giáo viên là người nước ngoài dạy ngoại ngữ mà ngôn ngữ đó là ngôn ngữ thứ nhất của giáo viên.
Liên quan đến chứng chỉ IELTS, Bộ GD-ĐT cho biết đây là kỳ thi đánh giá khả năng tiếng Anh, xác định trình độ tiếng Anh của thí sinh với khung tham chiếu ngôn ngữ châu Âu. Hiện nay chưa có quy định quy đổi tương đương giữa chứng chỉ ngoại ngữ do các tổ chức nước ngoài cấp và chứng chỉ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tuy nhiên, khung năng lực Việt Nam được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng theo khung châu Âu và một số khung trình độ tiếng Anh của một số nước. Hiện đã có quy định quy đổi tương thích từ khung năng lực Việt Nam sang khung châu Âu. Do đó, nếu điểm bài thi IELTS được công nhận tham chiếu tương đương với khung châu Âu thì có thể quy đổi tương đương sang khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
Cũng theo Bộ GD-ĐT, hiện tại Việt Nam chưa có đơn vị nào được phép tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ cho người nước ngoài và cũng chưa có quy định về việc công nhận chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh do tổ chức nước ngoài cấp. Trên thế giới đã có một số chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh đã được kiểm định, công nhận và sử dụng khá phổ biến như TESOL, TEFL, CELTA.
Vì vậy Cục Quản lý chất lượng đề nghị Sở LĐ-TB&XH Hà Nội xem xét và có thể chấp nhận chứng chỉ TESOL, TEFL, CELTA là điều kiện để cấp giấy phép lao động đối với giáo viên là người nước ngoài.
Rối quy định chứng chỉ tiếng Anh Việc chưa có những quy định cụ thể về quy đổi giữa các chứng chỉ tiếng Anh trong nước và quốc tế gây ra nhiều lúng túng cho người lao động và sử dụng lao động. Sinh viên tại TP.HCM trong giờ học tiếng Anh - ĐÀO NGỌC THẠCH Chứng chỉ quốc tế hay trong nước? Nguyễn Hoàng Hải, tốt nghiệp ngành công...