Mini Guide DOTA 2: Outworld Devourer – Kẻ “hack não”
Outworld Devourer là một hero có khả năng hoán đổi và ăn trộm chỉ số Intelligence của đối thủ khiến chúng gặp nhiều khó khăn khi đi lane. Hãy cùng tìm hiểu cách chơi của vị tướng này trong bài Guide DOTA 2 dưới đây.
Outworld Devourer là một hero khá đặc biệt trong thế giới DOTA 2 khi có khả năng đổi chỉ số Intelligence khiến cho tướng đối phương trở nên… “ngu độn” hơn và thậm chí đôi khi còn không có đủ mana để sử dụng skill. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách chơi của Carry hero có khả năng “hack não” đối thủ thông qua bài hướng dẫn Guide DOTA 2 dưới đây.
1, Thông tin chỉ số
Strength: 19 ( 1.85/level)
Agility: 24 ( 2.0/level)
Intelligence: 26 ( 3.3/level)
Lượng máu gốc (Level 1/25): 511/1727
Mana: 338/1625
Sát thương: 46-61 / 145-160
Tầm đánh: 450
Armor: 5.36/14.88
Tốc độ di chuyển: 315
Đánh giá: Chỉ số Strength cùng lượng máu của Outworld Devourer không quá cao, điều này khá phù hợp với một vị tướng sát thương cao. Lượng Intelligence trên một level khá cao, hỗ trợ thêm chỉ số để sử dụng Ultimate. Sát thương tay của Outworld Devourer cũng khá ổn, nếu kết hợp với kĩ năng Astral Imprisonment sẽ giúp Outworld Devourer có được sát thương cực cao khi đi lane để “đì đọt” đối phương.
2, Thông tin kĩ năng
Arcane Orb
Các đòn đánh thường của Outworld Devourer được tăng thêm một lượng sát thương Pure theo tỉ lệ lượng mana còn của Outworld Devourer. Kĩ năng này gây thêm sát thương vào bóng và các đơn vị quân do hero địch triệu hồi.
Tầm sử dụng: 450
Tỉ lệ sát thương theo mana hiện có: 6/7/8/9%
Sát thương thêm vào bóng và đơn vị quân được hero triệu hồi: 100/200/300/400
Mana tiêu tốn: 100
Đánh giá: Đây là kĩ năng gây sát thương chính ngoài Ultimate của Outworld Devourer. Tuy nhiên, do quá tiêu tốn mana nên bạn chỉ nên tăng 1 điểm lúc đầu để “đì lane” và chỉ tăng tối đa khi về late game để tránh tình trạng “chưa ra đến chợ đã tiêu hết tiền”.
Astral Imprisonment
Outworld Devourer nhốt một mục tiêu đối phương lại và ăn trộm một lượng chỉ số Intelligence của đối phương.
Tầm sử dụng: 500
Chỉ số Intelligence trộm được: 4/7/10/13
Thời gian ăn trộm: 50s
Thời gian nhốt mục tiêu: 1/2/3/4s
Thời gian hồi: 18/16/14/12s
Mana tiêu tốn: 120/140/160/180
Đánh giá: Đây là kĩ năng “đì lane” cực tốt của Outworld Devourer, kĩ năng này sẽ giúp Outworld Devourer “úp” đối thủ xuống khi chúng định last-hit creep, đổi chỉ số Intelligence để Outworld Devourer có sát thương cao hơn và đối thủ không có nhiều mana dùng skill. Đây cũng là skill giúp Outworld Devourer “úp” đồng đội xuống để né skill hay đưa những kẻ thù khó chịu ra khỏi trận chiến khi cần.
Essence Aura
Khi sử dụng một kĩ năng, Outworld Devourer có một tỉ lệ nhất định được hồi lại mana. Đồng đội của Outworld Devourer cũng nhận được khả năng tương tự. Ngoài ra, lượng mana tối đa của Outworld Devourer cũng được tăng cường.
Tầm ảnh hưởng: 1000
Video đang HOT
Tỉ lệ được hồi mana: 40%
Tỉ lệ mana được hồi lại: 10/15/20/25% mana tối đa
Mana cộng thêm: 75/150/225/300
Đánh giá: Đây là kĩ năng giúp Outworld Devourer hồi lại được mana rất nhiều khi sử dụng kĩ năng liên tục.
Sanity’s Eclipse
Outworld Devourer bộc phát năng lượng trong một vùng, gây sát thương theo chênh lệch giữa chỉ số Intelligence của Outworld Devourer và đối phương. Nếu chênh lệch chuẩn chỉ số Intelligence ít hơn một mức nào đó, đối phương sẽ mất 75% lượng mana hiện tại của mình.
