Miễn học phí học sinh THCS: Cần sự đồng hành của đại biểu Quốc hội
Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh khẳng định, thực hiện phổ cập giáo dục bắt buộc là trách nhiệm của nhà nước, của toàn xã hội và rất cần sự tham gia của các đại biểu Quốc hội.
Theo Thứ trưởng Ngô Thị Minh, sự tham gia của các đại biểu Quốc hội sẽ tạo ra sự đồng thuận cao, nhất là khi đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri, lắng nghe ý kiến, đồng thời trao đổi ngược lại để cử tri và nhân dân thấy chủ trương nhân văn của Đảng, Nhà nước khi miễn học phí cho học sinh THCS…
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh có những trao đổi thẳng thắn với Báo Đại biểu Nhân dân xung quanh vấn đề này.
- Xin bà cho biết quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi đề xuất Chính phủ miễn học phí cho toàn bộ học sinh THCS ngay từ năm học này 2022-2023?
Về miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở, đây là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng căn cứ theo tinh thần của Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, mà trong đó nhấn mạnh rất rõ một ý: sau năm 2020 sẽ thực hiện phổ cập trung học cơ sở bắt buộc. Mà đã thực hiện phổ cập trung học cơ sở bắt buộc thì việc đấy phải tiến tới việc miễn học phí. Khi xây dựng Luật Giáo dục 2019, chúng ta cũng đã giao việc thực hiện phổ cập bắt buộc trung học cơ sở để thực hiện miễn học phí này là có lộ trình là do Chính phủ quy định.
Xâu chuỗi hai thông tin trên để thấy năm nay 2022, việc chúng ta thực hiện miễn học phí cho việc phổ cập bắt buộc trung học cơ sở là rất cần thiết. Theo tính toán, số kinh phí dành cho nhiệm vụ này không lớn. Trong 5,8 triệu học sinh trung học cơ sở, các em là đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt và éo le khác vốn đã được miễn học phí, tính ra thì học phí miễn giảm ở mức 1 triệu đồng/em/năm chỉ cần khoảng trên dưới 4 nghìn tỷ đồng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xem xét, tính toán rất thấu đáo và đã tham mưu lộ trình này với Chính phủ để có thể thực hiện được miễn học phí cho các em học sinh trung học cơ sở theo đúng tinh thần Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và theo đúng quy định trong Điều 90 của Luật Giáo dục 2019.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh kiểm tra công tác thi tốt nghiệp THCS trên địa bàn TP Hà Nội
Theo các văn bản pháp luật hiện hành, lộ trình thực hiện miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở đã có, là sau năm 2020. Thứ hai, Luật Giáo dục 2019 cũng giao thẩm quyền, lộ trình này cho Chính phủ quyết định. Việc ngân sách nhà nước phải cân đối nguồn trước và sau dịch Covid – 19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành giáo dục nói riêng và cả nước nói chung. Tôi thấy rằng, so với các nước trong khu vực thì chúng ta thực hiện phổ cập giáo dục cũng lâu rồi, nhưng nếu coi cụm từ “bắt buộc” để miễn học phí thì chúng ta đang chậm hơn một chút so với khu vực. Tuy nhiên việc nhanh chậm này chưa thể nói hết được về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bởi chúng ta phải đảm bảo chất lượng đầu ra và cũng đang phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo sao cho thực sự phù hợp.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được chỉ đạo xây dựng khá bài bản, khá căn cơ thì làm gì cũng phải có tiếng nói đồng thuận của xã hội; và xã hội cũng phải hiểu được đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đi theo từng lộ trình, bước đi chặt chẽ thì mới chắc chắn, hiệu quả và bài bản.
- Để đảm bảo tính khả thi trong tổ chức thực hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ báo cáo và tham mưu Chính phủ theo hướng như thế nào trong thời gian tới, thưa bà?
Video đang HOT
Chúng tôi đã báo cáo với Chính phủ, Chính phủ cũng nhất trí về chủ trương này. Dự thảo đang xin ý kiến của các địa phương và các bộ, ngành liên quan, sau đó sẽ gửi Bộ Tài chính để cân đối xem xét nguồn nhất định và báo cáo Chính phủ đầy đủ. Nội dung và lộ trình được nêu trong cái Điều 90 của Luật Giáo dục 2019.
