Mẹo nhỏ để món canh mướp đắng nhồi tôm thịt thanh mát, không bị đắng cho bữa cơm ngày Tết
Canh mướp đắng nhồi tôm thịt sẽ giúp bạn giải ngán trong ngày Tết khi ăn nhiều món ăn dầu mỡ, nhiều thịt.
Mặc dù món canh mướp đắng nhồi tôm thịt khá quen thuộc, tuy nhiên khi nó xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết thì nó lại trở nên ý nghĩa vô cùng.
Đúng như tên gọi của nó món canh khổ qua có ý nghĩa là niềm hy vọng rằng những điều khó khăn, vất vả của năm cũ sẽ qua đi để năm mới sẽ gặp nhiều điều may mắn, thuận lợi hơn.
Ngoài ra món canh mướp đắng nhồi tôm thịt cũng là món canh giải nhiệt, mát và bổ trong những ngày Tết. Nhiều gia đình chọn nấu món canh này như một bài thuốc để thanh nhiệt, giải độc vô cùng hiệu quả trong những ngày nắng nóng, ăn uống nhiều dầu mỡ như ngày Tết.
Dân Việt sẽ hướng dẫn cách nấu món canh mướp đắng nhồi tôm thịt thanh mát mà không bị đắng theo công thức sau:
Nguyên liệu nấu canh mướp đắng nhồi tôm thịt
- Khổ qua (mướp đắng)
- Thịt nạc dăm xay nhỏ
- Tôm
Video đang HOT
- Nấm mèo
- Hành lá
- Muối
- Nước mắm
- Bột ngọt
- Tiêu xay
Canh mướp đắng nhồi tôm thịt
Cách làm canh mướp đắng nhồi tôm thịt
- Đầu tiên, khổ qua rửa sạch, cắt đôi, nạo sạch ruột, dùng tí muối chà mặt trong của khổ qua để giảm độ đắng.
- Tôm lột vỏ, bỏ gạch, chừa lại một số tôm lột còn lại đuôi để cắm vào khổ qua. Số tôm còn đuôi cắt đôi lấy phần thịt tôm đem đi giã (giã ăn sẽ ngon hơn băm).
- Sau đó trộn thịt băm, tôm giã, đầu hành, nấm mèo, cho tí nước mắm, dầu mè, bột ngọt, xíu muối vào trộn thật đều, quết như quết chả cá để tăng độ dai.
- Cho thịt trộn vào 1 nửa của khúc khổ qua, rồi cắm phần đuôi tôm vô, rồi cho thịt trộn tiếp để đầy phần khổ qua, lấy 1 tí nước mắm xoa đều trên bề mặt thịt.
- Sau khi dồn hết thì bắc 1 nồi nước lên hầm. Nhớ nêm nếm nước cho hợp khẩu vị gia đình.
- Mẹo nhỏ để đuôi tôm xoè ra là để nước thật sôi, thả phần đuôi tôm vào trước. Vậy là hoàn thành món canh khổ qua tôm thịt cho bữa cơm ngày Tết.
Tiếc nuối món cỗ độc đáo hương vị thanh tao, mát lành tốt nhất để lấy lại cân bằng cho khẩu vị ngày Tết
Ngày Tết nhà nào cũng sớm ngấy các món bánh chưng, thịt, cá và những món cỗ khác thì người Hà Nội có món cỗ độc đáo mang đến hương vị thanh tao, mát lành tốt nhất để lấy lại cân bằng cho khẩu vị của mọi người.
Sau những ngày dài của kỳ nghỉ Tết, khi người ta đã chán ngấy các món bánh chưng, thịt mỡ, canh măng và những món cỗ khác... thì cái hương vị thanh tao, mát lành từ món cỗ độc đáo của người Hà Nội là bún thang và cuốn tôm thịt là cách tốt nhất để giải ngán, lấy lại cân bằng cho khẩu vị.
Thang cuốn tôm thịt, hay còn gọi là cỗ thang cuốn là một món ăn khá phổ biến vào dịp "cỗ hóa vàng" sau Tết. Món ăn này bao gồm 2 món ăn là bún thang và cuốn tôm thịt.
Hai món ăn độc đáo ngày Tết giải ngán của người Hà Nội là bún thang và cuốn tôm thịt. Ảnh minh họa.
Bún thang tuy nhiều thành phần, nhưng mỗi thứ chỉ dùng một chút và đều được thái sợi, nước dùng ngọt và thanh.
Một bát bún thang gồm rất nhiều vị, dưới là rau răm, bún, trên cùng bày thịt gà xé, giò lụa, trứng tráng mỏng thái chỉ, ruốc tôm bông, lòng đỏ trứng muối.
Ăn bún thang với nước mắm cà cuống, củ cải dầm hoặc mắm tôm là một sự kết hợp hoàn hảo.
Có như vậy người ăn mới cảm nhận được hết tất cả những gia vị hòa quyện tạo nên một món ăn tinh tế, thanh mát và ngon.
Món ăn độc đáo giải ngán ngày Tết của người Hà Nội. Ảnh minh họa.
Cùng với món bún thang trong ngày lễ hoá vàng người Hà nội còn có thêm món cuốn tôm thịt. Món này nghe tên là vậy nhưng cũng không đơn giản nếu không có đủ các loại rau như rau diếp và các loại rau húng thơm Láng, rau mùi, rau răm thì cái hương vị của món cuốn cũng sẽ kém ngon đi phần nào...
Các khâu lựa chọn nguyên liệu, gia giảm gia vị tất cả đều phải kỹ lưỡng và cẩn trọng vì muốn món cuốn có hương vị ngon và tinh tế, thì người ta càng phải kỹ tính khi chuẩn bị và chế biến.
Riêng cuốn tôm thịt phải kén cho được thứ rau diếp lá dày, dẻo và hơi ngăm đắng, ngoài ra không thể thiếu được hành củ chần, các loại rau như đã nói ở trên, tôm đồng rang mặn, thịt ba chỉ luộc vừa tới, giò lụa, trứng tráng và bún "con bừa".
Bí quyết của món cuốn này là sự kết hợp cái bỗng rượu nếp xào với thịt băm, mật mía rồi trộn cùng lạc rang. Các thức được cuốn trong lá rau diếp rồi dùng hành chần buộc bên ngoài, về hình thức vừa đẹp mà lại có vị ngon thơm nổi bật của món cuốn.
Ngày nay hương vị của món bún thang- cuốn tôm thịt không còn giữ được nguyên gốc như các cụ ngày xưa đã tạo nên, bởi một cuộc sống xô bồ công nghiệp như ngày nay khiến nhiều người đã bỏ quên và giản tiện đi những chi tiết nhỏ mà tinh tế - điều đã làm nên sự đặc biệt và vị ngon của hai món ăn này. Thật là đáng tiếc...
Giải ngán ngày Tết với 4 món muối chua dễ ăn, dễ làm Với 4 món muối chua này, này bữa ăn của gia đình bạn sẽ không còn ngán nữa. Những món muối chua hầu như xuất hiện trong hầu hết các mâm cơm của mọi gia đình Việt, không chỉ ăn không mà còn có thể kết hợp với thực phẩm cho ra nhiều món ngon, đặc biệt là trong dịp Tết. Nếu không...