Meitu đầu tư 90 triệu USD mua Bitcoin và Ethereum
Công ty Trung Quốc nổi tiếng với ứng dụng chụp ảnh Meitu thông báo mua thêm lượng lớn Ethereum và Bitcoin, nâng lượng tiền kỹ thuật số nắm giữ lên 90 triệu USD.
Meitu là công ty công nghệ tiếp theo tham gia vào cuộc chơi tiền điện tử trong bối cảnh giá trị của các loại tài sản kỹ thuật số tiếp tục tăng mạnh. Kể từ khi Covid-19 bùng phát, giá trị của riêng đồng Bitcoin đã tăng hơn 1.000%. Hiện nó được giao dịch trong khoảng 57.000 USD/Bitcoin.
Trước “cơn sốt” tiền điện tử, Meitu đầu tháng 3 đã mua 22 triệu USD Ethereum và 17,9 triệu USD Bitcoin. Nay công ty mua thêm 28,4 triệu USD Ethereum và 21,6 triệu USD Bitcoin, tương đương 16.000 Ethereum và 386 Bitcoin.
Meitu là một trong những ứng dụng chỉnh ảnh thịnh hành nhất ở Trung Quốc. Ảnh: Sohu.
Meitu tuyên bố: “Blockchain có khả năng biến đổi ngành tài chính và công nghệ hiện tại, tương tự cách Internet di động đã làm thay đổi Internet PC và nhiều ngành công nghiệp khác. Hội đồng quản trị tin rằng tiền điện tử có nhiều dư địa để tăng giá trị. Bằng cách phân bổ một phần ngân sách đầu tư tiền điện tử, công ty có thể đa dạng hóa việc nắm giữ tiền mặt trong quản lý ngân quỹ trong bối cảnh tiền mặt đang bị mất giá do các ngân hàng trung ương trên toàn cầu gia tăng nguồn cung”.
Tuy nhiên, công ty cũng thừa nhận Bitcoin và Ethereum có xu hướng biến động giá. Thông báo viết: “Bất chấp triển vọng dài hạn, giá tiền điện tử nói chung vẫn biến động mạnh, do đó, Hội đồng quản trị đã quyết định đầu tư vào hai loại tiền điện tử lớn nhất theo vốn hóa thị trường, Ether và Bitcoin. Hội đồng quản trị tin rằng nó sẽ nâng cao giá trị cổ đông trong dài hạn”.
Meitu, được thành lập năm 2008, là công ty có thương vụ IPO giá trị nhất từng được niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong năm 2016. Tính đến 2018, ứng dụng Meitu thu hút 455 triệu người dùng với hơn 6 tỷ bức ảnh được đăng mỗi tháng.
Trước Meitu, công ty phần mềm đám mây MicroStrategy là hãng công nghệ đầu tiên công khai ủng hộ và đầu tư lớn vào đồng tiền kỹ thuật số này. CEO của MicroStrategy, ông Michael Saylor nhìn nhận Bitcoin là điều kỳ diệu của “vàng kỹ thuật số” bất chấp những cảnh báo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và tình trạng nền kinh tế vẫn chưa phục hồi. Công ty này hiện nắm giữ hơn 5 tỷ USD Bitcoin.
Tiếp đó, vào tháng 10/2020, công ty thanh toán Square cũng đặt cược 50 triệu USD vào loại tiền điện tử phổ biến nhất thế giới – Bitcoin. Đầu năm nay, Square tiếp tục đầu tư thêm 170 triệu USD vào đồng tiền này.
Công ty xe điện Tesla của tỷ phú Elon Musk vào tháng 2/2021 cũng hoàn tất giao dịch mua lượng Bitcoin trị giá 1,5 tỷ USD. Điều này được cho là nguyên nhân dẫn đến thị trường Bitcoin tăng vọt giá trị những tuần sau đó.
Video đang HOT
Bitcoin càng thành công, thế giới càng thất bại
Đến nay, giá trị của Bitcoin vẫn dựa vào niềm tin của các nhà đầu tư. Theo nhiều chuyên gia, việc đưa Bitcoin vào giao dịch hàng ngày sẽ khiến thế giới bị chia rẽ sâu sắc.
Theo Coinmarketcap , sau khoảng thời gian hạ nhiệt từ cuối tháng 2, tối ngày 13/3 (theo giờ Việt Nam), giá Bitcoin đã lập đỉnh lịch sử, chạm mốc 60.000 USD/BTC và tiếp tục tăng.
