Michiyo: ‘Nếu vào tay tôi Nam Thành đã không tệ đến thế!’
Là biên đạo múa người Nhật, gốc Việt, 13 tuổi Michiyo Phạm Ngà đã khăn gói đến đất nước của Hoa anh đào xa xôi khổ luyện vì trót đam mê nghệ thuật múa. Thành danh, đi biểu diễn khắp nơi trên thế giới và khi về nước theo dõi cuộc thi “Bước nhảy hoàn vũ”, Michiyo thẳng thắn nhìn nhận những điểm mạnh, yếu của cuộc thi.
Theo Michiyo Phạm Ngà, nếu Trương Nam Thành rơi vào bàn tay biên đạo phù thủy của cô thì anh sẽ không tệ đến thế. Với Minh Hằng, nếu Minh Hằng rơi vào tay cô, thì Minh Hằng sẽ ở một đẳng cấp khác biệt. Khác biệt cả về ý tưởng lẫn kĩ thuật, sẽ là một Minh Hằng độc, lạ mà còn “điên” nữa.
- Qua các bài thi trong đêm bán kết vừa rồi của Minh Hằng và Trương Nam Thành, Michiyo Phạm Ngà nhận thấy khả năng khiêu vũ của ai nổi trội hơn và ai có khả năng dành chiến thắng nhiều hơn? Michiyo hãy phân tích cụ thể, tỉ mỉ từng khía cạnh khả năng khiêu vũ, biên đạo bài thi của Minh Hằng và Trương Nam Thành?
- Minh Hằng trong bài 1 của bán kết tuần 9 phải nói là cô ấy khá hơn rất nhiều so với các vòng thi trước. Thường thì các điệu nhảy trong dance sport đều đã có quy luật chung, phần còn lại là do sáng tạo thêm của biên đạo, để sao cho bài diễn được đặc sắc hơn, vượt trội hơn. Với phần thi bài 1 này, so về mặt bằng chung, phổ thông, thì biên đạo của Minh Hằng đã chọn cho cô ấy những động tác “khó”, Minh Hằng cũng hoàn toàn thể hiện khá tốt các động tác đó.
“Minh Hằng lần này lạm dụng nhiều vào kĩ thuật mà quên đi những sự “mềm mại”, thiếu một chút “lặng” trong bài, và chưa thấy cái “hồn” chưa hòa quyện giữa điệu nhảy và âm nhạc. Minh Hằng còn quá cứng, vẫn chỉ là biểu diễn chứ không có cái ” thần” và nhập tâm nhuần nhuyễn từ bên trong”.
Để chuyển hóa các động tác khó vào một bài nhảy đã có quy luật, nhằm mục đích sáng tạo, bớt gây nhàm chán cho khán giả và làm đẹp thêm cho bài nhảy, thì điều này không phải dễ, không phải ai cũng làm được. Tôi cho rằng bài nhảy được biên đạo hài hòa, khá ổn. Tuy nhiên, Minh Hằng lần này lạm dụng nhiều vào kĩ thuật mà quên đi những sự “mềm mại”, thiếu một chút “lặng” trong bài, và chưa thấy cái “hồn” chưa hòa quyện giữa điệu nhảy và âm nhạc.
Minh Hằng còn quá cứng, vẫn chỉ là biểu diễn chứ không có cái ” thần” và nhập tâm nhuần nhuyễn từ bên trong. Tất nhiên, với riêng tôi thì những động tác của Minh Hằng cũng chưa có gì quá xuất sắc, chọn dance sport để diễn, thì bộ môn này cũng không có nhiều đất diễn và không khai thác hết được những động tác khó và hay hơn thế nữa.
Nhưng với một vũ công nghiệp dư, tập một thời gian ngắn mà làm được như Minh Hằng thì cô ấy cũng thuyết phục tôi ở phần này. Minh Hằng bài 2: với phần thi này thì tôi rất thích Minh Hằng ở một điểm, đó là cô ấy rất thông minh, thông minh chọn cho mình một nội dung hay, mà có nội dung hay thì mới có cái để mà diễn hay. Ở phần này Minh Hằng có nhiều động tác khó và khá đẹp, và cô ấy cũng diễn xuất tốt cái hồn ở phần này. Tôi khá thích.
