Mẹo làm giá đỗ bằng những vật dụng tiện lợi ngay tại nhà
Cách làm giá đỗ tại nhà bằng chai nhựa, khăn, hay rổ nhựa vừa tiện lợi lại đảm bảo an toàn vệ sinh giúp bữa cơm gia đình thêm đảm bảo.
Lam gia đô băng chai nhưa
Lấy chai nhựa loại 1,5 lít rửa sạch, để ráo rồi dùng que nhọn/dao để đục lỗ quanh thân và đáy chai (mỗi lỗ cách nhau khoảng 3cm) để lưu thông không khí, tránh ứ đọng nước.
50g hạt đỗ xanh chọn những hạt nhỏ, chắc.
Pha nước sạch 3 sôi 2 lạnh rồi đổ hạt đỗ xanh vào ngâm 1 giờ. Hai tay chà xát hạt đỗ xanh một chút cho dễ nứt vỏ (nếu ngâm nước lạnh cần 4 – 8 giờ). Đủ giờ thì bỏ vào chai nhựa, đặt nằm ngang vào chỗ tối để các hạt đỗ dàn đều, chú ý (không để ánh sáng lọt vào).
Một ngày cần cho đỗ uống nước từ 2 – 3 lần (sáng – trưa – tối) bằng cách: Ngâm chai đỗ vào chậu nước khoảng 1 phút rồi nhấc lên, để chảy róc nước xong thì bỏ lại vào chỗ tối cho giá phát triển. Sau 3 – 4 ngày là ăn được, cọng giá tươi trắng, mập, đầu đỗ chưa bung hết nên ăn còn độ bùi. Dùng dao/kéo cắt đáy chai, hoặc cắt theo hình chữ L rồi dốc giá ra nhẹ nhàng để tránh bị gãy thân giá.
Làm giá đỗ bằng rổ nhựa, rổ tre
Chuẩn bị rổ nhựa/tre, khăn phủ và nồi/chậu để ủ giá.
Đỗ xanh 100g ngâm nước lạnh 6 – 8 tiếng. Nên ngâm buổi tối thì sáng ra sẽ kịp làm giá.
Cho đỗ xanh đã ngâm vào rổ, phủ khăn lên. Úp thêm cái đĩa lên trên khăn rồi bỏ cả rổ vào nồi/ chậu để ủ trong bóng tối. Mỗi ngày nhúng cả rổ vào chậu nước 5 phút (ngày 2 lần vào buổi sáng và tối), vớt ra cho dóc nước rồi để lại vào chỗ tối.
Thu hoạch giá đỗ sau 2 – 3 ngày. Dùng kéo cắt hết các lớp rễ đâm ra ngoài chiếc khăn để dễ thu hoạch và vệ sinh, chuẩn bị cho mẻ ủ mới.
Giá đỗ ủ bằng rổ nhựa hoặc rổ tre sẽ cho những mầm chắc, to và mập. Khi ủ các bạn nên để chỗ tối, sạch sẽ để có mẻ giá trắng và đẹp.
Video đang HOT
Cách làm giá đỗ bằng khăn
Đỗ xanh 100g
2 tấm khăn xô, hoặc khăn vải bông
Pha 3 phần nước ấm, 2 phần nước lạnh rồi đổ đỗ xanh vào ngâm. Sau 6 giờ thì thay nước, ngâm đủ 12 giờ thì vớt ra và hạt đỗ đã nứt thì đổ ra rổ xả nhẹ dưới vòi nước chảy kẻo mầm giá bị gãy.
Dùng khay lỗ/ rổ trải lớp khăn xuống đáy, rồi rải đều đỗ lên. Sau đó lấy khăn khác đã nhúng nước phủ lên, rồi để vào nơi thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời. Cứ 4 giờ lại dùng bình xịt để phun nước lên bề mặt khăn (không tưới tới mức đọng nước vì giá sẽ bị úng). Sau 3 ngày giá lên đều, mập và ít rễ thì thu hoạch giá.
Chú ý là chỉ dùng bình xịt tưới cho giá, và không để ra ngoài ánh nắng mặt trời kẻo giá vươn cao sẽ dài và gầy, ăn không ngon. Khăn, khay, rổ làm vệ sinh sạch để làm mẻ sau.
Chọn hộp sữa loại 1 lít. Nếu không có thì dùng hộp sữa đậu nành và các hộp sữa nhỏ cũng được. Rửa sạch, cắt 2 góc hộp sữa để lấy chỗ chắt nước.