Tầm sử dụng: 600/650/700 (Nếu có Aghanim’s Scepter 700/750/800)
Tầm ảnh hưởng: 375/475/575
Tỉ lệ sát thương theo chỉ số Intelligence: 8/9/10x (Nếu có Aghanim’s Scepter 9/10/11x)
Mức chênh lệch chuẩn: 10/30/50
Thời gian hồi: 160
Mana tiêu tốn: 175/250/325
Đánh giá: Đây là kĩ năng dồn sát thương rất tốt của Outworld Devourer. Kết hợp với kĩ năng Astral Imprisonment giúp đổi chỉ số Intelligence, Outworld Devourer có thể dễ dàng tiễn hero đối phương đi cùng lane sau một vài lần đổi chỉ số Intelligence. Ngoài ra, hiệu ứng thêm khiến cho các hero có chỉ số intelligence cao, chịu sát thương ít từ kĩ năng này mất đi tới 75% mana và khó có thể combat sau khi trúng skill.
3, Hướng dẫn tăng kĩ năng
Bạn nên tăng một điểm vào kĩ năng Arcane Orb lúc đầu để lấy kĩ năng dứt điểm khi cần. Astral Imprisonment nên được tăng tối đa sớm để bạn có thể “đì lane” tốt hơn cũng như đổi lấy chỉ số Intelligence lớn cho Ultimate. Kĩ năng Essence Aura cũng nên được tăng một điểm lúc đầu và tăng tối đa sau Astral Imprisonment.
4, Hướng dẫn mua item
Ban đầu bạn nên lên cho mình Null Talisman để có thêm chỉ số Intelligence ban đầu.
Ở giai đoạn sau của trận đấu, bạn nên lên co mình được Power Tread, Bottle và Force Staff để cải thiện sự cơ động cho bản thân. Ngoài ra, cố gắng lên Black King Bar để thoải mái spam skill trong combat cũng khá cần thiết.
Ở giai đoạn late game, bạn nên lên các item giúp tăng lượng Intelligence để OD tăng hiệu quả gây sát thương từ bộ skill của mình. Các item hợp lý nhất là Sythe of Vyse, Shiva’s Guard, Refresher Orb. Rod of Atos cũng sẽ cho khả năng slow để OD dễ dàng kết liễu các mục tiêu đi lẻ.
5, Một số lưu ý khi chơi Outworld Devourer
- Bạn nên sử dụng Astral Imprisonment khi đối phương định last-hit và tranh thủ lúc hắn đang biến mất thì deny creep. Điều này sẽ khiến đối phương “thọt level” cũng như “thọt farm” khá nhiều khi đi cùng lane với bạn.
Astral Imprisonment có thể dùng để né skill
- Khi đối phương bị úp xuống bởi Astral Imprisonment, hắn sẽ né được hầu hết kĩ năng. Tuy nhiên Ultimate Sanity’s Eclipse của Outworld Devourer vẫn gây sát thương lên hắn. Do đó đừng do dự úp carry của đối phương xuống và dùng ultimate ngay để hắn không có cơ hội chạy trốn hay bật Black King Bar.
- Khi đã đổi chỉ số Intelligence của đối phương bằng Astral Imprisonment một vài lần, sát thương tay của bạn đã khá lớn, lúc này nên “hổ báo” để tấn công đối phương khiến hắn phải lùi về mà tạm thời không dám lên cao last-hit.
Dùng Ultimate chuẩn sẽ có thể khiến cả team đối phương lên bảng đếm số.
- Tập dùng Astral Imprisonment một cách hợp lý để tránh tình trạng “bóp đồng đội” bởi kĩ năng này cũng giúp đối phương né được một số kĩ năng.
- Khi không có Ultimate, Outworld Devourer sẽ khó có thể phát huy được sức mạnh của mình. Do đó khi không có Ultimate, bạn nên đi farm thì hơn.
Theo Gamek
Mini Guide DOTA 2: Morphling - Thủy thần hung mãnh
Morphling là một carrier khá mạnh trong thế giới DOTA 2 nhờ sự cơ động cùng sát thương tay cực lớn khi về late game. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách chơi của Morphling thông qua bài hướng dẫn Guide DOTA 2.
Morphling là một vị tướng khá mạnh ở thời điểm late game trong DOTA 2 nhờ khả năng đổi chỉ số Strength và Agility. Điều này khiến cho Morphling có thể từ một carrier có tốc đánh và sát thương tay cực lớn biến thành một tanker hạng nặng với số máu khổng lồ.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách chơi của Morphling thông qua hướng dẫn Guide DOTA 2 dưới đây.
