Mẹ Việt ở Bỉ tiết lộ bất ngờ về môn học bắt buộc trong chương trình lớp 1 của con
Khi danh sách các vấn đề không tích cực của giáo dục Việt Nam cứ dài thêm ra, từ cấp mầm non đến đại học, từ những vấn đề xảy ra trong trường cũng như ngoài trường thì từ Bỉ, một nước Tây Âu cách Việt Nam gần 9.000km, một bà mẹ Việt đã chia sẻ về việc học tập của con trẻ xứ này như một kênh tham khảo cho phụ huynh và các nhà làm giáo dục trong nước.
Sự khác biệt và những điều thú vị về việc học hành được Nhà thơ Như Quỳnh de Prelle, từng là nhà sản xuất, viết kịch bản và là một bà mẹ của hai con nhỏ, bé lớn học lớp 1 và bé nhỏ đang học mầm non tại Brussels, Vương quốc Bỉ chia sẻ với độc giả Báo điện tử Tổ Quốc.
Như Quỳnh de Prelle hiện đang sinh sống và làm việc tại Vương quốc Bỉ
- Xin chào Như Quỳnh de Prelle, vậy là chị đã sang “ở hẳn” bên đó 7 năm rồi nhỉ. Trò chuyện với chị được biết nhóc lớn nhà chị đang học lớp 1, năm nay sẽ lên lớp 2, cậu bé cũng ‘mê thơ’ giống mẹ. Ở lớp bé thể hiện sở thích, năng khiếu của mình như thế nào?
Con trai lớn của tôi, đang sắp học xong lớp 1, bé thích sách từ nhỏ vì chúng tôi sống trong sách vở và nghệ thuật. Bé thích thơ một phần là vì mẹ làm thơ, mẹ đi đọc thơ và trong nhà có nhiều thơ… Việc học trên lớp của con trai cũng có giờ về thi ca. Mỗi giờ học về thơ có các tiêu chí đánh giá như học thuộc bằng trái tim hay còn gọi là thuộc lòng như ở nhà, đọc đúng nhịp, đúng cách, không quá to, không quá nhỏ, nhớ tên tiêu đề, tác giả… Thêm nữa, các bạn ấy được học tác phẩm khá sớm để tập đọc, và trắc nghiệm đúng sai.
Ở đây, các bạn nhỏ đi học được bình đẳng như nhau, kể cả các bạn yếu thế, khuyết tật hay tự kỷ… họ được học chung một lớp hồi cấp 1, đến cấp 2 có thể tách ra theo các trường hợp đặc biệt. Bé nhà tôi là một đứa trẻ bình thường như bao bạn khác, thích vui chơi, ham học và biết cần cố gắng trong việc học.
Hai bạn nhỏ nhà tôi chơi được với các bạn khác lứa tuổi, bé hơn hoặc lớn hơn… và bất cứ ở đâu ngoài trường học, các bạn đều gọi tên và yêu mến… Chúng tôi hay hỏi các con chơi thân với ai, thì mời bạn đến nhà chơi cùng để hiểu những nhu cầu giao tiếp của trẻ… Chúng tôi thường bất ngờ khi họp phụ huynh với cô giáo chủ nhiệm, chứ kết quả thường xuyên dù điểm tuyệt đối cũng chỉ là cơ sở để chúng tôi và bạn nhỏ luôn đồng hành cùng nhau, chia sẻ làm sao duy trì được điều đó, cố gắng. Có gì sai sót thì sửa lại, làm cho đúng chứ không có sự tuyệt đối nào hoàn toàn từ đầu cả.
“Học sinh ở Bỉ không có kết quả đồng đều xuất sắc như toàn lớp được 9 và 10 mà khả năng của các em ra sao thì nó hiện ra chính xác như thế… tôi tin ở những kết quả thực chất ấy để nhìn thấy hành trình học tập của các bạn nhỏ một cách rõ ràng.”
Như Quỳnh de Prelle
- Thời điểm này chắc các trường cũng đã kết thúc năm học, chị thấy chương trình lớp 1 ở bên đó như thế nào?
