Merkel tố Nga ‘vi phạm trật tự hòa bình’
Thủ tướng Đức Merkel hôm qua tỏ ý sẵn sàng đối đầu lâu dài với Tổng thống Nga Putin về cuộc khủng hoảng Ukraine, và bày tỏ lo ngại rằng Moscow “vi phạm trật tự hòa bình”.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Zuma Press
“Chúng ta cần kiên nhẫn và giữ vững sức mạnh để vượt qua khủng hoảng”,Bloomberg dẫn lời bà Merkel nói tại Quốc hội Đức hôm qua.
Bà Merkel cho rằng “không có lời nào bào chữa cho Nga” trong việc sáp nhập bán đảo Crimea, cũng như “sự can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào chiến sự ở Donetsk và Luhansk, và “Nga đang vi phạm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”. Bà khẳng định rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế với Moscow là không thể tránh khỏi.
Vốn là chính trị gia điềm tĩnh và có mối quan hệ tốt với Nga, bà Merkel hôm qua sử dụng những lời lẽ được báo chí thế giới đánh giá là cứng rắn nhất từ trước đến nay. Merkel nói rằng các hành động của Nga đe dọa “trật tự hòa bình quốc tế và vi phạm luật pháp quốc tế”.
Những tuyên bố phát đi từ Nga cũng cứng rắn không kém. Tổng thống Nga Putin hôm qua, phát biểu trước một hội nghị của các tướng lĩnh, khẳng định “nước Nga không đe dọa ai”. Ông nói rằng Moscow đang tránh bị lôi kéo vào “trò chơi địa chính trị, trò kích động hay xung đột, cho dù ai đó rất muốn lôi (nước Nga) vào”.
“Điều cần thiết là phải bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Nga, bảo đảm an ninh của các đồng minh”, Putin nói, không nhắc đến tên cụ thể đồng minh nào.
“Xa cách lâu dài”
Bà Merkel bày tỏ sự thất vọng với ông Putin khi nói Đức “đã không tiếc một nỗ lực nào” để tìm giải pháp ngoại giao trong các cuộc thảo luận với Nga, gồm cả Hội nghị G20 mới đây tại Australia. Thủ tướng Đức được cho là dành đến gần 6 giờ đồng hồ để thảo luận kín với ông Putin bên lề hội nghị G20 hôm 16/11, tập trung vào chủ đề Ukraine.
Theo Reuters, các quan chức chính phủ Đức cho hay hiện giờ họ “hết ý tưởng” về việc có thể khiến Putin thay đổi trong vấn đề Ukraine. Các kênh liên lạc Đức – Nga vẫn mở, nhưng Berlin đang sẵn sàng cho một “sự xa cách lâu dài”, giống như thời Chiến tranh Lạnh.
Video đang HOT
“Tôi nghĩ chúng tôi cần chuẩn bị cho một sự xung đột kéo dài trong khi Nga sẽ dùng mọi cách để làm theo ý họ”, Norbert Roettgen, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức nói. Ông cũng là thành viên đảng Bảo thủ của bà Merkel.
Theo Roettgen, Berlin đang trong “trò chơi chờ đợi”, tất cả những gì họ có thể làm là theo dõi tình hình ở đông Ukraine và chuẩn bị để phản ứng.Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho rằng “mối quan hệ với Nga rõ ràng cần phải được vẽ lại.”
Trong khi đó tại Ukraine, Kiev cáo buộc các phiến quân thân Nga ở miền đông hôm qua vẫn nã súng vào lực lượng của họ. Lệnh ngừng bắn ký hồi tháng 9 liên tiếp bị hai bên vi phạm.
Mới đây các đảng phái ở Ukraine nhất trí về chiến lược gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Việc này đang tạo ra nguy cơ gây căng thẳng hơn nữa với Nga.
Trước các cáo buộc của Kiev và phương Tây về hỗ trợ phe ly khai miền đông suốt từ khi khủng hoảng Ukraine diễn ra, Moscow luôn phủ nhận mối liên quan.
Khánh Lynh
Theo VNE
Khi bà Merkel bó tay trước ông Putin
Thủ tướng Đức Angela Merkel, người có tiếng nói lớn tại Liên minh châu Âu (EU), đã thay đổi chính sách ngoại giao với Nga nhiều lần. Nhưng rốt cục, chính bà và nước Đức lại đang phải đối mặt với nguy cơ bị ông Putin đánh bại, Reuters phân tích.
Bà Merkel (phải) và ông Putin đang căng thẳng - Ảnh: Reuters
Căng thẳng giữa Nga và các nước châu Âu vẫn đang leo thang. Mọi chuyện bắt nguồn từ sự bất ổn tại miền đông Ukraine, nơi Nga được cho đã cung cấp vũ khí và con người cho phe nổi dậy chống chính quyền. Có hay không một cuộc "chiến tranh lạnh" mới, khi EU tuyên bố sẽ trừng phạt Nga? Chỉ biết rằng, tình hình lúc này đã vượt khỏi tầm kiểm soát của Đức - một thành viên cứng rắn nhất trong quan điểm về Nga-Ukraine, Reuters nhận định trong bài viết ngày 25.11.