“Với phần thi này thì tôi rất thích Minh Hằng ở một điểm, đó là cô ấy rất thông minh, thông minh chọn cho mình một cái nội dung hay, mà có nội dung hay thì mới có cái để mà diễn hay”.
Nhưng cụ thể, chi tiết trong bài nhảy thứ hai này Minh Hằng vẫn để lộ những điểm yếu mà hoàn toàn có thể khắc phục được, đó là đường đi trên sân khấu của bài chưa đẹp, các động tác hơi bị rối, nhìn không rõ ràng lắm. Với nam thí sinh Trương Nam Thành phần tango: xem Trương Nam Thành biểu diễn phần này, tôi đã thấy buồn cười, những bước đi của anh ta lù rù như một ông già, các động tác giơ tay, đi hay dừng lại đều không rõ ràng, không dứt khoát, không có hồn. Một tay của Trương Nam Thành phút 1:41 bị trơ trên sân khấu mà không diễn, động tác hơi quỳ gối ở phút 1:23 quá vô hồn, tay giơ lên không nhịp nhàng không nhuần nhuyễn với nhạc, hơi giả không chạm được đến khán giả, cảm giác như quên bài, động tác lắc lắc cái đầu ở phút thứ 1: 45 thật quá xấu và không toát lên được cái đẹp của động tác.
Tuy nhiên, Trương Nam Thành biểu cảm tốt khuôn mặt đoạn đầu, và sức khỏe của anh ấy đủ tốt để đỡ bạn diễn. Nói chung, phần thi của Trương Nam Thành chưa có gì đặc sắc. Trương Nam Thành với điệu nhảy paso doble: ở phần thi này, tôi phải công nhận anh ta khá hơn nhiều so với bài thi tango, anh nhảy nhuần nhuyễn hơn, động tác cũng có khá đẹp hơn so với những bài trước, thể hiện được sự mạnh mẽ, nam tính trong điệu nhảy, bài diễn rất ngọt và không mắc lỗi. Nhưng tôi cho rằng thành công của Trương Nam Thành, phần lớn là nhờ vào cô bạn diễn, cô ấy diễn quá chuẩn, mềm mại, dứt khoát, đẹp, khiến cho bài của anh ấy đẹp theo.
Còn nếu như tách riêng Nam Thành ra thì không ăn thua, tôi vẫn nhìn thấy giữa kĩ thuật và động tác khó Trương Nam Thành chỉ ăn điểm ở cú nhảy xoay cao, ngoài ra không có gì đắt giá trong bài. So với Minh Hằng, cô ấy có nhiều động tác khó và đẹp hơn, ít ai làm được như cô ấy.
“Xem Trương Nam Thành biểu diễn phần này, tôi đã thấy buồn cười, những bước đi của anh ta lù rù như một ông già, các động tác giơ tay, đi , hay dừng lại đều không rõ ràng, không dứt khoát, không có hồn”.
- Phân tích cụ thể vào vai trò của vũ công nam và nữ trong bộ môn dancesport, Michiyo Phạm Ngà hãy cho biết, nhiệm vụ của ai nặng nề hơn? Trương Nam Thành vừa dẫn dắt bạn nhảy vừa nhập tâm nhảy cho thuộc bài, nhảy cho đẹp, hơn nữa anh ấy là một người mẫu, lần đầu khiêu vũ, nếu anh ta giành cúp vô địch có xứng đáng hơn Minh Hằng không?
- Trong dance sport thì nam được gọi là “trụ,” nữ được gọi là “con”. Trong bất kể múa của bất kể loại hình nào, cũng bắt buộc có “trụ và con”. “Trụ” là người đòi hỏi có sức khỏe tốt và nâng đỡ bạn diễn, kĩ thuật không cần quá nhiều, chỉ cần đủ để không bị “phô” là được.