1, Thông tin chỉ số
Strength: 19 ( 2.0/level)
Agility: 24 ( 3.0/level)
Intelligence: 17 ( 1.5/level)
Lượng máu gốc (Level 1/25): 511/1803
Mana: 221/949
Sát thương: 37-46 / 129-138
Tầm đánh: 350
Armor: 1.36/14.24
Tốc độ di chuyển: 285
Đánh giá: Có thể thấy rằng lượng Agility tăng trên một level của Morphling khá cao (3 điểm), điều này khiến cho Morphling có tốc độ đánh, sát thương cũng như giáp khá ổn vào giai đoạn late game. Chỉ số Strength trên một level không quá tệ (2 điểm) cung cấp cho Morphling một số điểm lớn để chuyển đổi sang Agility vào giai đoạn late game khiến cho sát thương, tốc độ đánh và giáp của Morphling được tăng lên đáng kể.
2, Thông tin kĩ năng
Waveform
Morphling biến mình thành một đợt sóng và lướt tới vị trí chỉ định. Những kẻ định đứng trên đường lướt đi sẽ phải nhận sát thương.
Tầm sử dụng: 1000
Tác dụng bề ngang: 200
Sát thương: 100/175/250/325
Thời gian hồi: 11
Mana tiêu tốn: 140/155/160/165
Đánh giá: Đây là kĩ năng cực kì đa dụng, có thể gây sát thương, có thể dùng để truy đuổi cũng như vượt qua các địa hình đồi núi và chạy trốn.
Adaptive Strike
Morphling ném một quả cầu nước về phía kẻ địch, gây sát thương và hiệu ứng dựa theo chỉ số Agility và Strength của hắn. Nếu chỉ số Agility lớn hơn Strength 50% thì sẽ gây sát thương tối đa và làm đối phương bị mini-stun. Nếu chỉ số Strength lớn hơn Agility 50% thì sẽ gây sát thương tối thiểu và làm đối phương bị choáng trong thời gian lâu nhất có thể. (Sát thương tính theo tỉ lệ điểm Agility)
Tầm sử dụng: 600/700/800/900
Sát thương cơ bản: 20/40/60/80
Sát thương tối thiểu: 0.25 x chỉ số Agility
Sát thương tối đa: 0.5/1/1.5/2 x chỉ số Agility
Thời gian choáng tối thiểu: 0.25s
Thời gian choáng tối đa: 1.25/2.25/3.25/4.25
Thời gian hồi: 10s
Mana tiêu tốn: 100
Đánh giá: Đây là kĩ năng khá đa dụng bởi khi Morphling có chỉ số Agility cao để tấn công thì nó sẽ giúp hắn gây thêm sát thương. Khi Morphling chuyển đổi sang Strength để tank và trốn chạy thì nó lại giúp Morphling stun kẻ địch cực kì lâu (4.25s). Tuy nhiên, kĩ năng này chỉ phát huy được hiệu quả tốt nhất khi về late game.
Morph
Morphling cho phép chuyển đổi điểm giữa hai chỉ số Agility và Strength của bản thân, đồng thời tăng một lượng điểm Agility và Strength cho Morphling.
Tỉ lệ điểm chuyển mỗi giây: 2/4/6/10
Tăng Agility và Strength: 3/4/5/6
Mana mỗi lần chuyển đổi: 30
Đánh giá: Đây là kĩ năng cho phép Morphling tăng sát thương, tốc độ đánh và giáp lên rất nhiều ở giai đoạn late game đồng thời cho Morphling một lượng máu khá lớn khi cần chạy trốn.
Replicate
Morphling tạo ra bản sao của một hero khác (ngoại trừ hắn và bóng của chính hắn), bản sao này sẽ gây ra 50% sát thương của Morphling và nhận vào 100% sát thương (bằng với hero bình thường). Khi cái bóng còn tồn tại, Morphling có thể đổi chỗ của mình cho cái bóng đó.
Tầm sử dụng: 700/1100/1500
Thời gian tồn tạ của bóng: 30/45/60s
Thời gian hồi: 80s
Mana tiêu tốn: 25
Mana tiêu tốn khi đổi chỗ: 150
Đánh giá: Đây là kĩ năng cho phép Morphling có thể "lùa tình" team địch khi mà cái bóng được tạo ra nhận sát thương bằng với hero thật, nghĩa là khi địch tấn công bóng sẽ thấy giống với tấn công người thường và có thể bị nhầm. Chưa kể đến việc Morphling có thể đổi chỗ với bóng để chạy trốn và push lẻ khi cần thiết.