Ông Putin quá "lạnh lùng"
Hãng tin Reuters cho biết sau 9 tháng nỗ lực ngoại giao theo hướng mềm mỏng với Nga, Thủ tướng Đức Angela Merkel quyết tâm thay đổi chiến lược vào giữa tháng 11 này.
Ngay trước Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Brisbane (Úc) vừa qua, bà Merkel đã có buổi gặp gỡ riêng Tổng thống Nga Vladimir Putin. Theo Reuters, đó là một cuộc gặp khác thường, không trợ lý, không phiên dịch, chỉ là cuộc nói chuyện của 2 người.
Không rõ cuộc nói chuyện ấy là gì, chỉ biết rằng thay vì nghe những "lời hứa suống từ Putin", bà Merkel hỏi thẳng ông Putin muốn gì ở Ukraine.
Ông Putin đang có kế hoạch truyền thông, tranh thủ sự ủng hộ tại châu Âu - Ảnh: Reuters
Ngày 15.11, bà Merkel được hiểu cũng đã tham gia buổi nói chuyện kéo dài 4 tiếng với ông Putin tại Brisbane (bang Queensland, Úc). Lần này, Reuters mô tả đó là màn trao đổi cực kỳ nghiêm túc, với sự tham gia của tân chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker.
Có điều, những gì họ nhận lại từ ông Putin là thái độ trốn tránh, từ chối vốn đã kéo dài từ trước. "Ông ấy tỏa ra nét lạnh lùng. Ông ấy càng lúc càng đi quá xa mà không nhận ra điều ấy", một quan chức nói với Reuters.
Đức chống chọi và chờ đợi
Các quan chức Đức thừa nhận hiện tại họ đã phải thu hẹp phạm vi quan tâm của mình. Thay vì tập trung giải quyết chuyện EU và Nga xung quanh Ukraine, Đức sẽ đối mặt 3 vấn đề chính.
Thứ nhất tại Kiev, nơi Đức phải cố gắng đảm bảo không có sự bất hòa của Tổng thống Petro Poroshenko và thủ tướng Arseny Yatseniuk. Nếu hai người này còn mâu thuẫn, Ukraine sẽ gặp trở ngại về việc cải cách kinh tế, chống tham nhũng và sẽ không thể khiến các nước phương Tây còn lại đồng ý viện trợ.
Thêm nữa, nếu họ tái lập hình ảnh của bộ đôi lãnh đạo cũ Viktor Yushchenko và Yulia Tymoschenko, đó là điều thuận lợi cho những gì ông Putin tính toán.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Nga Putin - Ảnh: Reuters
Thứ hai, bản thân Đức đang phải đấu với... chính mình. Ông Putin được cho đã thực hiện "chiến dịch truyền thông khổng lồ" để thuyết phục nhóm các đảng đối lập thân Nga ở khắp châu Âu phá bỏ thế gọng kìm do Mỹ và Đức dựng lên kìm hãm Nga.
Trong tuần này, Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukaev đang tổ chức cuộc gặp gỡ các doanh nhân thân Nga ở Stuttgart, trung tâm công nghiệp Đức.
Ngoài ra, Reuters cho biết Nga đang tiếp cận với Hungary và Bulgaria, cũng như các quốc gia Balkan, cũng như tranh thủ ủng hộ các đảng đối lập cánh hữu ở châu Âu. Mặt trận Quốc gia Pháp khẳng định vào cuối tuần họ đã được vay 9 triệu euro từ một ngân hàng Moscow.
Nếu Nga thành công, họ sẽ dồn Đức vào chân tường ở mặt trận thứ 3: EU. Lệnh trừng phạt dành cho Nga sẽ hết hạn vào tháng 3 năm sau. Theo ghi nhận của quan chức Đức đến lúc này, Hungary, Ý và Slovakia là những nước không sẵn sàng gia hạn lệnh trừng phạt ấy.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải chuẩn bị cho một cuộc xung đột kéo dài, trong đó Nga sẽ sử dụng tất cả các phương tiện sẵn có của mình", Norbert Roettgen, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Đức và là thành viên của đảng bảo thủ của bà Merkel, nói với Reuters.
"Chúng tôi cơ bản đang chờ đợi," một quan chức Đức giấu tên nói. "Tất cả những gì chúng ta có thể làm là tiếp tục để mắt đến miền đông Ukraine và chuẩn bị phản ứng khi cần".
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Merkel muốn thêm một cuộc đối thoại với Nga Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua khẳng định Nga đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an ninh cho châu Âu, và chủ trương xúc tiến đối thoại giữa lúc quan hệ giữa Moscow và phương Tây leo thang căng thẳng. Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Sputnik "Chúng tôi nhận thức được rằng an ninh...