Còn “con” là người diễn chính, đòi hỏi phô trương kĩ thuật diễn tốt và sức khỏe cũng phải cực tốt, để lăn lộn biểu diễn cho khán giả xem và thấy đẹp mắt. Vì vậy, trong bài múa, cả 2 yếu tố này đều rất quan trọng, nếu không cân “sức”, cân ” tài” thì bài diễn không thành công. Tuy nhiên, phần quan trọng hơn là phần “con” vì nếu “con” mà không diễn được những động tác khó, không dám làm những động tác nguy hiểm, không có sức khỏe để làm những điều đó, không diễn tốt, không có hồn, không thuộc bài thì khán giả sẽ xem cái gì?
Vì thế, trách nhiệm nặng nề trên sân khấu vẫn nghiêng về phần “con” tức là người biểu diễn chính. Giữa Minh Hằng và Trương Nam Thành một người là số 8, còn một người chỉ là số 6. Minh Hằng đã thông minh, sáng tạo, và sử dụng nhiều kĩ thuật hơn Trương Nam Thành. Tôi không có điểm 10 cho hai người này.
“Tôi cho rằng thành công của Trương Nam Thành, phần lớn là nhờ vào cô bạn diễn, cô ấy diễn quá chuẩn, mềm mại, dứt khoát, đẹp, khiến cho bài của Trương Nam Thành đẹp theo.”
- Dựa vào khả năng của Minh Hằng và Trương Nam Thành, nếu như có một lời đề nghị Michiyo dàn dựng và biên đạo bài thi cho họ, chị có cho rằng, bàn tay phù thủy của Michiyo sẽ biến họ lên đỉnh cao hơn nhiều so với họ ở hiện tại hay không?
- Các diễn viên múa của tôi trên thế giới và Việt Nam, họ đều xuất phát từ những kĩ thuật đơn giản và sau đó được tôi biến hóa cho họ trở thành điêu luyện, độc, kì lạ và điên. Tôi thích Minh Hằng, nếu cô ấy rơi vào tay tôi, thì Minh Hằng sẽ ở một đẳng cấp khác biệt. Khác biệt cả về ý tưởng lẫn kĩ thuật, tôi sẽ làm cho cô ấy độc, lạ mà còn “điên” nữa.
Video đang HOT
Minh Hằng có khả năng làm được hay hơn thế nữa, còn những gì cô ấy đang thể hiện, thực sự tôi chưa “sướng”, vì cô ấy chưa ” thoát ” hẳn ra. Cô ấy vẫn múa như một cái máy và khuôn khổ. Những gì tôi nhận xét “được” về cô ấy chỉ là ở mức nghiệp dư và phổ thông thôi, tôi không đánh giá cao người biên đạo bài cho cô ấy.
Với Trương Nam Thành, anh ấy cũng là người có khả năng, nhìn qua là biết, nhưng khẳng định là người biên đạo bài cho anh quá hời hợt, không cố tìm cho anh động tác đắt, để anh ghi điểm, nếu là tôi, Trương Nam Thành sẽ không tệ đến thế.
– Nhìn chung về cách biên đạo, ý tưởng dàn dựng bài thi cho các thí sinh của cuộc thi, Michiyo đánh giá thế nào về chất lượng của người biên đạo bài cho các thí sinh? Họ làm như vậy đã tốt chưa? Hoặc họ biên đạo không làm cho thí sinh có cơ hội thể hiện tốt hơn nữa?
-Về cách biên đạo múa cho các thí sinh chỉ ở mức khá về mọi mặt, không tốt và cũng không xuất sắc. Các kĩ thuật múa ở mức quá phổ thông, không có gì vượt trội và đẳng cấp, bài diễn nhìn không được sang, không lạ, khó có, đẹp có, nhưng mà cái tôi cần nữa phải là khó hơn, trong đó không thể thiếu “độc, lạ và điên”. Cách biên đạo như thế này, mặt bằng trong nước thì gọi là chấp nhận được, so với quốc tế thì chưa ăn thua gì.
“Tôi thích Minh Hằng, nếu cô ấy rơi vào tay tôi, thì Minh Hằng sẽ ở một đẳng cấp khác biệt. Khác biệt cả về ý tưởng lẫn kĩ thuật, tôi sẽ làm cho cô ấy độc, lạ mà còn “điên” nữa”.
