Mẹo chinh phục đề thi Ngữ văn vào lớp 10 trước ‘giờ G’
Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 sẽ có mức độ phân hóa cao, đòi hỏi thí sinh cần có phương pháp xử lý từng dạng bài cụ thể để đạt được điểm tối đa.
Đó là nhận định của cô Văn Trịnh Quỳnh An – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI. Cô cũng chia sẻ tới thí sinh một số lưu ý trong quá trình ôn luyện và làm bài thi môn Ngữ văn vào lớp 10 để đạt được kết quả tốt nhất.
Cô Văn Trịnh Quỳnh An – Giáo viên môn Ngữ văn
Đề thi môn Ngữ văn vào 10 thường có cấu trúc 2 phần với 3 câu hỏi.
Phần thứ nhất là đọc – hiểu, chiếm trọng số 3 điểm, trong đó có 4 câu hỏi. Thông thường câu đầu tiên sẽ liên quan tới kiến thức của các phần Tiếng Việt như phương châm hội thoại, phép liên kết trong câu, phép liên kết trong đoạn, các thành phần biệt lập…
Bên cạnh đó là các câu hỏi liên quan đến nội dung của phần văn bản đọc – hiểu. Sau đó sẽ là các câu hỏi về biện pháp tu từ, hiệu quả của việc sử dụng biện pháp tu từ… Câu hỏi thứ 4 thông thường sẽ là những câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp, yêu cầu nêu quan điểm của bản thân về vấn đề nào đó liên quan tới nội dung đoạn văn bản đọc – hiểu.
Video đang HOT
Đây là phần giúp học sinh dễ dàng lấy điểm và có thể đạt được điểm số tuyệt đối. Do đó, hãy luôn chú ý đọc kĩ đề và thực hiện theo nguyên tắc đề hỏi gì trả lời nấy, đi trực tiếp vào vấn đề.
Một điểm thú vị ở phần đọc – hiểu trong đề thi môn Ngữ văn vào 10 là phần này có 2 văn bản chứ không chỉ có 1 văn bản. “Đây là cách ra đề rất hay, đòi hỏi các em phải có tư duy nhìn nhận, so sánh, đối chiếu để thấy được sự tương đồng hoặc khác biệt”, cô Quỳnh An nhấn mạnh.
Phần thứ hai là phần làm văn, bao gồm 2 câu: Câu nghị luận xã hội chiếm 3 điểm và câu nghị luận văn học chiếm 4 điểm. Đề thi môn Ngữ văn không đặt nặng về kiến thức trong sách giáo khoa mà luôn ra đề ở dạng mở, với những câu hỏi gần gũi, tình cảm, thú vị. Ở cả 2 câu của phần làm văn đều có từ 2 câu hỏi trở lên để thí sinh có quyền lựa chọn vấn đề nghị luận, dễ dàng thể hiện được quan điểm, suy nghĩ của mình.
Đặc biệt, trong phần nghị luận văn học thường sẽ có 2 đề, trong đó đề thứ nhất nghiêng về kiến thức văn bản và các tác phẩm mà các em đã được học trong chương trình. Đề thứ hai nghiêng nhiều hơn về kiến thức lý luận văn học. Yêu cầu lý luận ở đề thứ hai cũng không quá cao, tuy nhiên, các em vẫn cần phải có một số kiến thức lý luận văn học nhất định để xử lý dạng đề này.
Bên cạnh việc nắm chắc cấu trúc đề thi và cách làm từng dạng bài cụ thể, trong quá trình thi, học sinh cũng cần chú ý một số kỹ năng để tránh sai sót và có thể hoàn thành bài làm một cách tốt nhất.
Trước hết, các em cần đọc kĩ đề và câu hỏi để trả lời đúng trọng tâm, tránh lạc đề hoặc trả lời dài dòng, thừa ý. Tiếp đó, học sinh cũng cần phân bổ thời gian làm bài hợp lí, tránh việc quá tập trung vào một phần hoặc một ý, dẫn đến bài viết không hoàn chỉnh, hoặc một số phần viết sơ sài, thiếu kết bài…
Kĩ năng "xử gọn" bài nghị luận xã hội, nghị luận văn học trong đề thi Văn vào lớp 10
Phải có dẫn chứng thực tế khi làm bài văn nghị luận xã hội, nắm chắc các tác phẩm nghị luận văn học và phân biệt được các dạng đề... là một số lưu ý quan trọng giúp các em làm tốt đề thi vào lớp 10 môn Văn.
Cô Văn Trịnh Quỳnh An, giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI đưa ra một số lưu ý kĩ năng giúp học sinh dễ dàng chinh phục được các dạng bài nghị luận xã hội, nghị luận văn học trong đề thi vào lớp 10 môn Văn.
