Merkel: WHO là ‘đối tác không thể thiếu’
Thủ tướng Đức Angela Merkel ủng hộ hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới, khẳng định tổ chức này là đối tác “không thể thiếu”.
“Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là đối tác không thể thiếu và chúng tôi ủng hộ họ làm các nhiệm vụ của mình”, Merkel nói tại quốc hội Đức ngày 23/4.
Đức hiện ghi nhận hơn 148.000 ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 5.000 ca tử vong. Chính quyền Merkel tuần trước tuyên bố bước đầu thành công trong cuộc chiến Covid-19 và sẽ dần nới lỏng phong tỏa. Tuy nhiên, giới chức đề nghị người dân vẫn phải duy trì cách biệt cộng đồng, đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và khi đi mua sắm.
Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu tại phiên họp quốc hội ở Berlin, ngày 23/4. Ảnh: Reuters.
Uy tín của bà Merkel tăng vọt trong khủng hoảng Covid-19 khi đa số người dân đồng tình với phản ứng bình tĩnh và thận trọng của bà trước dịch bệnh. Theo cuộc khảo sát do mạng lưới truyền hình Đức ARD công bố hôm 2/4, 64% người dân hài lòng với các biện pháp kiểm soát dịch của nữ lãnh đạo “thép”.
Video đang HOT
Tuyên bố được Merkel đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Trump hôm 14/4 thông báo sẽ cắt ngân sách cho WHO với lý do tổ chức này đã che giấu tính nghiêm trọng của Covid-19 ở Trung Quốc.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói ông “lấy làm tiếc về quyết định của Tổng thống Trump”, nhưng kêu gọi cả thế giới đoàn kết chống lại đại dịch. WHO vẫn đang đánh giá tác động của động thái này và sẽ “cố gắng lấp đầy bất kỳ khoảng trống nào với các đối tác”.
Trump trước đó cho biết Washington cấp ngân sách 400-500 triệu USD mỗi năm cho WHO, trong khi Bắc Kinh “chỉ đóng góp gần 40 triệu USD”, cáo buộc tổ chức này nhận tiền tài trợ lớn từ Mỹ nhưng “thiên vị Trung Quốc”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm nay đăng Twitter thông báo nước này đóng góp thêm 30 triệu USD cho WHO nhằm hỗ trợ chống Covid-19 ở các nước đang phát triển. Bắc Kinh trước đó bày tỏ “cực kỳ lo ngại” về quyết định cắt ngân sách WHO của Trump, kêu gọi Washington thực hiện nghĩa vụ với tổ chức này.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng phản đối hành động cắt ngân sách cho WHO, cho rằng cộng đồng quốc tế cần hợp tác để ngăn chặn hậu quả của Covid-19.
210 quốc gia, vùng lãnh thổ đã xuất hiện Covid-19, sau khi dịch khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 12/2019, khiến hơn 2,6 triệu người nhiễm, hơn 184.000 người tử vong. Mỹ và châu Âu đang là những vùng dịch lớn nhất toàn cầu.
Mai Lâm
Trung Quốc góp thêm 30 triệu USD cho WHO
Trung Quốc cho biết đóng góp thêm 30 triệu USD cho WHO nhằm hỗ trợ chống Covid-19 ở các nước đang phát triển.
"Trung Quốc quyết định góp thêm 30 triệu USD tiền mặt cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm hỗ trợ nỗ lực chống Covid-19 toàn cầu, đặc biệt là cải thiện hệ thống y tế tại những nước đang phát triển. Vào thời điểm then chốt này, hỗ trợ WHO chính là ủng hộ chủ nghĩa đa phương và đoàn kết toàn cầu", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh viết trên mạng xã hội Twitter hôm nay.
Quan chức Trung Quốc cho biết đây là lần thứ hai nước này góp ngân sách cho WHO trong hơn một tháng qua, với tổng số tiền khoảng 50 triệu USD. "Chúng tôi từng góp 20 triệu USD cho WHO hôm 11/3", bà Oánh cho biết thêm.
Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh họp báo tại Bắc Kinh tháng 9/2019. Ảnh: Xinhua.
Bắc Kinh trước đó bày tỏ "cực kỳ lo ngại" về quyết định cắt ngân sách WHO của Tổng thống Mỹ Donald Trump, kêu gọi Washington thực hiện nghĩa vụ với tổ chức này. "Quyết định này của Mỹ sẽ làm suy yếu năng lực của WHO và gây xói mòn hợp tác quốc tế chống lại dịch bệnh", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng phản đối hành động cắt ngân sách cho WHO, cho rằng cộng đồng quốc tế cần hợp tác để ngăn chặn hậu quả của Covid-19.
Trump trước đó cho biết Washington cấp ngân sách 400-500 triệu USD mỗi năm cho WHO, trong khi Bắc Kinh "chỉ đóng góp gần 40 triệu USD", cáo buộc tổ chức này nhận tiền tài trợ lớn từ Mỹ nhưng "thiên vị Trung Quốc" và cho rằng Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus "chính trị hóa nCoV".
Jack Chow, đại sứ Mỹ về ứng phó HIV/AIDS toàn cầu dưới thời tổng thống George W. Bush, cảnh báo việc Mỹ cắt đóng góp cho WHO sẽ làm ảnh hưởng của Trung Quốc tiếp tục được mở rộng trong tổ chức.
Covid-19 xuất hiện tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Vũ Hán tháng 12/2019, khiến hơn 2,6 triệu người nhiễm và hơn 184.000 người tử vong.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm nay cho biết Trung Quốc đại lục ghi nhận thêm 10 ca nhiễm nCoV và không có thêm ca tử vong nào, nâng tổng số lên 82.798 ca nhiễm và 4.632 ca tử vong. Trung Quốc được cho là đã kiểm soát tốt đại dịch và dần nới lỏng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt.
Vũ Anh
WHO tính toán thời gian chính xác có vaccine đầu tiên chống Covid-19 Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Nga Melita Vujnovich kể về việc điều chế vaccine ngừa Covid-19 trên sóng đài phát thanh "Tiếng vọng Moskva". Đại diện WHO cho biết nếu mọi việc thuận lợi, phải mất từ 12-18 tháng mới hoàn tất thử nghiệm vaccine chống Covid-19. Bà cho biết hiện nay đã có 67 mẫu vaccine, ba...