Kể từ năm 2020, giá Bitcoin đến nay đã tăng hơn 400%. Vốn hoá của đồng tiền điện tử có lúc vượt qua con số 1.100 tỷ USD. Khối lượng giao dịch của Bitcoin đạt hơn 62 triệu USD, tăng gần 14%. Tương tự Bitcoin, giá trị của hàng loạt đồng tiền điện tử khác như Ethereum, Binance coin, Litecoin cũng chứng kiến đà tăng trưởng mạnh.
Tuy nhiên, Bitcoin vẫn đang là đồng tiền sống nhờ niềm tin của các nhà đầu tư. Để tương xứng với mức định giá khổng lồ hiện nay, tiền điện tử phải cung cấp một số dịch vụ áp dụng nhất định vào cuộc sống. Nếu không, việc nắm giữ Bitcoin không đem lại bất cứ ý nghĩa gì cho giới đầu tư.
Bitcoin đang khác xa với tầm nhìn ban đầu
Theo ý tưởng Satoshi Nakamoto, Bitcoin là một giải pháp thay thế phi biên giới và phi tập trung cho các loại tiền pháp định chịu sự kiểm soát của chính phủ và các ngân hàng trung ương.
Tuy nhiên, trải qua một thập kỷ, tầm nhìn ban đầu của Nakamoto đã bị thay đổi. Sự phi tập trung nhường chỗ cho tập trung hóa. Quyền kiểm soát Bitcoin giờ đây rơi vào tay các cá voi và những nhà đầu tư nắm giữ lượng lớn đơn vị tiền điện tử.
Bitcoin đang bị chi phối theo nhiều cách khác nhau.
Cơn sốt Bitcoin đã biến một số công ty, điển hình như Bitmain, trở thành gã khổng lồ độc quyền ngành khai thác tiền điện tử. Hiện nay, nhà sản xuất máy đào Bitcoin đến từ Trung Quốc nắm giữ 75% thị trường thiết bị khai thác tiền điện tử.
Với hơn 1.500 loại tiền điện tử được tạo ra, khái niệm blockchain đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc. Thậm chí, blockchain được quảng cáo như một giải pháp tháo gỡ các vấn đề phức tạp. Bên cạnh đó, tài sản điện tử (NFT) cũng đang trở thành danh mục đầu tư yêu thích trong giới đam mê tiền điện tử.
Thành công của Bitcoin là cái kết của thế giới
Đối với phần lớn nhà đầu tư, thành công của Bitcoin chính là sự tăng trưởng kỷ lục. Nhưng nếu chỉ có vậy, Bitcoin sẽ vẫn được coi là cơn sốt bong bóng sẵn sàng vỡ bất cứ lúc nào. Ngoài việc mong đợi giá Bitcoin tiếp tục tăng, những nhà đầu tư vẫn còn khá mơ hồ về sự thành công của đồng tiền điện tử giá trị nhất thế giới.
Nếu muốn thành công, Bitcoin phải được sử dụng trong các giao dịch thương mại như cách Tesla đang làm. Đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá một đồng tiền điện tử. Nếu không thể trao đổi trực tiếp thành hàng hóa thực, tiền điện tử sẽ vẫn nằm ngoài các logic kinh tế học cơ bản.
Bitcoin khó thay thế tiền pháp định và được sử dụng rộng rãi.
Nói cách khác, giá trị của Bitcoin chỉ được chứng minh khi chúng có cơ hội thay thế những đồng tiền pháp định như dollar hay euro.
Nhưng, điều gì xảy ra khi Bitcoin trở thành tiền pháp định, điều gì xảy ra với những người nắm giữ hoặc không nắm giữ Bitcoin?
Theo VoxEU , cổng thông tin của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách có trụ sở tại Mỹ, cộng đồng sở hữu Bitcoin sẽ trở thành những "vị vua" và "hoàng đế" mới. Theo nghĩa đen, họ là người nắm giữ hầu hết nguồn tiền của thế giới và có thể mua bất cứ thứ gì họ muốn.
Tuy nhiên, sẽ không có nhiều người như vậy. Sự bất bình đẳng mạnh mẽ là cái giá phải trả cho sự thành công của Bitcoin. Không giống những tỷ phú tạo ra sự giàu có bằng giá trị thực như Jeff Bezos hay Elon Musk, giới quý tộc Bitcoin mới nổi kiếm tiền chỉ bằng cách tham gia từ sớm. Về cơ bản, họ không đóng góp giá trị gì cho xã hội.