Chương trình lớp 1 ở đây khá là thú vị, con trai tôi được học tiếng Pháp với các kỹ năng quan trọng nhất, trước tiên là biết đọc như ngữ pháp, học chữ, cách phát âm… tập viết ở lớp 1 chưa phải là vấn đề số một, bé biết viết tên mình đầu tiên, viết các thông tin trong sổ liên lạc với gia đình và nhà trường… có tập học viết nhưng đơn giản như chữ cái, các từ vựng… cuối kỳ như lúc này thì có bắt đầu tập viết chữ, câu ngắn… việc tập viết sẽ yêu cầu cao hơn trong chương trình lớp 2. Tuy nhiên, ở nhà chúng tôi luôn dành thời gian để bé có thói quen ý thức việc đọc sách, tập viết theo các chương trình của Bỉ, Pháp và một số phương pháp hoàn toàn khác…
Video đang HOT
Ngoài ra, lớp 1 học toán, học triết học và tôn giáo, giáo dục công dân là những môn học tự chọn, thể dục thể thao, bơi lội là những môn bắt buộc. Học sinh ở Bỉ có nhiều hoạt động kỹ năng về thủ công và các môn nghệ thuật như hội hoạ… Vẽ là môn học đầu tiên trước cả học chữ từ thời mẫu giáo. Trong các dịp lễ hội, học sinh ở đây luôn làm các quà tặng bằng tay như một môn học. Như ngày lễ của mẹ vừa rồi các bạn đã chế tạo kem tay bio để tặng mẹ. Vô cùng bất ngờ và sáng tạo.
Mỗi tuần, học sinh sẽ mang các bài kiểm tra về cho bố mẹ được biết kết quả và học bài vào cuối tuần. Bạn nhỏ nhà tôi luôn hào hứng với việc chia sẻ cùng bố mẹ và trao đổi. Có lỗi nào bố mẹ học cùng con sẽ sửa.
Chúng tôi luôn duy trì việc học cùng con mỗi ngày, cuối tuần, dù việc này giáo viên không bắt buộc, có khi giáo viên còn nhắc là học sinh học 8h ở trường rồi, về nhà nên ưu tiên cho chơi và học các môn ngoại khoá như thể thao, âm nhạc… Trẻ em ở đây tham gia khá nhiều thời gian ngoại khoá để tăng cường sức khoẻ và năng khiếu. Có những bạn duy trì 10 năm học đàn hay 10 năm chơi một môn thể thao ở các học viện… cho đến khi trưởng thành. Điều này sẽ rất có lợi cho trẻ là nếu trẻ có năng khiếu, sau này họ sẽ theo tài năng của mình như một công việc đã được đào tạo lâu dài.
Các giờ học ngoại khoá của nhà trường như bảo tàng, đi xem xiếc, tham gia các chương trình bên ngoài nhà trường luôn có trong chương trình của các bạn nhỏ. Các chương trình lễ hội như biểu diễn nghệ thuật ai cũng được tham gia như nhau chứ không phải ai có năng khiếu mới tham gia, và ai cũng có cơ hội trình diễn, bình đẳng. Tôi vô cùng thích thú các chương trình nghệ thuật do các bạn nhỏ tự trình diễn và sáng tạo.
Đọc sách cùng bà luôn là một trải nghiệm thú vị của các bé
- Theo chương trình học ở Bỉ, để học xong lớp 1, yêu cầu đối với học sinh là gì Như Quỳnh nhỉ?
Học xong lớp 1, chúng tôi có tầm 2-3 lần họp phụ huynh, họp phụ huynh ở đây là họp riêng từng em, cô giáo sẽ gửi lịch hẹn và các gia đình chọn thời gian phù hợp để thu xếp. Mỗi lần là một tổng kết rất chi tiết của giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh, trong đó kèm theo các bảng đánh giá chi tiết như các kỹ năng đọc, trong kỹ năng đọc có các chi tiết khác nhỏ hơn như phát âm chính xác, từ vựng, nhận biết mặt chữ… có những môn học còn tiếp tục đánh giá họ sẽ ghi chú còn tiếp tục theo dõi… và luôn có một quy trình rất rõ về sự tiến bộ của học sinh. Biết đọc là kỹ năng quan trọng nhất của lớp 1.