Nhưng tôi thấy, ở Việt Nam biên đạo được như ở phần thi này, thì họ cũng có cố gắng nhiều và đang dần phát triển lên, các biên đạo đã có tư duy tốt, và có kĩ năng thực sự. Tôi ghi nhận, vì biên đạo cho chuyên nghiệp rất dễ, chứ biên đạo cho nghiệp dư rất mệt và gặp nhiều khó khăn, không kiên trì thì cũng không thể biên đạo cho những người nghiệp dư được. Cuối cùng, vẫn phải cám ơn những người biên đạo này, họ làm cho bài thi của thí sinh được đẹp và sinh động hơn.
– Trong các thành viên BGK, nhận xét và đánh giá cho điểm, Michiyo thấy vị giám khảo nào nhận xét chuẩn xác về chuyên môn và cho điểm đúng với nội dung bài thi của các thí sinh?
- Tôi thấy Khánh Thi là người có nhận xét khá chuẩn về chuyên môn, cô ấy nhận xét hoàn toàn thuyết phục tôi, nhưng đôi khi Khánh Thi cho điểm quá tay với thí sinh mà cô ấy yêu thích. Chí Anh nhận xét cũng rất chuẩn về những quan điểm của riêng anh, nhưng anh lại chỉ hay chú tâm về những thứ bên ngoài (lửa, nhạc, …) mà anh không ghi nhận nhiều về những công sức, kĩ thuật, hay sáng tạo thực sự của thí sinh. Phần này tôi cho là quan trọng hơn!
Tôi không đồng ý Chí Anh nói Minh Hằng múa như xiếc trong phần thi bài tango tuần 9. Trên thế giới một số động tác trong xiếc được đưa vào múa, nhảy từ rất lâu rồi, và đấy là những kĩ thuật khó để đánh bật những tiết mục múa bình dân, kĩ năng dựng bài của tôi cho các diễn viên múa bây giờ, vẫn sử dụng động tác khó trong xiếc.
Xiếc là bộ môn nghệ thuật trình diễn, vì vậy xiếc có quyền đưa vào múa, vấn đề là làm sao cho hài hòa và đẹp mắt. Bất kể thứ gì hay, đẹp, khó, lạ, đắt trong cuộc sống đều có thể đưa vào múa, không chỉ riêng xiếc, miễn là đưa vào sao cho chuẩn và không phản cảm là được. Còn các BGK khác tôi thấy có nhạc sĩ Hồ Hoài Anh nhìn nhận khá tốt về dance.
- “Bước nhảy hoàn vũ” là một phiên bản quốc tế, đưa về Việt Nam tổ chức, từng theo dõi một số đêm thi, Michiyo Phạm Ngà có thể nhận xét, đánh giá về chất lượng cuộc thi này so với quốc tế như thế nào? Chất lượng có kém xa quốc tề nhiều không? Việt Nam tổ chức như vậy có ổn hay không?
- So với Việt Nam thì tôi thấy chương trình này đang thu hút khán giả, so với phiên bản quốc tế thì họ hơn hẳn mình, vì họ có nhiều sự đầu tư và hỗ trợ về kinh tế, về mọi mặt. Nhưng như thế này cũng là cả sự cố gắng của game show nước nhà rồi.
Theo Phunutoday
'Anh Thư nhảy dancesport như người đánh karate'
Theo nhận xét của nghệ sĩ múa Việt Nam đang hoạt động ở Nhật Bản - Michiyo Phạm Ngà, Minh Hằng bị chê "múa đương đại kinh quá", còn Anh Thư bị đánh giá là nhảy quá chậm, lề mề.
Michiyo Phạm Ngà.
- Ở chương trình Bước nhảy hoàn vũ, chị đã xem bài nhảy của ai và có nhận xét gì về động tác, biên đạo, chất lượng... của bài nhảy đó?
- Tôi mới xem bài nhảy của người mẫu Anh Thư và Minh Hằng trong đêm thi thứ 7 và thứ 8.