Ảnh minh họa
Nghị luận xã hội: Chỉ rõ vấn đề cần nghị luận
Trong đề thi Văn vào lớp 10 ở phần Nghị luận xã hội, đề bài thường yêu cầu học sinh chọn 1 trong 3 quan điểm. Do đó, ngay ở phần mở bài, các em phải chỉ rõ vấn đề nghị luận để người chấm bài dễ dàng biết được vấn đề mà các em lựa chọn. Sau đó, học sinh sẽ dễ dàng triển khai ở phần thân bài hơn.
Nếu đảm bảo được hình thức của 1 bài văn nghị luận xã hội, học sinh đã được 0,25 điểm: Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài phải khẳng định lại được vấn đề.
Một trong những phương pháp để học sinh có thể làm được bài tốt hơn, đó là hãy chia đoạn ở phần thân bài. Phần thân bài sẽ triển khai các ý bao gồm: giải thích, bàn luận, mở rộng, nêu bài học. Mỗi phần này các em hãy chia ra 1 đoạn để ý của mình được rõ ràng và sáng sủa hơn. Những bài văn trình bày rõ ràng, sáng ý luôn chiếm được nhiều cảm tình của người chấm điểm.
Yêu cầu quan trọng khi làm bài nghị luận xã hội là phải có dẫn chứng thực tế. Học sinh có thể lấy dẫn chứng từ những trường hợp là con người, hoạt động, tổ chức, phong trào cụ thể hoặc dùng lập luận của mình để tạo ra một dẫn chứng. Tuy nhiên, các em thường mắc phải lỗi, đó là lấy dẫn chứng không đúng cho yêu cầu cần nghị luận, hoặc lấy những dẫn chứng không tiêu biểu.
Nghị luận văn học: Phân biệt dạng đề liên hệ và thể hiện cảm nhận
Trong bài thi Văn vào lớp 10 ở phần nghị luận văn học, học sinh cần nắm chắc tác phẩm. Đề thi sẽ không yêu cầu các em phải phân tích quá sâu sắc hay thể hiện những kiến giải của bản thân. Yêu cầu đơn giản là cần biết viết 1 bài văn nghị luận về tác phẩm văn học (đoạn văn, đoạn thơ, nhân vật). Đây là kiểu bài đơn giản, tuy nhiên học sinh phải nắm được cách làm cơ bản: mở bài giới thiệu vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết luận tổng kết vấn đề. Khi triển khai vấn đề, hãy nhớ phải luôn bám sát đề.
Bên cạnh đó, học sinh cũng cần phải phân biệt dạng đề liên hệ hoặc dạng đề thể hiện cảm nhận về 2 tác phẩm. Với dạng đề liên hệ, học sinh thường mắc phải lỗi sai là phân tích luôn cả tác phẩm liên hệ. Đây là thao tác dư thừa. Khi liên hệ, các em chỉ cần tìm ra được điểm tương đồng với văn bản có sẵn. Còn ở dạng đề thể hiện cảm nhận về 2 tác phẩm, các em phải phân tích cả 2 tác phẩm thông qua việc làm rõ các yếu tố nghệ thuật.
VD: Dạng đề liên hệ thực tế ở đề thi năm 2019: "Cảm nhận của em về tình cảm mà người cha dành cho con trong tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Từ đó liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc với một tác phẩm khác cũng viết về đề tài gia đình để thấy được sức mạnh của tình cảm gia đình".
Học sinh hãy chú ý cụm từ "để thấy được sức mạnh gia đình". Như vậy, chỉ cần qua tác phẩm mà các em liên hệ để thấy được sức mạnh của tình cảm gia đình. Chẳng hạn, học sinh có thể liên hệ tác phẩm Bếp lửa, vì bài thơ này cũng có chủ đề về gia đình (tình bà cháu). Theo đó, cần phân tích được tình bà cháu thiêng liêng đã soi bước cháu trong cuộc đời, thắp lên trong cháu những ngọn lửa yêu quê hương, yêu đất nước... Đó chính là sức mạnh của tình cảm gia đình.
Dạng đề thể hiện cảm nhận, ví dụ: Cảm nhận về ước muốn của 2 nhà thơ Thanh Hải và Viễn Phương qua 2 đoạn thơ sau: "Ta làm con chim hót/ Ta làm một cành hoa/ Ta nhập vào hòa ca/ Một nốt trầm xao xuyến" (Thanh Hải) và "Mai về miền Nam thương trào nước mắt/ Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác/ Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây/ Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này" (Viễn Phương). Với dạng đề này, học sinh cần chỉ ra được ước muốn của nhà thơ Thanh Hải và nhà thơ Viễn Phương thông qua việc làm rõ các yếu tố nghệ thuật trong đoạn thơ, đoạn văn mà các em được yêu cầu.
Cách làm bài văn nghị luận về đạo lý trong đề thi vào 10 Nghị luận về tư tưởng đạo lí là một dạng tiêu biểu của phần nghị luận xã hội, chiếm từ 2 đến 3 điểm trong đề thi Ngữ văn vào 10. Ảnh minh họa Nhằm giúp học sinh lớp 9 chuẩn bị thi vào 10 ghi điểm trọn vẹn câu nghị luận về một tư tưởng đạo lí, thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo...