Miền Tây có Trường Cao đẳng chuyên ngành luật đầu tiên
Trường Cao đẳng Luật miền Nam được thành lập dựa trên cơ sở nâng cấp trường Trung cấp Luật Vị Thanh.
Ngày 30-9, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã đến dự và công bố Quyết định thành lập Trường Cao đẳng Luật miền Nam.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long (bìa phải) trao Quyết định thành lập trường Cao đẳng Luật miền Nam. Ảnh: DK
Trường Cao đẳng Luật miền Nam trụ sở tọa lạc trên Quốc lộ 61C (thuộc xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang), được thành lập trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung cấp Luật Vị Thanh.
Năm 2010, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ký Quyết định số 2222 thành lập trường Trung cấp Luật Vị Thanh. Trường chịu sự lãnh đạo, quản lý toàn diện và trực tiếp của Bộ Tư pháp, chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ GD&ĐT và chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của UBND tỉnh Hậu Giang.
Đến tháng 12-2012, trụ sở trường Trung cấp Luật Vị Thanh chính thức khởi công xây dựng và đến tháng 2-2015 thì khánh thành đưa vào sử dụng. Thời gian đầu khi chưa có trụ sở, dù khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng tập thể giáo viên, cán bộ trường vẫn hoàn tốt nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực.
Video đang HOT
Qua 10 năm hoạt động, trường đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần đào tạo cho hàng ngàn người có trình độ trung cấp luật. Cạnh đó, trường còn liên kết đào tạo nhiều các lớp trình độ đại học, sau đại học, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn cho tỉnh Hậu Giang và các địa phương lân cận.
Ông Lê Tiến Châu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang phát biểu tại Lễ công bố. Ảnh: DK
Phát biểu tại Lễ công bố Quyết định, ông Lê Tiến Châu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang ghi nhận và đánh giá cao công tác đào tạo của trường cho Hậu Giang và các địa phương trong vùng.
Ông Lê Tiến Châu kỳ vọng trong thời gian tới Trường phải phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo nghề Luật có uy tín và chất lượng của cả khu vực ĐBSCL.
Đồng thời, triển khai tốt đề án xây dựng trường Cao đẳng Luật Miền Nam ở các giai đoạn tiếp theo, đảm bảo chất lượng, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu dạy và học cũng như nghiên cứu khoa học của trường.
Trở thành giám đốc mà không cần bằng cấp cao
Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp trường cao đẳng hiện nắm giữ các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp nhờ vào năng lực làm việc thực tế và sự nỗ lực học hỏi.
Người lao động được tuyển dụng và thăng tiến nhờ vào năng lực thực tế và sự nỗ lực học hỏi - MỸ QUYÊN
Thăng tiến nhờ chấp nhận làm việc từ vị trí thấp nhất
Hoàng Tiến Giao (32 tuổi) là cựu sinh viên marketing của Trường cao đẳng (CĐ) Kinh tế đối ngoại (tốt nghiệp năm 2009), hiện là Giám đốc chăm sóc khách hàng và kinh doanh của Tập đoàn Oglvy Việt Nam với khoảng 50 nhân viên, trong số đó đa số tốt nghiệp đại học (ĐH), thậm chí đi học từ nước ngoài về.
Tiến Giao cho biết: "Sau khi tốt nghiệp CĐ, mình chấp nhận làm rất nhiều công việc khác nhau, từ tổ chức sự kiện, sản xuất chương trình truyền hình đến các công việc liên quan đến truyền thông và sáng tạo nội dung, ở những vị trí thấp nhất. Đồng thời tiếp tục học liên thông theo hình thức vừa làm vừa học. Mình quan niệm mỗi giai đoạn phải hoàn thành một mục tiêu. Như khi tốt nghiệp THPT xong thì mình phải bắt đầu mục tiêu là học để có được một cái nghề, bậc ĐH hay CĐ không quan trọng. Vì hầu như nội dung kiến thức bây giờ các trường giống nhau đến 70%; quan trọng là mình chọn học gì và trong quá trình học đó mình có thái độ như thế nào, có nỗ lực để lĩnh hội kiến thức hay không".
Theo anh Giao, khi nộp hồ sơ để tuyển dụng vào công ty hiện tại, công ty chú trọng đánh giá năng lực của anh thông qua quá trình làm việc trước đó, cũng như tinh thần học tập và thái độ với công việc, chứ không để ý tới bằng cấp.
Trong khi đó, Nguyễn Ngọc Thanh (33 tuổi) tốt nghiệp ngành nhiệt lạnh Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng năm 2008, hiện cũng đang làm giám đốc kinh doanh của Công ty Wilo Việt Nam. Ngay sau khi tốt nghiệp, Thanh đã được tuyển dụng vào một công ty chuyên thi công thiết kế điều hòa không khí. Thanh đã trực tiếp tham gia các dự án tòa nhà Bitexco và Timesquare. Lãnh đạo công ty thấy được năng lực của Thanh nên đã cất nhắc lên vị trí chỉ huy trưởng với nhiệm vụ như tư vấn, thiết kế, giám sát...
Đến khi anh ứng tuyển vào công ty hiện tại, vì có kinh nghiệm nên ban đầu được giữ vị trí đại diện bán hàng, sau một năm được bổ nhiệm làm giám đốc kinh doanh.
Với anh Đỗ Hải, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Vinatex, thời gian đầu chỉ là công nhân của công ty, sau đó vì có năng lực nên anh được cử đi học Trường CĐ Công thương TP.HCM và một khóa học ngắn hạn về công nghệ may mới tại Czech và Slovakia. Sau đó anh tiếp tục làm ở các nhà máy, phòng kỹ thuật; lên chuyền trưởng, trưởng ca, quản đốc rồi phó giám đốc và hiện tại là giám đốc.
"Để làm tốt vị trí này, tôi nghĩ mình có lợi thế vì đã có kinh nghiệm từ những công việc nhỏ nhất, thấp nhất, không ngại khó, ngại khổ, có như vậy mới hiểu sâu sắc cái nghề của mình. Xuất phát điểm của bạn là gì, bằng cấp như thế nào không quan trọng bằng quá trình làm việc bạn có nỗ lực hay không", anh Đỗ Hải nhìn nhận.
Giao vị trí quan trọng không dựa vào bằng cấp
Chia sẻ với Thanh Niên, ông Lưu Hoàn Thành, Tổng giám đốc Công ty dầu nhờn Indopetrol, cho biết: "Trong tuyển dụng, tùy vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp, nếu cần nhiều thợ thì tuyển ở trường nghề, nếu cần kỹ sư để cơ cấu lên trưởng nhóm thì vẫn phải cần bằng cấp. Nhưng người có bằng cấp đó phải có năng lực thực sự. Các bạn nên nhớ rằng trường ĐH hay CĐ chỉ là nơi cấp bằng, năng lực thực tế thì phải dựa vào chính bạn. Chúng tôi vẫn ưu tiên người có năng lực chứ không phải người có bằng ĐH. Ngoài ra, thái độ làm việc, cách ứng xử với đồng nghiệp, khả năng tự học... cũng là các yếu tố cần có. Doanh nghiệp nước ngoài họ càng không quan trọng bằng cấp".
Cùng quan điểm trên, ông Trần Huy Hiền, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty DACO Logistics, cho rằng khi tuyển dụng, doanh nghiệp không có sự phân biệt quá lớn ứng viên nào tốt nghiệp ĐH, ứng viên nào tốt nghiệp CĐ, trung cấp, mà cái quyết định nằm ở thái độ, năng lực làm việc thực tế.
"Nhiều doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt doanh nghiệp nước ngoài, khi cất nhắc một người lên vị trí cao họ không nhìn vào bằng cấp mà nhìn vào khả năng của nhân viên đó. Công ty tôi cũng giao chức vụ quan trọng cho người giỏi, không quan trọng người đó là cử nhân, thạc sĩ hay chỉ học trường nghề", ông Hiền nhấn mạnh.
Tuy nhiên, theo ông Trần Huy Hiền, để có được những vị trí cao trong một doanh nghiệp, người lao động phải có tinh thần học tập suốt đời, nghĩa là thấy mình thiếu gì, cần bổ sung kiến thức gì cho công việc thì phải chủ động học tập. Có thể là học ở trường lớp, hoặc tự học qua mạng.
"Một người tốt nghiệp trường nghề hay ĐH, để có được thành công trong công việc, cũng là nhờ tinh thần học tập và nỗ lực vươn lên để bổ sung những thiếu hụt, chứ không phải tự dưng mà doanh nghiệp giao cho bạn chức vụ cao", ông Hiền nhìn nhận.
Đạt 27,5 điểm, nữ sinh Phú Thọ từ chối xét tuyển các trường Đại học top đầu, quyết định theo học Cao đẳng Y Dược Áp lực thi cử chưa nguôi ngoai thì câu chuyện mang tên chọn trường, chọn ngành lại khiến các sĩ tử thêm đau đầu, nhất là với những cô cậu học trò đang mông lung, không biết mình thích gì. Mấy ngày nay, căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp THPT mà Bộ GD-ĐT công bố, các sĩ tử 2K2 đang nhanh chóng...