3, Hướng dẫn tắng kĩ năng
Bạn nên tăng tối đa vào Waveform để có sát thương để farm, gank và "đì" lane khi cần thiết. Có thể tăng nốt các điểm còn lại vào Morph để lấy thêm chỉ số cũng như tỉ lệ chuyển đổi Agility-Strength lớn khi cần. Nếu có đồng đội "bảo kê" tốt lúc đầu thì có thể tăng vào Morph trước để lấy điểm cộng cũng như chuyển đổi một chút Strength thành Agility và cải thiện lượng sát thương tay ban đầu.
Còn nếu lo lắng khi đi lane thì level 1 bạn nên có sẵn Waveform để chạy trốn khi cần. Adaptive Strike có thể tăng khi về late bởi đây là lúc Morphling có chỉ số lớn và phát huy được sức mạnh của skill này. Tuy nhiên, nếu team địch có các hero có kĩ năng channeling thì nên tăng ít nhất 1 điểm vào Adaptive Strike lúc đầu để ngăn đối phương combo.
4, Hướng dẫn mua item
Ban đầu khi đi lane, bạn có thể mua Wraith Band cùng Tango để có lượng chỉ số Agility và Strength đồng đều.
Ở các giai đoạn sau, hãy ưu tiên lên những item cho chỉ số cơ bản như Power Tread, Ring of Aquila, Bracer... Nếu có đồng đội "bảo kê" tốt, bạn có thể lên thẳng Hand of Midas trước để cải thiện tốc độ farm bởi gần như cả Early và Mid game, công việc của bạn chủ yếu là farm và push trộm.
Hãy cố gắng lên Linken's Sphere sớm nhất có thể để tự tin đi... farm ở các lane. Ngoài ra, các item cho chỉ số cơ bản là ưu tiên hàng đầu về late game của Morphling: Eye Skady, Satanic, Butterfly, Manta Style... Nếu bạn định chơi Morphling theo hướng lấy combo skill cho Waveform Adaptive Strike thì có thể lên Ethereal Blade.
5, Một số lưu ý khi chơi Morphling
- Đừng cố gắng "hổ báo" và ham gank ở đầu game, sức mạnh của Morphling chỉ phát huy được ở cuối Mid và đầu Late game, do đó hãy cố gắng nhẫn nhịn mà farm lúc đầu.
Tập dùng Waveform để vượt địa hình, di chuyển và chạy trốn nhanh hơn
- Căn tầm sử dụng của Waveform để chạy trốn khi cần thiết. Ngoài ra, Waveform cũng có thể dùng để né skill của địch.
- Lượng sát thương ban đầu của Morphling khá thấp, do đó hãy chuyển đổi một chút (nhớ là chỉ một chút) Strength thành Agility để dễ last-hit hơn (hãy làm điều này khi đang ở nhà để đỡ mất mana).
Cố gắng bám lane và farm nhiệt tình nhất
- Khi bị thua combat và phải chạy trốn, bạn có thể đổi Agility sang Strength để tăng máu và cứ thế chạy thẳng về nhà. Tuy nhiên, hãy nhớ để ý lượng mana còn lại chứ đừng đổi hết. Nếu không còn đồng đội nào ở lại thì bạn cứ đổi Strength đến khi Waveform quay xong hoặc khi mana còn 165 thì dừng lại rồi Waveform chạy trốn. Nếu có đồng đội ở lại thì có thể đổi ra Strength thật nhiều rồi dùng Adaptive Strike stun đối phương cho đồng đội đánh (4.25s stun là thời gian cực lâu trong DOTA 2)
Linh hoạt trong việc chuyển đổi Agility và Strength trong combat
- Khi đi push lẻ, hãy gọi 1 tướng support đi theo để lúc gần tới nhà địch, hãy dùng Replicate lên đồng đội và cho cái bóng này chạy về nhà mình. Lúc này bạn có thể ở lại và push thoải mái, nếu có bị gank thì đổi chỗ với bóng và về nhà an toàn.
- Ứng dụng của Replicate có thể dùng để đi farm. Bạn đang ở nhà và thấy có 2 lane cùng cao, có nhiều creep để farm. Bạn dùng Replicate lên đồng đội, chạy ra một lane farm và điều bóng còn lại vào rừng hoặc chạy ra lane kia. Khi đã farm xong tại chỗ hiện tại, bạn đổi chỗ với bóng của mình để farm rừng hoặc farm tại lane còn lại (tiết kiệm thời gian chạy ra).
Theo Gamek
Mini Guide DOTA 2: Tiny - Gã người đá khổng lồ Tiny là một hero có khả năng càn lướt trong combat khá tốt nhờ combo 2 kĩ năng diện rộng cũng như khả năng gây sát tương bằng đòn đánh tay cực lớn. Tuy nhiên, nhược điểm có tốc độ đánh thấp khiến Tiny ít khi được pick trong các map thi đấu DOTA 2. Hãy cùng tìm hiểu qua Guide DOTA 2...