“Biết đọc là kỹ năng quan trọng nhất của lớp 1. Thể dục thể thao và bơi lội là các môn học bắt buộc.”
Như Quỳnh de Prelle
Hay như môn toán, học trong phạm vi cộng trừ 20, dù có thể đếm đến hàng trăm, nhưng toán học không đơn giản là cộng trừ hay chữ số, các bạn nhỏ được học nhiều về logich, tư duy, khả năng nhận thức hình khối, không gian, màu sắc… môn học nào cũng thế, kết hợp rất nhiều thao tác trong 1.
Từ lớp 1 các bạn tự quản lý bản thân cũng như sự tự lập, quản lý tài liệu, giấy tờ văn bản giữa nhà trường và phụ huynh, tính tổ chức. Giáo dục sớm là điều tôi nhận thấy khá rõ trong hệ thống nhà trường từ mẫu giáo ở đây. Thực hiện tốt các nội quy của nhà trường và phát triển bản thân cũng như các mối quan hệ giao tiếp… là các yêu cầu đối với các học sinh ở đây.
Tự lập và tôn trọng bản thân, tôn trọng các bạn và chia sẻ… là các giá trị cũng như kỹ năng mà các bạn học sinh ở đây được dạy và nhắc lại. Sống chung với người khác là triết lý giáo dục của Bỉ ở thời điểm này tại các trường học.
Ngoài ra, các bạn nhỏ luôn tự lập trong cuộc sống như tự chuẩn bị quần áo, dọn dẹp phòng riêng, thích làm bếp cùng mẹ như làm bánh, chuẩn bị nấu ăn, thích làm vườn… luôn ý thức về thời gian để thực hiện theo đúng tiến độ… Trẻ em ở đây, không gắn liền với điện thoại hay ipad mà gắn liền với sách và thiên nhiên. Các bạn nhỏ nhà tôi, ngoài thời gian quy định xem tivi một ngày 15-30 phút ra là các phim hoạt hình và phim trẻ em, thì đa phần thời gian chính là đọc sách, xem sách và vẽ, chơi cùng nhau như đóng kịch, các trò chơi phù hợp lứa tuổi như cờ vua, cờ tướng… Các bạn nhỏ đặc biệt thích thú vui chơi cùng ông bà, anh chị em họ.
- Trải qua một năm đồng hành cùng bé, chị có thấy bé từng phải chịu áp lực gì về học tập hay không?
Mặc dù là cháu nhà tôi bé tuổi nhất lớp nhưng học hành say mê và ham học, thích đi học, thích đến trường. Trước khi vào lớp 1 như các bạn đúng tuổi, bạn ấy trải qua một thời gian để test tâm lý cũng như một vài kỹ năng nhận biết về hình khối, chữ và số… Tôi tìm hiểu sách giáo khoa và chương trình ở đây khá là kỹ lưỡng nên từ lúc học mẫu giáo các bạn đã tự tham gia và hoàn thành các chương trình cùng bố mẹ khi ở nhà.
Từ lúc 5 tuổi, tôi cùng con bắt đầu những nét chữ đầu tiên một cách thoải mái và tự do, chúng tôi không gây áp lực cho trẻ con trong việc học nhưng duy trì thói quen, hay tạo ý thức thức say mê học tập là câu chuyện mà chúng tôi luôn quan tâm, trao đổi với nhau… Sự uyển chuyển linh động của bố mẹ là việc mà chúng tôi làm được, có lúc nghiêm khắc có lúc tự do thoải mái… Chúng tôi không rập khuôn và định kiến các nguyên tắc với các bạn nhỏ, nhất là việc học. Kết quả học lớp 1 của bạn nhỏ rất xuất sắc, cô giáo rất tự hào và có phần ngạc nhiên vì tôi là một bà mẹ châu Á, lại là nhà thơ.
* Xin cảm ơn Như Quỳnh de Prelle!
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Khánh Vân
Theo toquoc
Đại biểu Quốc hội: 'Bộ GD&ĐT chưa thấy hết hệ quả tệ hại của gian lận thi cử 2018'
Chỉ khi nào xử lý triệt để được vụ gian lận thi cử này mới lấy lại được niềm tin của người dân, để người dân tin rằng đất nước này vẫn còn có pháp luật.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đánh giá, trong bức tranh toàn cảnh về kinh tế, xã hội của đất nước, giáo dục vẫn bị coi là một "khoảng tối".
"Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ GD&ĐT cứ loay hoay với những vấn đề ít đem lại kết quả đạt được mục tiêu đề ra. Cải tiến nối tiếp cải tiến, nhưng khi chưa có kết quả gì rõ ràng thì tiêu cực, sai phạm lại nảy sinh. Nhiều cử tri phàn nàn về chất lượng giáo dục, bệnh thành tích, tiêu cực trong giáo dục. Người dân không những không yên tâm mà còn mất niềm tin về giáo dục.
Thử hỏi, nền giáo dục đi về đâu khi tiêu cực nặng nề, cộng thêm thị trường văn bản giả rất sôi động?', đại biểu Cương nói.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương.
"Quay lại sai phạm kỳ thi 2018, dám chắc Bộ GD&ĐT chưa thấy hết hệ quả tệ hại của sai phạm đó. Nó khiến xã hội mất niềm tin vào nền giáo dục nước nhà. Là người tổ chức kỳ thi do chính mình xây dựng và thực hiện, Bộ không kiểm soát được tình hình.
Ngay cả sai phạm khi xảy ra cũng không phải do Bộ phát hiện được, mà do một nhóm thầy giáo ở Hà Nội phát hiện, tố giác, rồi Bộ mới vào cuộc.
Đáng nói hơn, khi làm rõ sai phạm, trong việc công khai danh tính phụ huynh và học sinh, Bộ cũng không có chính kiến rõ ràng, lấy lý do nào là nhạy cảm, nhân văn. Nhưng xin thưa, mất mát lớn nhất của vụ việc này là mất đạo đức xã hội.
Chỉ khi nào xử lý triệt để được vụ việc này mới lấy lại được niềm tin của người dân, để người dân tin rằng đất nước này vẫn còn có pháp luật. Bộ đang rất nỗ lực để cải tiến kỳ thi 2019 nghiêm túc, ai dám bảo đảm sai phạm đó không xảy ra nữa!", đại biểu Cương gay gắt.
Cùng suy nghĩ, theo đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, câu hỏi lớn nhất mà cử tri đặt ra cho ngành giáo dục là ai chịu trách nhiệm cho những vụ gian lận thi cử rúng động cả nước năm 2018.
"Không thể nói hoàn toàn là lỗi địa phương được vì nhiều nơi cùng phát hiện ra sai phạm. Mỗi năm một lần, Bộ thay đổi cách thức thi THPT, tốt nghiệp THPT, nhưng càng cải cách lại càng kém hơn. 3 năm vừa qua, Bộ không có biện pháp ngăn chặn, phần mềm chấm tự luận quá lỏng lẻo...
Bộ không đánh giá về kết quả thi hàng năm của các tỉnh, thành phố. Nếu phân tích kết quả, không thể không đặt câu hỏi khi nhiều tỉnh miền núi, tỷ lệ điểm khá giỏi nhiều hơn cả Hà Nội, TP.HCM.
Nếu phúc tra cả nước, tôi tin còn phát hiện ra rất nhiều sai phạm trong kỳ thi vừa qua. Đây là lỗi hệ thống, lỗi quy trình, rất cần người chịu trách nhiệm trước nhân dân", đại biểu Hiếu nói.
Theo vị đại biểu này, phương pháp của Bộ Giáo dục hiện giờ chưa đúng. Đúng làm sao được khi một lớp học gần 100% học sinh đạt loại giỏi.
Trước mắt, chúng ta cần đưa ra nguyên tắc giáo dục. Đó là một nền giáo dục không nói dối, không chấp nhận nói dối ngay từ những năm đầu tiên các con cắp sách đến trường", đại biểu Hiếu nêu quan điểm.
Theo VTC
Đại biểu Quốc hội: 'Ngành giáo dục càng cải cách lại càng kém đi' Nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ sự lo ngại khi những cải cách trong giáo dục chưa đạt hiệu quả cao, nhiều người dân mất niềm tin vào hệ thống giáo dục hiện nay. Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. (Ảnh minh họa: Vietnamplus) Tại buổi thảo luận ở...