Với bài nhảy của Anh Thư trong đêm thứ 8, điểm nổi bật nhất tôi thấy đó là Anh Thư đã sao chép 2 động tác Minh Hằng đã nhảy trong đêm thi thứ 7 là bạn nhảy bê và Anh Thư giơ chân lên cao vẫy vẫy. Trong múa, người ta kỵ nhất là sự trùng lặp về động tác.
Đặc biệt, cảm nhận về sự di chuyển và thể hiện bài nhảy, tôi thấy sức khỏe của Anh Thư quá yếu. Với sức khỏe này, Anh Thư múa những động tác dân gian còn khó chứ đừng nói là nhảy dance sport. Những động tác Anh Thư thể hiện quá chậm, quá lề mề.
Tôi không biết người biên đạo bài nhảy cho Anh Thư là ai nhưng biên đạo rất xấu, các động tác không được rõ ràng và quá cứng. Động tác không có động tác đắt, không có động tác đẹp.
Nếu một bài nhảy có thời gian 2 phút, ít nhất cũng phải có 3 động tác đẹp nhất để buộc khán giả phải vỗ tay và ngưỡng mộ. Nhưng bài nhảy của Anh Thư từ đầu đến cuối rất bình thường và không có gì là đắt cả.
Tóm lại, toàn bộ bài nhảy của Anh Thư trong đêm thi thứ 8 là mặt bài không có gì đặc sắc, kỹ thuật không tốt, biên đạo bài không đẹp, bị lặp lại nhiều lần các động tác khác nhau. Đặc biệt, nhìn chị ấy nhảy là biết không có sức khỏe, sức khỏe không tốt.
- "Bước nhảy hoàn vũ" không phải là sân chơi của những người chuyên nghiệp, đây là cuộc thi dành cho các người mẫu, diễn viên, ca sĩ... kết hợp với một vũ công chuyện nghiệp của nước ngoài. Với Anh Thư, chị nhận xét cô ấy ở góc độ người mẫu lần đầu nhảy dance sport, một bài thi của họ chỉ được tập luyện từ 1-2 tuần?
- Nếu như chỉ có 1 đến 2 tuần để tập luyện cho bài thi thì bài nhảy của Anh Thư tạm được nhưng người biên đạo bài cho chị ấy vẫn không đẹp.
Cũng có thể, người biên đạo cảm nhận về khả năng của chị Thư có đến đấy thôi nên phải biên đạo bài cho phù hợp với khả năng và sức khỏe của chị ấy.
Với người biên đạo giỏi, họ nhanh nhạy, khi biên đạo cho người không chuyên nhưng người ta có khả năng tốt thì vẫn có những động tác khó trong bài nhảy.
Tuy nhiên, có thể trong quá trình tập luyện người biên đạo nhận ra Anh Thư không thể làm được những động tác khó, đòi hỏi kỹ thuật cao thì đành để chị ấy thực hiện những động tác bình thường cả bài vậy thôi.
Phần trình diễn nhận được 38 điểm của Minh Hằng.
- Về trang phục biểu diễn của Anh Thư, chị có thấy phù hợp với nội dung điệu nhảy không?
- Tôi thấy Anh Thư mặc vậy là đẹp, đã khiêu vũ hay múa thì trang phục phải gợi cảm, gợi cảm thì mới giúp người diễn viên dễ dàng thoát xác!
- Chị đã xem Anh Thư nhảy trong cả đêm thi thứ 7, chị thấy bài nhảy đó của Anh Thư có ổn không?
- Nói chung, trong đêm thi thứ 7, cái Anh Thư bộc lộ ra vẫn là sức khỏe yếu. Tuy nhiên, ở đêm thi này, Anh Thư lại thực hiện được hai động tác khó và rất đẹp, ít ai có thể làm được là một động tác loan chân, xoay người và động tác đổ người về phía sau.
Động tác giữ cứng người và đổ người về phía sau cực kỳ khó, tôi đánh giá rất cao động tác này, kể cả những người có chuyên môn cũng khó thực hiện.
