MIT là đại học tốt nhất thế giới về cơ hội việc làm cho sinh viên
Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã đánh bại Đại học Stanford, lần đầu xếp thứ nhất bảng xếp hạng của QS về việc làm sau tốt nghiệp.
Theo bảng xếp hạng của QS cho năm 2019, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), viện đại học nghiên cứu tư thục ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ trở thành nơi tốt nhất dành cho sinh viên khi xét các tiêu chí về việc làm sau tốt nghiệp.
Đây là lần đầu tiên MIT đứng đầu trong lịch sử xếp hạng của QS, The Guardianngày 11/9 thông tin. Năm ngoái, vị trí cao nhất thuộc về Stanford – đại học ưu tú khác của Mỹ và MIT chỉ đứng ở vị trí thứ năm.
Năm tiêu chí của bảng xếp hạng bao gồm kết quả của cựu sinh viên, danh tiếng của nhà tuyển dụng, sự hợp tác giữa nhà tuyển dụng với mỗi nhân viên, kết nối của sinh viên với nhà tuyển dụng và tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm.
Từ vị trí thứ năm, MIT vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng. Ảnh: Rick Friedman
Video đang HOT
Mỹ vẫn áp đảo với 5 trường lọt top 10 bảng xếp hạng, trong đó 4 trường đứng đầu. Cụ thể, Đại học Stanford và Đại học California ở Los Angeles cùng xếp thứ hai, Đại học Harvard xếp thứ tư, Đại học California ở Berkeley xếp thứ tám.
Anh có hai đại diện trong top 10, gồm Đại học Cambridge (giảm một bậc xuống vị trí thứ bảy) và Đại học Oxford (giảm hai bậc xuống vị trí thứ 10). Bảy đại học Anh có mặt trong top 50, nhiều hơn một trường so với năm ngoái.
Tương tự, Australia có hai trường nổi bật là Đại học Sydney và Đại học Melbourne, lần lượt đứng thứ năm và thứ sáu.
Đại học Thanh Hoa của Trung Quốc tăng một bậc, xếp vị trí thứ 9 trong bảng xếp hạng 2018. Đây cũng là một trong bốn trường của châu Á lọt top 20, bên cạnh Đại học Hong Kong (Trung Quốc, xếp thứ 13), Đại học Tokyo (Nhật Bản, xếp thứ 19) và Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc, xếp thứ 20).
Top 10 đại học tốt nhất về việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp theo bảng xếp hạng năm 2019. Ảnh: The Guardian
Như vậy, ngoài khác biệt về thứ hạng, danh sách 10 trường top đầu không thay đổi so với năm ngoái. Tuy nhiên, Ben Sowter, giám đốc nghiên cứu của QS cảnh báo rằng các đại học hàng đầu đang phải chịu sự cạnh tranh rất lớn.
“Những đại học top dưới ý thức rõ rằng tập trung vào đầu ra sẽ dễ thu hút sinh viên tiềm năng”, ông nói.
Thùy Linh
Theo Vnexpress
Chàng trai thắp sáng ước mơ cho học sinh khuyết tật
Đó là Võ Quang Thu, thành viên đội tuyển robot LH-NVN (từng vô địch cuộc thi Robocon Việt Nam và châu Á - Thái Bình Dương năm 2014) của Trường ĐH Lạc Hồng (Đồng Nai).
Võ Quang Thu (người đầu tiên bên phải) cùng nhóm nghiên cứu chế tạo xe lăn có thể điều khiển bằng sóng não và tay cho Hải - ẢNH: T.H
Thu hiền lành, ít nói và giản dị. Nhưng ít ai biết, chàng trai này đã từ chối mức lương rất cao của nhiều nhà tuyển dụng sau khi tốt nghiệp để lựa chọn ở lại ngôi trường đã cùng cậu nuôi dưỡng ước mơ suốt thời đại học.
Tìm hiểu từ một người thầy đã quan sát Thu từ hồi còn là sinh viên đam mê chế tạo robot, tôi được biết Thu cần cù, ham học hỏi. Thu cần mẫn tìm tòi, say mê với những linh kiện điện tử nhỏ xíu, ánh mắt sáng lấp lánh khi nói về các thành quả của mình. Việc lựa chọn ở lại Khoa Cơ điện - Điện tử Trường ĐH Lạc Hồng, một phần để Thu thỏa mãn niềm đam mê nghiên cứu robot, một phần vì muốn truyền lại cảm hứng đó sang các thế hệ đàn em sau này, cùng các em nuôi dưỡng và phát triển niềm yêu thích với lĩnh vực mà cậu đã từng say mê.
Với tính cách ấy, việc Thu gặp gỡ cậu học sinh khuyết tật Trần Phan Thanh Hải để cùng em thực hiện ước mơ cải tiến cánh tay robot thành chiếc xe lăn đáp ứng yêu cầu đi lại, sinh hoạt của Hải là một điều hoàn toàn dễ hiểu. Khuyết tật từ nhỏ, cậu học sinh Trường THPT Marie Curie TP.HCM Trần Phan Thanh Hải đã 18 năm đi lại và đến trường bằng... đôi chân của mẹ. Tuy sức khỏe không được tốt như các bạn cùng trang lứa nhưng Hải lại học rất giỏi và đạt nhiều giải thưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp thành phố, quốc gia. Hải đã đoạt giải ba trong cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia khu vực miền Nam với đề tài "Robot lao động đa ngành nghề và hỗ trợ người bị liệt toàn thân".
Qua sự kết nối của Báo Thanh Niên, từ cánh tay robot của cậu học sinh khuyết tật đam mê nghiên cứu, Thu cùng nhóm sinh viên Khoa Cơ điện - Điện tử Trường ĐH Lạc Hồng đã hỗ trợ Hải phát triển thành chiếc xe lăn có thể điều khiển bằng sóng não, bằng tay. Sau gần 1 năm nghiên cứu và chế tạo, phát huy những ý tưởng của cậu học sinh hiếu học, cùng với ước mong mang lại cho Hải khả năng tự di chuyển cũng như học tập, ăn uống, ngủ nghỉ bình thường để đỡ phần nào sự vất vả cho người mẹ, nhóm nghiên cứu của Thu đã cho ra đời chiếc xe lăn tích hợp được các yếu tố như cậu bé Hải mong muốn.
Khi được hỏi về việc thực hiện ước mơ tự đi lại của mình, Hải đã từng nói: "Em nghĩ chỉ có dùng cỗ máy thời gian của Doreamon, em mới có thể bước đến 5 năm nữa để thực hiện được ước mơ đó".
Nhìn ánh mắt ngỡ ngàng và nụ cười hạnh phúc của Hải khi ngồi trên chiếc xe lăn từng ao ước và nhìn sự hiền lành, tỉ mỉ của Thu khi hướng dẫn Hải tập di chuyển trên chiếc xe robot này, tôi chợt nhận ra giá trị của việc thắp sáng các ước mơ. Có những nghiên cứu được vinh danh bằng các giải thưởng, bằng khen, nhưng có những nghiên cứu được vinh danh bằng chính niềm hạnh phúc của người nhận được nó như việc thắp sáng lên ước mơ và nối dài thêm niềm đam mê bất tận với việc chế tạo robot của Hải mà nhóm nghiên cứu của Thu đã làm.
Theo thanhnien.vn
Đã có "gậy thần" đánh giá năng lực giáo viên? Thông tư quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông gồm 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có hiệu lực từ ngày 10.10.2018. Quy định mới này liệu có phải là " gậy thần" giúp tăng niềm tin của phụ huynh và học sinh đối với giáo dục...