Lấy 70g đỗ xanh ngâm nước ấm 304 giờ cho vỏ nứt.
Rửa sạch hộp sữa, cắt 2 đầu hộp sữa để lấy chỗ chắt nước.
Đỗ xanh đã ngâm đổ vào hộp, đậy nắp lại, để ở nơi thoáng mát. Mỗi ngày 2 lần nhúng hộp sữa ngập vào chậu nước 5 phút thì dốc hết nước ra, để lại vào chỗ thoáng mát. Sau 4 ngày hộp sữa căng phồng là giá đỗ đã mọc cao đầy miệng hộp thì cắt rồi dốc vỏ hộp lấy giá ra chế biến.
Giá đỗ rất giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, giàu khoáng chất, amino acid, protein. Giá được làm từ ngũ cốc và đậu, nên khi ăn giá là cách tăng hấp thụ chất dinh dưỡng, tăng giá trị dinh dưỡng có trong các loại hạt họ đậu.
Với những cách làm giá đỗ đơn giản này, các mầm giá trắng, mập mạp và ngọn giá vẫn còn hình hạt đỗ màu vàng, khi ăn sẽ rất bùi và ngọt.
Thu Chang
Tự làm giá đỗ bằng rổ, tưởng "khó nhằn" ai ngờ vài ngày sau cả nhà ăn không xuể
Cách tự làm giá đỗ tại nhà không cần chất kích thích, rất đơn giản nhưng vẫn cho ra những cây giá trắng trẻo, mập mạp!
Giá đỗ rất giàu chất dinh dưỡng, nhiều vitamin đặc biệt là vitamin C. Bên cạnh đó, nó còn chứa các khoáng chất amino acid, protein và chất có nguồn gốc thực vật (phytochemicals) bổ dưỡng cho con người. Nhưng hiện nay các mẹ thường lo ngại về tính an toàn của giá đỗ được bày bán ngoài chợ. Hôm nay chúng ta hãy cùng "xắn tay áo" tự làm giá đỗ để sử dụng trong gia đình nhé!
Nguyên liệu:
120g đỗ xanh.
Nước.
Cách làm:
- Chọn hạt đỗ xanh tròn trịa, đầy đặn để đảm bảo độ nảy mầm được tốt nhất. Không chọn đỗ xanh biến đổi gen vì chúng sẽ không nảy mầm.
- Rửa sạch đỗ xanh rồi ngâm trong nước 12 giờ.
- Sau khi ngâm đủ 12 giờ, hạt đỗ xanh sẽ nở to, vỏ có kẽ nứt chuẩn bị cho việc nảy mầm.
- Chuẩn bị loại chậu nhựa có 2 phần ghép lại với nhau, trong đó 1 phần như chiếc rổ với những lỗ nhỏ ở đáy.
- Trải một tấm khăn vào đáy rổ, đổ đỗ xanh đã ngâm lên khăn. Tưới nước ướt đẫm khăn.
- Gấp khăn lại bọc kín đỗ xanh. Trùm thêm 1 lớp vải lên trên mặt rổ để đảm bảo giá đỗ luôn ở trong bóng tối.
- Nhớ tưới nước cho giá đỗ vào buổi sáng mỗi ngày. Qua 1 đêm đã có thể thấy giá đỗ lớn lên trông thấy.
- Sang ngày thứ ba bạn phải đặt thêm 1 vật nặng lên giá đỗ để ép chặt nó lại. Càng bị ép giá đỗ sẽ càng lớn nhanh.
- Sáng ngày thứ 5 mở khăn kiểm tra giá đỗ chắc chắn bạn sẽ phải kinh ngạc. Lúc này bạn đã có giá đỗ thành phẩm để làm nguyên liệu nấu ăn rồi!
Chú ý: Nhớ tưới nước cho giá đều đặn vào mỗi sáng. Đừng để giá đỗ tiếp xúc với ánh sáng. Và nhiệt độ tốt nhất cho sự tăng trưởng của giá đỗ là 35 độ.
Theo Khampha
"Xôi lúa" - món quà sáng dành cho người ăn khoẻ! Món ăn bình dân, rẻ tiền nhưng để làm được thì mất công lắm đấy. Lại phải khéo léo, tỉ mỉ và kinh nghiệm nữa. Đỗ xanh đồ chín thì giã và nắm lại thành những nắm nhỏ rồi mới "dồn" thành nắm to như quả bưởi. Không được khô cũng không được nát. Nát thì xắt ra bị bết, khô thì bị...