Mẹo luộc gà cúng Rằm tháng Giêng vàng ươm, mềm dai ngọt thịt
Gà cúng là một thức đồ không thể thiếu trong mỗi mâm cỗ của người Việt, đặc biệt lễ Tết và ngày rằm. Muốn làm gà cúng đơn giản mà đẹp mắt thì hãy lưu lại bí quyết dưới đây.
Nguyên liệu chuẩn bị luộc gà c
Gà trống: 1 con (khoảng 1.5 – 2 kg) mổ sẵn
Mỡ gà: 100 gram
Gia vị: Hạt nêm, đường và muối
Hành tím, ớt, nghệ tươi và bột nghệ
Nồi to
Chảo nhỏ
Dao
Chỉ thực phẩm hoặc dây lạt
Dầu ăn
Hướng dẫn cách làm gà cúng đẹp ngày Rằm tháng Giêng đơn giản nhất (Ảnh minh họa)
Cách tạo hình và luộc gà cúng ngày rằm tháng Giêng
Bước 1: Cách tạo hình gà quỳ
Video đang HOT
Dùng dao rạch nhẹ khuỷu chân gà rồi bẻ chúng hướng vào phía sau.
Lấy dây buộc chân gà lại để cố định.
Dựng đầu gà thẳng và ép 2 cánh gà về phía mình gà.
Bước 2: Luộc gà
Ảnh minh họa
Phết dầu ăn toàn bộ lòng nồi.
Lót vài củ hành tím đã bóc vỏ, sả cắt khúc và ớt dưới đáy nồi để gà không bị khét.
Cho gà vào nồi cẩn thật để tránh làm mất dáng gà.
Đổ nước vào sao cho toàn bộ gà chìm trong nước.
Nêm gia vị bao gồm: 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng đường và 1/2 muỗng cafe muối.
Đun với lửa vừa trong khoảng thời gian 20 – 30 phút.
Khi thấy nước sôi, bạn vặn lửa nhỏ và đợi thêm khoảng 5 – 7 phút.
Tắt bếp, vớt gà ra và cho ngay vào nước lạnh để da gà thêm săn, chắc.
Bước 3: Tạo màu vàng bóng cho da gà
Ảnh minh họa
Bắc 1 chảo nhỏ lên bếp và vặn lửa lớn. Khi chảo nóng, cho mỡ gà vào đảo đều cho đến khi mỡ chảy ra hoàn toàn.
Cho bột nghệ vào và tiếp tục khuấy đều tay.
Đến khi mỡ sôi thì tắt bếp và để nguội.
Bước 4: Trang trí
Ảnh minh họa
Để gà ra đĩa.
Dùng cọ phết hỗn hợp mỡ và bột nghệ lên toàn bộ mình gà.
Có thể trình bày kèm một số loại rau, ớt hoặc cà chua tỉa hoa để đĩa gà cúng thêm bắt mắt.
Vậy là hoàn thành xong gà cúng ngày rằm tháng Giêng vừa đơn giản lại bắt mắt.
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cần phải có những gì?
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng gồm có cỗ mặn cúng gia tiên và cỗ chay cúng Phật.
Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu) là ngày rằm đầu tiên trong năm mới. Ngày lễ này được người Việt quan niệm rằng, mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng luôn cần chuẩn bị tươm tất và thịnh soạn, để cầu mong một năm bình an, suôn sẻ và thuận hoà, sung túc. Cũng chính vì thế mà đời xưa đã có câu: "Giỗ Tết cả năm không bằng rằm tháng Giêng".
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng gồm có cỗ mặn cúng gia tiên và cỗ chay cúng Phật.
Với cỗ chay cúng Phật, gia chủ cần chuẩn bị hoa quả xôi chè, rau xào chay, canh rau củ hoặc canh nấm, các món đậu. Không chỉ vậy, lễ vật cúng rằm tháng Giêng còn gồm hương, hoa, đèn nến. Một điều gia chủ nên lưu tâm, đó là màu sắc của các món ăn trên mâm cỗ chay còn tượng trưng cho ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Cúng cỗ chay vào ngày rằm tháng Giêng cũng là cách tìm về sự bình yên, thanh tịnh trong tâm hồn con người.
Với mâm cỗ mặn cúng gia tiên, gia chủ cần chuẩn bị hương, hoa tươi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, một số món ăn mặn đặc trưng. Mâm cỗ này sẽ gồm 4 bát và 6 đĩa. Các món ăn truyền thống trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng gồm:
1 bát canh măng ninh xương heo
1 bát canh bóng
1 bát miến
1 bát canh mọc
1 đĩa thịt gà luộc
1 đĩa giò hoặc nem
1 đĩa nem thính hoặc giò xào
1 đĩa hành muối
1 đĩa bánh chưng
1 bát nước chấm
Mỗi món ăn trong mâm cơm cúng rằm tháng Giêng đều tượng trưng cho ước mong của người Việt ta thời xưa. Bánh chưng thể hiện cho sự sinh sôi, nảy nở; dưa hành thuộc về Dương, thịt lợn đã chế biến thuộc về Âm, đảm bảo sự hài hòa và cân bằng về Âm và Dương. Các mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, bày vẽ mà tuỳ vào tình hình kinh tế của mỗi gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, quan trọng thành tâm là được.
Tự tay làm món bánh in thơm ngon cúng Rằm tháng Giêng Bánh in nhân đậu xanh thơm ngon với lớp vỏ bánh làm từ bột nếp, lớp nhân bùi bùi béo béo là món bánh đầy ý nghĩa để cúng Rằm tháng Giêng năm 2021, mong một năm mới bình an. Bánh in là một món bánh có xuất xứ từ Huế, bánh được đúc thành khuôn mặt đáy khắc các hình chữ Thọ,...