Nhưng nhìn tổng quát, Anh Thư nhảy dance sport không khác gì người tập thể dục, hay như người đấm bốc và thậm chí giống cả người chuẩn bị đánh karate.
Anh Thư ở tuần thi thứ 8.
- Chị nhận xét về bài nhảy của Minh Hằng trong đêm thi thứ 8 như thế nào?
- Minh Hằng trong đêm thi thứ 8 rất ổn và bài nhảy nhuần nhuyễn, người biên đạo bài cũng đẹp. Minh Hằng nhảy có hồn, diễn tốt, thuộc bài nhưng để nói về những động tác khó, tôi không thấy. Người biên đạo bài cho Minh Hằng khá ổn, vừa sức, liền mạch và rất khắt khe. Một người không chuyên mà nhảy được như vậy là ổn rồi.
Tuy nhiên, Minh Hằng trong đêm thi thứ 7, thực hiện bài múa đương đại thì kinh quá, không ăn thua.
- Vì sao bạn lại nhận xét Minh Hằng múa đương đại "kinh quá"?
- Nội dung trong bài của Minh Hằng là một cặp tình nhân chuẩn bị chia tay nhau, vì quá lưu luyến tưởng chừng sẽ không rời xa được nhưng cuối cùng người con gái vẫn dứt áo ra đi.
Tuy nhiên, những gì Minh Hằng thể hiện lại không liên quan đến nội dung. Một người, đã múa đương đại, phải hiểu nội dung và diễn đạt tâm trạng theo đúng nội dung dàn dựng. Nhưng Minh Hằng chỉ mở bài và kết bài là đúng nội dung, còn thân bài thì chả liên quan gì hết.
Thân bài, Minh Hằng toàn múa linh tinh không thể hiện được nội dung liên quan đến cuộc chia tay. Minh Hằng không thể hiện được sự nhớ nhung người yêu khi chuẩn bị chia tay, đồng thời cô ấy còn dùng nhiều sức quá để thể hiện nên không có sự mềm mại trong múa.
Trong bài thi, Minh Hằng sử dụng quá nhiều động tác mạnh làm khán giả bị mệt, bị co cứng. Tuy nhiên, mỗi người có một quan niệm khác nhau nhưng với tôi, đã múa là phải mềm mại, uyển chuyển mềm mại với cả những động tác khó và cứng.
Kể cả cái cách biên đạo bài cũng không đẹp, không có sự rõ ràng dừng là dừng luôn, múa là múa. Minh Hằng múa loằng ngoằng và không có điểm dừng.
Nhưng không thể phủ nhận sự cố gắng của Minh Hằng, dù không chuyên nhưng cô ấy vẫn chọn những động tác khó, với một người nghiệp dư phải dùng sức để bật lên là rất mệt. Tiếc rằng Minh Hằng làm chưa tới và chưa đẹp.
Đặc biệt, tôi thấy động tác Minh Hằng bay lên, quắp chân vào cổ người yêu vô duyên một cách kinh khủng. Nếu biết nhảy, chẳng ai lại nhảy lên ôm bạn nhảy như Minh Hằng. Nếu có nhảy người ta cũng chả thực hiện xấu như thế.
Minh Hằng ở tuần thi thứ 7.
- Giám khảo Trần Ly Ly nhận xét: "Múa không khó bằng chạy, chạy và đi ra ở sân khấu là thể hiện anh có học hay không?". Vì vậy, Ly Ly đánh giá rất cao về động tác Minh Hằng chạy vào ôm và bay lên quắp chân vào cổ bạn nhảy trong bài múa đương đại. Theo chị, giám khảo Trần Ly Ly là biên đạo múa nhận xét về động tác này có chính xác không?
- Ly Ly đánh giá cao động tác chạy của Minh Hằng thì trình độ của Ly Ly buồn cười quá.
Tôi thấy, chính nhạc sĩ Hồ Hoài Anh không chuyên nghiệp về múa nhưng lại đưa ra những lời nhận xét đúng. "Dáng người Minh Hằng chạy từ chỗ này đến chỗ kia không giống như một diễn viên múa. Minh Hằng lon ton, lon ton chạy ra!".