Học sinh trường THCS Bình Liêu (Quảng Ninh) trong một buổi sinh hoạt đầu tuần
Theo tôi, để chủ trương miễn học phí sớm được triển khai thực hiện thì bên cạnh các đơn vị đang thực hiện, vai trò đồng hành của các đại biểu Quốc hội là rất quan trọng và cần thiết. Bởi sự tham gia của các đại biểu dân cử sẽ tạo ra sự đồng thuận cho toàn xã hội, nhất là khi tiếp xúc cử tri, lắng nghe ý kiến của cử tri, đồng thời trao đổi ngược lại để cho cử tri và nhân dân thấy được chủ trương nhân văn của Đảng, Nhà nước khi miễn học phí cho học sinh. Vì khi chúng ta thực hiện phổ cập giáo dục bắt buộc thì đây cũng là trách nhiệm của nhà nước, trách nhiệm của toàn xã hội cần chung tay nâng cao chất lượng giáo dục.
Hiện việc miễn học phí cho những đối tượng đang quan tâm cũng đã có, nhưng với tổng thể toàn bộ học sinh trung học cơ sở thì chưa thực hiện được đầy đủ. Nếu được các đại biểu Quốc hội đồng hành thì tôi nghĩ rằng cái việc này nó sẽ được đồng thuận xã hội nhanh hơn và cái việc tiến hành các cái giải pháp mà tham mưu cho Chính phủ để Chính phủ có cái quyết sách, cái lộ trình cho nó phù hợp thì cũng rất quan trọng và cần tính toán tác động đa chiều.
- Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Cần đổi mới phương pháp và nhận thức về giáo dục thể chất, thể thao trường học
Đó là một trong những nội dung được Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh tại Hội thảo tham vấn định hướng phát triển công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học diễn ra ngày 17/8.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh nhấn mạnh vai trò to lớn của công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học. Ảnh: Khôi Nguyên.
Vai trò to lớn của giáo dục thể chất và thể thao
Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất Nguyễn Thanh Đề, Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao Đặng Hà Việt, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Lê Anh Vinh cùng đông đảo các chuyên gia giáo dục, lãnh đạo một số cơ sở giáo dục đại học, trường phổ thông. Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và kết nối trực tuyến tới 63 tỉnh/thành trên cả nước.
TS Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ đã triển khai trong toàn ngành Quyết định 1660 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025. Việc giáo dục chăm sóc sức khỏe cho học sinh - sinh viên (HSSV) đóng vai trò vô cùng quan trọng để các em phát triển toàn diện cả Đức - Trí - Thể - Mỹ.
Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất Nguyễn Thanh Đề nhấn mạnh, sức khỏe là nền tảng của mọi nền tảng, cốt lõi của nguồn sống. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các cấp lãnh đạo với thế hệ tương lai của đất nước. Ngày 2/10/2021, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Vụ Giáo dục thể chất đã xây dựng và được Chính phủ phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường và Chương trình Y tế học đường gắn với Y tế cơ sở.
Đại diện Văn phòng Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực nhấn mạnh nội dung, mục tiêu của Nghị quyết 29 của BCH Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo. Đây được coi là "kim chỉ nam" cho công cuộc đổi mới giáo dục ở Việt Nam trong 10 năm qua cũng như các năm tiếp theo.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất Nguyễn Thanh Đề báo cáo đề dẫn tại hội thảo.
Trong Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, môn Giáo dục thể chất được quy định là môn học bắt buộc. Ở cấp đại học, sinh viên muốn tốt nghiệp phải có chứng chỉ về giáo dục thể chất. Công tác giáo dục thể chất (GDTC) là một nội dung quan trọng. Cần có sự phối kết hợp của nhiều Bộ, ngành, các nhà trường và gia đình. Giáo dục thể chất cần nhận được sự chỉ đạo từ Chính phủ, Bộ GD&ĐT là đơn vị chủ trì.
TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Trường Đại học FPT, thành viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực cho biết, hệ thống giáo dục FPT có cả nội trú và bán trú, công tác GDTC đóng vai trò to lớn vì gắn với các giai đoạn phát triển của học sinh, sinh viên. Việc thực hiện ở các nhà trường cũng có những vấn đề, đầu tiên là vấn đề nhận thức. Nhiều nơi coi GDTC là môn phụ mà ít chú trọng, giao phó cho gia đình.
Trong Chương trình GDPT 2018, khối lượng tối thiểu áp dụng trong mô hình học 1 buổi là phù hợp. Tăng khối lượng GDTC là rất quan trọng. Bộ GD&ĐT cần hướng dẫn việc GDTC trong các trường theo hướng tăng thời lượng so với tối thiểu đang quy định. Các tác giả viết sách không thể đủ thời gian để đưa ra các bộ môn thể thao cho học sinh lựa chọn. Hệ thống giáo dục của FPT trong 10 năm qua đều triển khai dạy môn Vovinam. Vậy các địa phương có được thay thế bộ môn GDTC thay cho các môn được Bộ quy định "cứng" như hiện nay...
Thay đổi nhận thức và phương pháp giảng dạy
Các đại biểu tham dự hội thảo tại đầu cầu Hà Nội.
Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam cho rằng, GDTC và các hoạt động thể thao mang lại sự phát triển toàn diện cho học sinh. Đồng thời, GDTC và thể thao còn góp phần phát triển kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp và sự tự tin cho trẻ em. Công tác GDTC và thể thao sẽ giúp tăng cường sự sáng tạo của học sinh, có tính kết nối chặt chẽ và tương tác với nhau. Có sự kết nối giữa GDTC và thể thao với sự phát triển tâm thần của trẻ em.
Khi thực hiện cần chuẩn bị kỹ các khâu, cách thức triển khai. Đồng thời, chú ý năng lực giáo viên, điều kiện trường lớp như thế nào. Trong đó có sự hòa nhập, nhất là các đối tượng yếu thế như học sinh nghèo, khuyết tật, dân tộc thiểu số... Cần tăng cường sự trao đổi, bài học kinh nghiệm khi thực hiện.
Trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT, Vụ Giáo dục thể chất đã phối hợp với các đơn vị tổ chức giải Bóng đá cho học sinh đã tạo hiệu ứng rất tích cực. Năm 2022, UNICEF dự kiến cũng sẽ tổ chức hoạt động bóng đá không giới hạn nhằm đẩy mạnh hoạt động thể thao cho học sinh.
GS Lê Anh Vinh nêu bật vai trò của việc đổi mới nhận thức và phương pháp giáo dục với môn Giáo dục thể chất và thể thao trường học.
GS Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho hay, chúng ta luôn quan tâm đến giáo dục thể chất vì đây là 1 trong 6 môn bắt buộc xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy nhiên, việc tăng cường thể lực cho học sinh, thanh thiếu niên Việt Nam còn tăng chậm. Phương pháp giảng dạy GDTC ở nhiều nơi vẫn còn một số hạn chế. Vai trò của thầy cô trong nhà trường nằm ở cả nhận thức lẫn phương pháp giảng dạy.
Đại diện Sở GD&ĐT Thái Nguyên cho biết, địa phương này còn gặp phải một số khó khăn khi triển khai công tác GDTC và thể thao trường học trong những năm qua. Khi học sinh học online, việc giáo dục thể chất gặp vô vàn bất cập, thầy cô phải rất vất vả. Lực lượng giáo viên GDTC vẫn còn thiếu và yếu. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDTC và thể thao còn rất nhiều hạn chế.
Ngay trong trường học, một số giáo viên vẫn coi GDTC là môn phụ mà chưa có sự quan tâm đúng mức. Nguồn đầu tư về cơ sở vật chất cho GDTC cũng chưa được nâng cao. Ví dụ, việc triển khai bể bơi trong trường học còn rất khó. Do đó, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền về tác dụng, ý nghĩa của hoạt động GDTC và thể thao trường học.
Tiếp theo, cần đổi mới chương trình và kiểm tra đánh giá môn Giáo dục thể chất. Đội ngũ giảng dạy bộ môn GDTC cần được bổ sung và bồi dưỡng kịp thời. Phát triển phong trào rèn luyện thể chất thể thao cho học sinh, nhất là trong dịp hè. Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ các hoạt động GDTC và thể thao trường học. Đẩy mạnh cơ chế xã hội hóa trong hoạt động thể thao trường học.
Đại diện đến từ Trung tâm Giáo dục thể chất - ĐHQG Hà Nội cũng bày tỏ đồng tình với Bộ GD&ĐT về tiêu chí đánh giá thể chất thể lực học sinh. Đánh giá chuẩn đầu ra cần được thực hiện khách quan, khoa học. Ta nên xây dựng chương trình, phương pháp giáo dục và kiểm tra đánh giá theo chuẩn đầu ra...
Phát biểu kết luận hội thảo, Thứ trưởng Ngô Thị Minh hoan nghênh và đánh giá cao những ý kiến chia sẻ, góp ý đầy trách nhiệm từ các đại biểu. Tất cả đều hướng tới mục tiêu làm sao để có thể triển khai thật hiệu quả công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong trường học. Vị thế của môn Giáo dục thể chất trong trường học ngày càng được khẳng định. Bộ GD&ĐT sẽ tiếp thu đầy đủ các kiến nghị để có phương án phối hợp đồng bộ với các cơ quan liên quan để phát triển công tác giáo dục thể chất và thể thao trong trường học.
Học sinh THCS, THPT muốn chuyển trường cần làm thủ tục gì? Theo quy định mới của Bộ Giáo dục-Đào tạo, học sinh THCS, THPT được chuyển trường khi chuyển nơi cư trú theo cha mẹ hoặc người giám hộ, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có lý do chính đáng. (Nhấp chuột để xem kích thước chuẩn)