Khi Bitcoin dần thay thế tiền pháp định, mức độ bất bình đẳng cực đoan sẽ thúc đẩy sự phân chia xã hội, gây ra bất ổn chính trị và khiến thế giới tồi tệ hơn. Những người nắm giữ tiền pháp định sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Càng chiếm ưu thế, cộng đồng càng muốn nắm giữ Bitcoin nhiều hơn tiền pháp định. Qua đó, ai ai cũng muốn thanh toán bằng Bitcoin, tiết kiệm bằng Bitcoin.
Theo Tiến sĩ kinh tế học Jon Danielsson, Giám đốc Trung tâm Rủi ro Hệ thống tại Đại học Kinh tế London, việc Bitcoin sống chung cùng tiền pháp định và giữ thế cân bằng là bất hợp lý. Cho đến cuối "cuộc chiến", Bitcoin sẽ thay thế hoàn toàn tiền pháp định và hoàn tất lời tiên tri của một số nhà đầu tư.
Sự thành công của Bitcoin là không khả thi
Có một mâu thuẫn trong kịch bản này. Sự biến động bất thường của Bitcoin đang ngăn cản nó trở thành đơn vị tiền mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Ai lại muốn số tiền đang nắm giữ trong tay tăng giảm, lên xuống liên tục?
Sự mâu thuẫn này có thể là câu trả lời cho việc tại sao Bitcoin không thể thành công. Thành công có nghĩa Bitcoin phải được sử dụng trong các giao dịch. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi Bitcoin phải trở thành một đơn vị tài khoản, đồng nghĩa việc sức mua Bitcoin phải giữ được sự ổn định.
Đáng nói, Bitcoin càng thành công, các hậu quả tiêu cực và mâu thuẫn nội bộ càng trở nên rõ ràng hơn. Do đó, Bitcoin và hàng loạt đồng tiền điện tử khác hoàn toàn có khả năng bị loại khỏi cuộc chơi thay thế tiền pháp định. Vào thời điểm đó, giá Bitcoin sẽ quay đầu về 0.
Bitcoin vẫn đang là đồng tiền thành công nhờ niềm tin của giới đầu tư. Ảnh: Acquisition International.
Thập kỷ tiếp theo có vai trò chứng minh sự quan trọng của Bitcoin. Hiện tại, tiền điện tử đang sẵn sàng trở thành kho lưu trữ đầy giá trị và một phương tiện giao dịch hàng ngày. Nhiều nhà đầu tư, tổ chức hay doanh nghiệp háo hức tham gia và kiếm lợi nhuận thông qua sự biến động giá.
Tuy nhiên, để tiếp nối sự phát triển, Bitcoin sẽ cần khắc phục hàng loạt vấn đề về bảo mật.
"Có thể cho rằng thất bại lớn nhất của Bitcoin và các loại tiền điện tử khác trong quá khứ chính là vấn đề bảo mật. Chúng tôi kỳ vọng trong 10 năm tới, Bitcoin sẽ trở thành xu hướng chủ đạo và có danh tiếng khác biệt", Chakib Bouda, Giám đốc công nghệ tại công ty thanh toán Rambus, cho biết.
Bên cạnh đó, để được coi là một hình thức thanh toán hay tài sản đầu tư khả thi, chuỗi khối của Bitcoin cần xử lý hàng triệu giao dịch trong khoảng thời gian ngắn. Một số công nghệ mới, điển hình như Lightning Network, hứa hẹn sẽ mở rộng quy mô hoạt động của đồng tiền điện tử.
"Giá Bitcoin có thể trở về 0. Tuy nhiên, đồng tiền này có khả năng trở thành cốt lõi của kiến trúc hệ thống tiền tệ mới", Kjell Inge Rokke trả lời Bloomberg . Cũng theo các nhà phân tích của Citigroup, Bitcoin hoàn toàn có thể đóng vai trò lớn hơn trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, trái với những quan điểm tích cực này, tỷ phú Bill Gates tin rằng mọi người không nên đầu tư vào Bitcoin nếu không giàu bằng Elon Musk. Ngoài ra, tỷ phú Warren Buffett và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng nhiều lần bày tỏ thái độ không ủng hộ Bitcoin.
Chuyên gia chỉ ra lý do cho thấy việc "đào coin" bằng card đồ họa sẽ sớm trở nên lỗi thời Những thay đổi sắp tới đối với hệ sinh thái Ethereum có thể sẽ khiến nhu cầu về GPU của dân đào tiền điện tử giảm xuống Một nghiên cứu vừa được thực hiện mới đây cho thấy sự 'lên ngôi' của việc khai thác tiền điện tử đã góp phần thúc đẩy doanh số bán card đồ họa (GPU) vào quý 4...