Giám khảo Trần Ly Ly khen người biết múa là phải biết chạy, tôi thấy câu nhận xét này rất vô duyên, vô duyên một cách kinh điển.
Trong múa, việc chạy hay đi đều không quan trọng, với múa đương đại người múa nghĩ gì là phải làm nấy. Nếu anh muốn ngồi thì anh cứ ngồi thẳng xuống, nếu muốn đứng là đứng, không có cái gì khó hơn cái gì cả. Đã là múa thì cái gì cũng khó.
Uốn dẻo, xoạc, phiên thân, làm động tác trên cao cần dùng nhiều kỹ thuật mới thực sự là khó. Vì thế, đi, đứng, ngồi là những động tác dễ nhất trong múa rồi, không có gì đáng để khen cả.
Tôi thấy, những nhận xét của Ly Ly khen Minh Hằng hoàn toàn không hợp lý, không có giá trị. Nếu một người làm nghề mà đưa ra những lời khen như vậy càng không có giá trị.
Với những diễn viên múa giỏi, thậm chí người ta múa giỏi tới mức không cần hồn, theo tôi, có thể Ly Ly cho rằng Minh Hằng thể hiện được cái hồn khi ôm bạn nhảy. Đúng, có hồn thật nhưng nó chỉ là 0,01% của múa thôi. Nếu so với động tác khó, có kỹ thuật bay lên thì động tác bay sẽ có giá trị gấp 100 lần cái ôm.
Giám khảo Bước nhảy hoàn vũ Trần Ly Ly.
- Theo chị, bài nhảy của Minh Hằng trong tuần 7 có những điểm gì đáng được khen?
- Có hai động tác tung hứng trên cao, Minh Hằng làm không tới nhưng tôi cho rằng đó là những động tác khó và được đánh giá điểm cao.
- Có phải khó so với phổ thông, với những người không chuyên?
- Đúng, khó so với phổ thông. Tôi nghĩ, mình phải đánh giá cái người ta phải bỏ công, bỏ sức ra chứ không phải là một cái đi. Đi, chạy như thế thì trẻ con lớp 1 nó cũng đi được, không học gì người ta cũng đi được.
Ly Ly đánh giá múa không khó bằng chạy và đi, hai cái này người nghiệp dư họ không học cũng làm được. Hay dân nghiệp dư văn phòng, mình dựng bài cho họ, họ cũng làm được. Một câu nhận xét không có chuyên môn, không có giá trị trong nghề.
Cái Minh Hằng đáng được khen là hai động tác trên không. Những động tác này không phải ai cũng làm được.
Michiyo Phạm Ngà, sinh năm 1989, trở thành một trong những nghệ sĩ múa đương đại đầu tiên của Việt Nam thành công và được đánh giá cao tại nước ngoài với nhiều giải thưởng danh giá như: Giải xuất sắc Đương đại Châu Á - Thái Bình Dương năm 2003, giải triển vọng đương đại tại Pháp 2004, giải tài năng trẻ hội diễn châu Á ở Singapore 2006, giải nhì Biên đạo múa xuất sắc cho Cinevox epic freestyle 2007, giải Biên đạo múa đương đại tài năng tại Cloud gate dance theatre of TAIWAN- Trung Quốc năm 2009. Là diễn viên kiêm biên đạo của Trung tâm ca múa nhạc Asia (Tokyo) Nhật, lưu diễn nhiều nơi, nhiều nước trên thế giới nhưng Michiyo Phạm Ngà vẫn trở về Việt Nam ngày một dày hơn để khoác lên một hình ảnh khác cho múa đương đại Việt.
Theo Phunutoday
"Tôi tự tin 50% thắng Minh Hằng" "Thành vẫn tự tin mình có đến 50% cơ hội để giành chiến thắng trước Minh Hằng. Tuy ngay từ đầu Minh Hằng luôn được mọi người kỳ vọng và đánh giá cao, nhưng Thành vẫn thấy mình may mắn hơn vì không bị dư luận &'soi' quá kỹ và có thời gian để dần khẳng định mình qua mỗi vòng thi" Không...